Đổ Mồ Hôi Quá Nhiều: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Tại Nhà
Đổ quá nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân và vùng dưới cánh tay có thể khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu và thiếu tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng những cách giảm ra mồ hôi nhiều sau đây.
Cùng điểm qua nguyên nhân đổ mồ hôi quá nhiều là gì và 8 cách khắc phục hiệu quả, đơn giản.
Tuyến mồ hôi là gì?
Tuyến mồ hôi là ống dẫn nằm ngay dưới vùng hạ bì. Ống dẫn này thường sẽ cuộn lại, và ngay phần cuộn sẽ là nơi mà mồ hôi được sản xuất. Trong khi đó, phần ống dài là đường nối tuyến mồ hôi với tế bào thần kinh và bề mặt da để kết nối với các tuyến mồ hôi.
Khi các trạng thái tâm lý như: căng thẳng, sợ hãi tác động lên tế bào thần kinh thì dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, tuyến mồ hôi nằm ở khắp nơi trên cơ thể (trừ phần môi và núm vú).
Có 2 loại tuyến mồ hôi:
- Tuyến mồ hôi toàn vẹn (Eccrine): nằm trên khắp vị trí cơ thể, tuy nhiên tập trung nhiều ở phần tay và chân. Mồ hôi ở tuyến này thường bao gồm nước, muối và chất khoáng. Đặc biệt, tuyến mồ hôi này chủ yếu hoạt động mạnh ở tuổi dậy thì và có liên quan đến nội tiết, hay sự phát triển của cơ thể. Điều này có thể lý giải nguyên nhân đổ mồ hôi nhiều ở các em học sinh tuổi dậy thì.
- Tuyến mồ hôi đầu hủy (Apocrine): xuất hiện nhiều ở phần nách, hậu môn và bộ phận sinh dục. Mồ hôi ở tuyến này thường chứa nước, muối, các protein và axit béo. Cụ thể, mồ hôi ở vùng nách hay vùng kín sẽ chuyển hóa thành các thành phần protein, axit béo. Các chất này sẽ tạo ra các mùi khó chịu và thường có màu vàng.
Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Điều này giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ đi các độc tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều có thể do bệnh lý. Vậy đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều
Đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì? Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng, ung thư…
- Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thường tham gia chơi thể thao, lao động: Họ cũng khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều
- Rối loạn tuyến giáp: Rối loạn tuyến giáp là do cường giáp đẩy nhanh tốc độ của quá trình trao đổi chất và có thể khiến cân nặng giảm. Ngoài ra, còn có thể gây ra tình trạng nhịp tim thay đổi bất thường và đổ mồ hôi nhiều.
- Rối loạn giấc ngủ: Đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Cụ thể, tình trạng này sẽ làm tắc nghẽn đường thở khi ngủ và làm chậm việc thở hoặc thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngừng thở.
- Bị nhiễm trùng: Bệnh lao có thể khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều. Một vài trường hợp có thể là do viêm xương ảnh hưởng đến đốt sống hoặc xương chậu ở người lớn. Từ đó, có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều. Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây nên viêm nội tâm mạc, viêm van tim. Đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng bị nhiễm trùng.
- Uống rượu, bia: Sau khi uống rượu bia, một số người sẽ toát ra nhiều mồ hôi hơn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc hạ đường huyết đột ngột nên tim thường đập nhanh. Do đó, sắc mặt sẽ trở nên nhợt nhạt và cơ thể ra nhiều mồ hôi.
- Tác dụng phụ của thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều. Một số các loại thuốc như: thuốc trị bệnh tim, huyết áp, thuốc giảm đau, các thuốc chống trầm cảm là những loại thuốc kê đơn có thể gây tác dụng phụ đổ mồ hôi nhiều.
- Một số nguyên nhân khác như: Tâm lý bị xúc động mạnh, ăn nhiều các loại đồ cay, nóng. Hay mắc các bệnh lý vùng hệ thống thần kinh giao cảm, mẹ đang mang thai hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh.
