Bật Mí Cách Hết Tiêu Chảy Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, chứa nhiều nước hơn bình thường, số lần đi ngoài trên 3 lần/ ngày. Tiêu chảy được chia làm 2 loại chính: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.
Tiêu chảy là bệnh dễ mắc ở mọi độ tuổi. Phân càng nhiều nước mức độ nguy hiểm càng cao vì cơ thể rất nhanh mất nước, đặc biệt là ở trẻ em sẽ bị mất nước nhanh hơn người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau như:
Nhiễm khuẩn đường ruột: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do vi khuẩn có hại như virus Rota, vi khuẩn Salmonella, Clostridium xâm nhập vào đường ruột, lấn át các vi khuẩn có lợi, chúng tiết ra độc tố gây rối loạn vi sinh đường ruột, dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra còn vi khuẩn E.coli, giun sán đi vào gây bệnh cho cơ thể thông qua đồ ăn sống, tái không đảm bảo vệ sinh.
Uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài: làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây đi ngoài nhiều lần.
Không dung nạp đường lactose: do cơ địa của một số người không thể chuyển hóa lactose – một loại đường có trong thành phần sữa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc chướng bụng đầy hơi.
Ngộ độc thực phẩm: những thức ăn ôi thiu, thức ăn chưa được nấu chín, nhiễm độc hoặc chất phụ gia vượt quá quy định cho phép dẫn đến ngộ độc thực phẩm, biểu hiện thường thấy nhất là buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Do bệnh lý: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về đường ruột như hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm đại tràng…
Phương pháp xử lý tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả
Uống nhiều nước
Bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, khoáng chất và chất điện giải, do đó bạn cần bù đủ lượng nước bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc uống dung dịch bù nước oresol. Đối với trẻ em, cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy đúng chuẩn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, cho bé uống oresol nhiều lần, pha theo tỉ lệ chỉ định để đạt hiệu quả tốt.
Uống trà thảo mộc
Một trong những cách làm giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả là uống trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà vỏ cam. Loại trà này cung cấp chất xơ và vitamin có tác dụng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày, làm dịu cơn đau, giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, từ đó cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn.
Uống nước gừng
Tính ấm, tán hàn, làm ấm tỳ vị, giải độc của gừng có tác dụng ổn định huyết áp, ho, đau mỏi xương khớp, đặc biệt giúp cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi cực kỳ hiệu quả.
Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, lưu thông máu, giảm đau giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau đầu, nhuận tràng, chống tiêu hóa rối loạn.
Giảm tiêu chảy bằng lá ổi
Lá ổi có chứa chất tanin kháng khuẩn, là săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài. Bạn chỉ cần lấy một nắm búp ổi, sắc với hai bát nước trong khoảng 15 phút, để nguội rồi uống. Mỗi lần một chén, ngày uống nhiều lần sẽ đỡ ngay.
Ăn lá mơ lông
Lá mơ có tác dụng nhuận tràng, giảm đi ngoài, táo bón, đầy hơi, đau bụng. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể lấy một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, thêm một chút muối, trộn đều. Có thể hấp hoặc nướng hỗn hợp.
Thực phẩm giàu tinh bột
Người bị tiêu chảy nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột như cơm, ngũ cốc, cháo, tránh ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, đạm khiến khó tiêu hóa. Nên chế biến thanh đạm, cho ít gia vị để đường ruột co bóp nhẹ nhàng, nhanh khỏi. Đồng thời, bạn có thể uống thêm men vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, sản sinh lợi khuẩn tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa khỏe.
Tránh xa một số loại thức ăn
Những món ăn tái, sống, tiết canh, hải sản, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn, do đó người bệnh cần tránh xa. Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy cũng cần hạn chế uống cafe, rượu bia, nước có ga . Thay vào đó, bạn nên uống các loại nước ép hoa quả tươi như táo, ổi, cam, bưởi…
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý giúp cơ thể nhanh hồi phục khi bị mệt mỏi, mất sức khi tiêu chảy. Bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày, nằm nghỉ thoải mái trên giường, có thể chườm nóng để giảm bớt các cơn co thắt ở đáy bụng.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn Số GPQC: 01719/2016/XNQC-ATTPSản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Từ khóa » Khó Tiêu đầy Bụng Tiêu Chảy
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Những Triệu Chứng Thường Gặp Về ...
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý | Vinmec
-
Đầy Bụng Kèm Rối Loạn đại Tiện Là Do đâu Và Làm Sao để Hết?
-
Đầy Bụng Khó Tiêu Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Khó Tiêu - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Bụng, đi Ngoài Nhiều Lần, đầy Hơi, Chướng Bụng Là Bệnh Gì?
-
Mẹo Chữa đầy Hơi, Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân ợ Chua đầy Bụng Tiêu Chảy Và Cách Xử Lý - Gastosic
-
GỪNG TƯƠI - GIÚP GIẢM ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU - TT Y TẾ QUẬN 6
-
Đầy Bụng, Khó Tiêu - Bệnh Viện Quận 11
-
7 Cách Trị đầy Bụng Khó Tiêu Hiệu Quả Và Nhanh Chóng - Hello Bacsi
-
Đầy Bụng Khó Tiêu ăn Gì? 7 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Nhanh Nhất ...
-
Chướng Bụng đầy Hơi đi Ngoài Có Liệu Có Nguy Hiểm?