Bật Mí Cách Sắp Xếp Bàn Thờ ông Địa - Thần Tài Hợp Phong Thủy

Rate this post

Hiện nay, các cửa hàng, công ty kinh doanh buôn bán tường sẽ có một bàn thờ Thần Tài hoặc thờ Ông Địa. Bởi theo quan niệm từ xưa thì khi làm ăn buôn bán có thờ Thần Tài – Thổ Địa các bị thần này sẽ giúp che chở, bao bọc và mang lại nhiều may mắn tài lộc cho người thờ cúng.

Tuy nhiên, để bố trí sắp xếp bàn thờ ông Địa – Thần Tài như thế nào là đúng chuẩn và hợp phong thủy? vẫn là điều mà nhiều gia chủ còn đang băn khoăn. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn đang cần tìm. Cùng theo dõi nhé!

  • Ngày tam nương là gì
  • Cách xả xui cho bản thân
  • Các xe loại container
  • Thủ tục đăng ký xe máy điện

Ý nghĩa của việc thờ Thổ Địa – Thần Tài:

Thần Tài và Thổ Địa là 2 vị thần giúp gia chủ cai quản đất đai, tiền bạc và giúp xua đuổi tà khí xung quanh, mang đến nhiều may mắn thành công cho việc làm ăn kinh doanh. Vậy nên, mà người dân từu xưa đến nay rất tin thờ 2 vị thần này.

Thần Tài – Thổ Địa là các vị thần giúp cai quản đất đai, tiền bạc và giúp xua đuổi tà khí mang đến nhiều may mắn thành công cho việc làm ăn kinh doanh. Chính vì vậy mà người dân rất tin thờ hai vị thần này.

Thần Tài: Vị thần cai quản tiền bạc, của cải

Thần Tài là một vị thần ở trên trời có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, tài lộc ở thiên giới.

Theo dân gian kể lại Thần Tài trong một lần uống rượu say ông đã vô tình rơi xuống trần gian, người dân phát hiện thấy ông ăn mặc lạ nên tưởng ông bị điên. Họ đã lấy sạch hết quần áo của ông và đem đi bán. Sau khi tỉnh dậy ông cũng không nhớ mình là ai, bởi vì khi rơi xuống đầu Thần Tài vị va vào đá.

Thần Tài
Thần Tài

Sau đó, ông đi ăn xin khắp nơi, và gặp một cửa hàng bán gà, vịt đã mời ông vào ăn. Từ đó, khách hàng cứ kéo đến cửa hàng này nườm nượp. Được một thời gian gia chủ cửa hàng này thấy Thần Tài quần áo hôi hám, bốc mùi lo lắng sẽ làm khách đến ăn sợ nên đã đuổi Thần Tài đi.

Sau đó Thần Tài được quán đối diện nay rất vắng vẻ đã mời ông vào ăn. Lạ thay ngay sau đó mọi người lại ùn ùn kéo đến quán này ăn rất đông.

Thấy vậy nên ai cũng tranh nhau mời Thần Tài về quán cho bằng được. Vậy nên dân gian mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Sau đó mọi người thấy Thần Tài không có quần áo sạch đàng hoàng để mặc nên đã dẫn ông đi mua quần áo. Đến đúng nơi đã mua quần áo của ông lúc trước, sau khi mặc áo và mũ nón vào thì Thần Tài đã nhớ lại mọi chuyện nên lập tức bay về trời.

Ngày đó chính là mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nên ngày này được người dân lấy làm ngày vía Thần Tài để tưởng nhớ đến ông.

Thổ Địa: vị thần cai quản đất đai

Từ xa xưa, người Việt đã coi Ông Địa như một vị thần cai quản đất đai. Mọi người tin rằng gia đình nào sống ở đâu thì có những vị Thổ Địa cai quản riêng ở đó.

Thổ Địa
Thổ Địa

Thổ Địa còn giúp bảo vệ cho mảnh đất khỏi bị quấy nhiễu phá phách. Và giúp phòng hộ cho gia chủ được làm ăn may mắn, công việc thuận lợi.

Ông Địa có ngoại hình bình dân, mập mạp, bụng phệ. Và lúc nào cũng vui cười hể hả giúp mang đến những điều tốt lành. Giúp xua tan những tà khí không tốt cho gia đình.

Cách bố trí bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài hợp phong thủy:

Trước khi đi tìm hiểu về cách bố trí, sắp xếp bàn thờ ông Địa, Thần Tài hợp phong thủy, thì bạn cần biết được nên để những vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ ông Địa và Thần Tài gồm những vật phẩm gì.