- Ung thư: Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều về đêm cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh Lymphoma. Theo số liệu thống kê, có đến 30.000 bệnh nhân nữ mắc bệnh u Lympho không Hodgkin với các triệu chứng như đau tức ngực, cân nặng giảm, sưng hạch bách huyết,…
Cơ thể ra nhiều mồ hôi có thể dẫn đến bệnh gì?
Đổ mồ hôi nhiều có thể tác động xấu đến sức khỏe nếu như không được điều trị tốt. Một số tác hại có thể được kể đến như:
- Bệnh da liễu: Làn da luôn bị đổ nhiều mồ hôi, với các chất bài tiết bám trên da là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển. Điều này dẫn đến các vấn đề về da như nổi mụn nhọt, ban sẩn, mề đay, bị nấm da…
- Mất nước: Nguyên nhân là do việc tăng tiết mồ hôi toàn thân quá nhiều mà không được cung cấp đầy đủ lượng nước mất đi sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bị chuột rút…
- Mùi cơ thể khó chịu: Bản thân mồ hôi không có mùi, tuy nhiên vi khuẩn phát triển trên da và bài tiết các sản phẩm thải sẽ tạo nên mùi cơ thể khó chịu.
- Tâm lý không thoải mái: Người bị ra mồ hôi toàn thân nhiều khó tránh khỏi tâm lý tự ti, mặc cảm khi giao tiếp. Đôi khi, còn trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng với người đối diện, thậm chí có thể dẫn tới vấn đề trầm cảm.
>>> Bạn có thể quan tâm: 5 yếu tố gây mùi hôi cơ thể mà bạn không ngờ tới
Cách trị đổ mồ hôi nhiều toàn thân ngay tại nhà, cực kỳ hiệu quả
1. Giảm đổ mồ hôi quá nhiều nhờ hạn chế ăn thức ăn cay, nóng và giảm tiêu thụ caffeine
Bạn nên chú ý đến những loại thức ăn và nước uống mình nạp vào cơ thể mỗi ngày. Việc này có thể giúp bạn tránh xa những loại thực phẩm khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Ví dụ như thức ăn cay, nóng, rượu và các loại thức uống chứa caffeine.
2. Cách giảm ra mồ hôi nhiều nhờ tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày
Khi các vi khuẩn lẫn vào mồ hôi, chúng có thể gây mùi cơ thể. Vì thế việc vệ sinh cơ thể hằng ngày là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc tắm rửa mà không sử dụng những sản phẩm làm sạch như sữa tắm hay xà phòng thì không những không có ích lợi gì mà còn làm cho tình trạng đổ mồ hôi của bạn tồi tệ thêm.
Bạn nên sử dụng một loại sản phẩm tắm rửa làm mềm dịu và có thành phần là các loại thảo dược. Sau đó, bạn cần lau thật khô cơ thể vì vi khuẩn và vi trùng thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.3. Hạn chế đổ mồ hôi nhiều nhờ giữ cơ thể luôn thoáng mát
Nhiệt độ mát mẻ trong nhà và tại nơi làm việc có thể giúp bạn giảm việc đổ mồ hôi quá nhiều. Bạn hãy tạo một không gian thông thoáng bằng cách sử dụng quạt điện, máy lạnh hoặc mở cửa sổ. Ngoài ra, bạn cần uống thật nhiều nước lạnh và tắm bằng nước mát.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách kiểm soát hiệu quả
4. Lựa chọn chất liệu quần áo phù hợp
Những loại quần áo rộng rãi và được dệt từ các loại sợi tự nhiên như sợi bông giúp da bạn thông thoáng. Điều này làm chậm quá trình hơi ẩm tích tụ trên da.
