Bật Mí 4 Cách Trị đổ Mồ Hôi Mặt Hiệu Quả - YouMed
Nội dung bài viết
- Khái quát về tình trạng đổ mồ hôi ở mặt
- Nguyên nhân đổ mồ hôi mặt
- Cách trị đổ mồ hôi mặt
- Một số lưu ý khi thực hiện những cách trị đổ mồ hôi mặt
Đổ mồ hôi mặt ngay cả khi thời tiết mát mẻ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là khi phải giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp. Khi xác định được nguyên nhân bạn có thể dễ dàng chữa khỏi chứng đổ mồ hôi khó chịu này. Vậy nguyên nhân đổ mồ hôi mặt là gì? Cách trị đổ mồ hôi mặt hiệu quả là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô.
Khái quát về tình trạng đổ mồ hôi ở mặt
Trong cơ thể có rất nhiều tuyến mồ hôi và được phân bố ở khắp mọi nơi. Trong đó, có một lượng tuyến mồ hôi tập trung nhiều ở vùng đầu mặt. Tuyến mồ hôi có vai trò bài tiết mồ hôi để điều chỉnh thân nhiệt. Khi cơ thể nóng lên, não sẽ truyền tín hiệu kích thích bài tiết mồ hôi qua da. Mồ hôi được bài tiết sẽ bốc hơi và làm mát da.
Khi cơ thể có bất thường trong việc bài tiết mồ hôi gây đổ mồ hôi nhiều thì tình trạng này gọi là chứng tăng tiết mồ hôi. Nếu đổ mồ hôi ở mặt quá nhiều thì gọi là chứng tăng tiết mồ hôi sọ mặt. Mồ hôi mặt khiến da mặt luôn bóng nhờn, nhờn rít gây khó chịu. Tình trạng này cũng có thể khiến bạn xấu hổ và giảm tự tin khi giao tiếp.
Nguyên nhân đổ mồ hôi mặt
Cách trị đổ mồ hôi mặt phụ thuộc vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân đổ mồ hôi mặt là điều cần thiết. Đổ mồ hôi vùng mặt có thể do sự bài tiết mồ hôi bình thường của cơ thể đáp ứng với thời tiết nóng hoặc khi tập luyện thể dục.
Nếu bạn đổ mồ hôi không ngừng khi không ở trong hai điều kiện trên, rất có thể có thể đó là biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi. Hay thuật ngữ y khoa gọi là “hyperhidrosis”. Chứng “hyperhidrosis” có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Nhưng thường thấy nhất là ở vùng đầu mặt do đây là nơi tập trung một lượng lớn tuyến mồ hôi.
Nếu bạn lo lắng, căng thẳng, cơ thể cũng sẽ bài tiết nhiều mồ hôi ở vùng mặt hơn.
Cách trị đổ mồ hôi mặt
Trị đổ mồ hôi mặt bằng cách dùng thuốc
Thuốc để trị đổ mồ hôi mặt là thuốc kháng cholinergic. Cơ chế của thuốc này là ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh truyền tín hiệu đến các tuyến mồ hôi. Mức độ phổ biến của thuốc này khá cao vì sử dụng đường uống. Thời gian tác dụng của thuốc là khoảng vài ngày. Bạn nên uống thuốc đúng thời điểm bác sĩ chỉ định để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Tiêm botox
Tiêm botox trị đổ mồ hôi mặt theo cơ chế ức chế hoạt động của các dây thần kinh chịu trách nhiệm bài tiết mồ hôi ở mặt. Botox được nhiều người biết đến là giải pháp làm giảm nếp nhăn trong chuyên khoa thẩm mỹ. Nhưng botox cũng đã được FDA công nhận trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi ở mặt. Tiêm botox là phương pháp hiệu quả và lâu dài trong điều trị đổ mồ hôi mặt. Hiệu quả có thể thấy rõ sau vài tuần. Đây là một kỹ thuật có độ an toàn và hiệu quả cao nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề.
Dùng thảo dược
Đổ mồ hôi mặt thường do hệ giao cảm hoạt động quá mức làm kích thích tuyến mồ hôi bài tiết mạnh mẽ. Do đó, để đạt mục tiêu kiểm soát mồ hôi tối ưu và lâu dài nhất, cần làm dịu sự hưng phấn của hệ giao cảm từ sâu bên trong. Bên cạnh đó kết hợp với tăng cường sức khỏe cho da ở bên ngoài.
Đây cũng là điểm hạn chế của các loại thuốc tây. Do vậy, đổ mồ hôi dễ tái phát khi ngừng điều trị kèm theo các tác dụng không mong muốn khác. Chính vì vậy sự ra đời của những sản phẩm thảo dược có thể giúp hỗ trợ chuyên sâu về vấn đề tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vậy. Cụ thể sẽ dùng thảo dược gì bạn cần đến thăm khám để được tư vấn sử dụng loại phù hợp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cũng là phương pháp hiệu quả trong điều trị đổ mồ hôi mặt. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi ở mặt được chỉ định nếu sử dụng các phương pháp trên không có hiệu quả. Quy trình phẫu thuật có thể diễn ra trong vài giờ nhưng cho hiệu quả ngay lập tức. Các vết mổ thường nhỏ nên không gây đau và ít để lại sẹo.
Có một loại phẫu thuật khác là phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt tuyến mồ hôi (ETS). Phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao nhưng rủi ro và tác dụng phụ của nó cũng rất nhiều. Do đó bác sĩ cũng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chỉ định.
Một số lưu ý khi thực hiện những cách trị đổ mồ hôi mặt
Để điều trị mồ hôi mặt hiệu quả, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích tiết mồ hôi như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng…
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây có tính mát, giàu vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế sử dụng kem dưỡng ẩm quá nhờn rít gây bít tắc lỗ chân lông trên mặt
- Thường xuyên mang theo khăn sạch, lạnh để lau mồ hôi trên mặt.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã bỏ túi được một vài cách trị đổ mồ hôi mặt hiệu quả. Việc dùng thuốc và thực hiện các thủ thuật cần có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó bạn nên đi khám để được tư vấn và có phác đồ điều trị thích hợp.
Từ khóa » Bớt Ra Mồ Hôi
-
Đổ Mồ Hôi Quá Nhiều: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Tại Nhà
-
Nguyên Nhân Ra Mồ Hôi Tay Và 12 Cách Trị Mồ Hôi Tay Hiệu Quả
-
8 Bước để điều Trị Mồ Hôi Quá Nhiều - Vinmec
-
12 Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà ít được Biết đến Khi đổ Mồ Hôi Quá ...
-
Cách Ngăn Mồ Hôi Nách ướt áo Cực đơn Giản Và Hiệu Quả 2021
-
Cách Hạn Chế Tăng Tiết Mồ Hôi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Giảm Ra Mồ Hôi Chân Tay Bằng Các Cách đơn Giản Tại Nhà
-
6 Giải Pháp Cải Thiện Tình Trạng Cơ Thể đổ Mồ Hôi Vào Ngày Hè
-
11 Biện Pháp Giúp Hạn Chế Tiết Mồ Hôi - Phòng Khám CHAC
-
Trị Dứt điểm Ra Mồ Hôi Tay Chân Chỉ Với 1 Nắm Muối - Bách Hóa XANH
-
Top 6 Mẹo Trị Mồ Hôi Tay Vĩnh Viễn | Nhà Thuốc Long Châu
-
Trị Chứng Ra Mồ Hôi Chân Mùa Hè - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mồ Hôi Nách Ra Nhiều Và Cách điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Cách để Tránh đổ Mồ Hôi Quá Nhiều - WikiHow