Khi tập thể dục, bạn nên lựa chọn quần áo và vớ có khả năng hút ẩm cao. Ngoài ra, việc lựa chọn các loại áo lót có khả năng hút mồ hôi và hút ẩm là điều quan trọng không kém.Phòng ngừa đổ mồ hôi quá nhiều từ lối sống lành mạnh
Béo phì, hút thuốc và uống rượu là những nguyên nhân có thể gây ra tăng tiết mồ hôi. Do đó, bạn cần đặt mục tiêu để duy trì cân nặng, bỏ hút thuốc và uống rượu. Điều này không những giúp bạn ít đổ mồ hôi hơn mà còn làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
1. Cách giảm ra mồ hôi nhiều nhờ giảm bớt căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều. Vì thế, bạn có thể làm cho tinh thần được thoải mái hơn bằng cách thư giãn với các bài tập Yoga. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các hoạt động giải trí khác để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng đầu óc, thì tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bạn có thể quan tâm: Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
2. Chăm sóc bàn chân
Nếu như bạn thường hay chảy nhiều mồ hôi ở bàn chân thì bạn cần tránh đi vớ quá chật và hãy lựa chọn sản phẩm làm từ bông hoặc các chất liệu hút ẩm khác. Hơn nữa, bạn nên lau khô giày trước khi mang chúng vào để tránh tình trạng ẩm ướt nơi bàn chân và gây ra mùi khó chịu. Bạn nên nhớ rằng lăn khử mùi không chỉ dành riêng cho vùng da dưới cánh tay mà bạn cũng có thể dùng cho bàn chân.
3. Đến gặp bác sĩ khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều
Nếu như đổ quá nhiều mồ hôi gây ra những vấn đề trong cuộc sống của bạn và những mẹo vặt kể trên không giúp ích gì thì bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu. Họ có thể chỉ định điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bao gồm tiêm chất Botulinum toxin vào cơ thể để ngăn các dấu hiệu thần kinh từ não truyền tới các tuyến mồ hôi, điều trị bằng dòng điện cường độ thấp hoặc điều trị bằng một số loại thuốc, thậm chí yêu cầu bạn phẫu thuật đối với các trường hợp nặng.
Nếu việc bạn đổ nhiều mồ hôi đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, giảm cân đột ngột, đau thắt ngực và nhịp tim đập nhanh thì bạn phải nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế vì đó có thể là những dấu hiệu của một căn bệnh khác.
Tóm lại, bạn có thể giảm lượng mồ hôi tiết ra bằng cách thực hiện các mẹo đơn giản nêu trên. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng của mình không hề thuyên giảm, bạn hãy đến các cơ sở y khoa để chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời nhé.
Bạn có thể quan tâm: 10 mẹo đơn giản giúp đánh bay mùi hôi chân
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Bớt Ra Mồ Hôi
-
Nguyên Nhân Ra Mồ Hôi Tay Và 12 Cách Trị Mồ Hôi Tay Hiệu Quả
-
8 Bước để điều Trị Mồ Hôi Quá Nhiều - Vinmec
-
12 Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà ít được Biết đến Khi đổ Mồ Hôi Quá ...
-
Cách Ngăn Mồ Hôi Nách ướt áo Cực đơn Giản Và Hiệu Quả 2021
-
Cách Hạn Chế Tăng Tiết Mồ Hôi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Giảm Ra Mồ Hôi Chân Tay Bằng Các Cách đơn Giản Tại Nhà
-
Bật Mí 4 Cách Trị đổ Mồ Hôi Mặt Hiệu Quả - YouMed
-
6 Giải Pháp Cải Thiện Tình Trạng Cơ Thể đổ Mồ Hôi Vào Ngày Hè
-
11 Biện Pháp Giúp Hạn Chế Tiết Mồ Hôi - Phòng Khám CHAC
-
Trị Dứt điểm Ra Mồ Hôi Tay Chân Chỉ Với 1 Nắm Muối - Bách Hóa XANH
-
Top 6 Mẹo Trị Mồ Hôi Tay Vĩnh Viễn | Nhà Thuốc Long Châu
-
Trị Chứng Ra Mồ Hôi Chân Mùa Hè - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mồ Hôi Nách Ra Nhiều Và Cách điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Cách để Tránh đổ Mồ Hôi Quá Nhiều - WikiHow