Các vật phẩm cần phải có trên bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài:

Các vật phẩm cần có như sau:

Các vật phẩm cần phải có trên bàn thờ Thổ Địa - Thần Tài
Các vật phẩm cần phải có trên bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài
  • Tượng Thần Tài – Thổ Địa
  • Một bát hương
  • Ống hương
  • Lọ hoa
  • Đèn thờ. Có thể dùng 1 hoặc 2 đèn thờ.
  • Mâm bồng hay còn gọi là đĩa để đựng hoa quả.
  • Kỷ chén thờ. Có thể chọn kỷ 5 chén hoặc kỷ 3 chén thờ.
  • Một cái nậm rượu
  • Chóe thờ gốm 3 chóe đựng gạo, muối và nước.
  • Một Minh đường tụ thủy – tô nông lòng đầy nước chứa cánh hoa.
  • Một ông cóc ngậm tiền.
  • Bát sâm (có thể có hoặc không tùy gia đình)

Cách sắp xếp bàn thờ ông Thần Tài:

Theo phong thục, khác với bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, thường là ở ngay cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc.

Tránh đặt ở những góc khuất, ít người qua lại. Vì như thế sẽ không đón được tiền bạc vào nhà. Bàn thờ nên đặt ở những nơi sáng sủa, có đủ ánh sáng tự nhiên, còn nếu góc đặt hơi tối thì gia chủ có thể thắp thêm đèn.

Bên cạnh đó, phía sau bàn thờ phải có chỗ dựa vững chắc, kiêng ki đặt bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay đặt cạnh thùng rác, trước gương,… để tranh bị ô uế.

Bàn thờ nên đặt ở những nơi có vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Hai địa điểm có thể lựa chọn để đặt bàn thờ là các cung Thiên Lộc và Quý Nhân

Hai cung này sẽ giúp gia đình làm ăn phát tài phát lộc, gia đạo bình an, người làm kinh doanh có đầu óc minh mẫn, biết nắm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Trong 2 cung kể trên thì cung Thiên Lộc được coi là tốt nhất.

Cách sắp xếp bàn thờ ông Thần Tài
Cách sắp xếp bàn thờ ông Thần Tài

Cách sắp xếp bàn thờ ông Địa hợp phong thủy:

Hướng đặt bàn thờ thổ địa khá quan trọng trong việc hút tài lộc vào nhà. Bởi vì, từng vị trí của ngôi nhà, tuổi của gia chủ sẽ có những hướng đặt khác nhau. Trong đó, cách tính hướng đặt ông Địa phổ biến nhất là căn cứ vào cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân.

  • Cung Thiên Lộc: Thiên Lộc có nghĩa là lộc của trời ban cho. Vì thế, lộc vào từ cửa chính sẽ luôn thịnh vượng và trường tồn lâu dài. Theo thuyết phong thủy thì cung này nằm ở hướng Đông Nam. Chúng ta nên dùng la bàn để xác định hướng là chính xác nhất.
  • Cung Qúy Nhân: Quý Nhân tức là gia chủ và gia đình luôn được thần linh, là quý nhân phù hộ và che chở. Dù cho có xui xẻo, vận đen, điềm hung đều được hóa cát, tạo may mắn, xua đuổi điều xấu đi. Cung này nằm ở hướng Tây Bắc.

Ông Địa đặt bên trái hay bên phải?

Theo hướng nhìn chính diện vào bàn thờ thần tài thì thông thường ông địa nằm bên phải, ông thần tài nằm bên trái.

Ông Địa đặt bên trái hay bên phải
Ông Địa đặt bên trái hay bên phải

Trường hợp chỉ thờ duy nhất ông thần tài thì đặt chính giữa. Mặt quay phía cửa quan sát và đón lộc khí vào nhà. Nếu bàn thờ cả 2 vị thần thì ở giữa cần có một hũ gạo, hũ muối, hủ nước đầy, 3 hũ này chỉ thay mới khi đến cuối năm.

Vậy vị trí đặt ông thần tài bên trái cạnh ông địa là phổ thông và được các chuyên gia phong thủy khuyên làm.

Một số lưu ý khi sắp xếp ông Địa, ông Thần Tài:

Khi thờ Thần Tài và Thổ Địa, gia chủ cũng cần phải biết một số điểm cần lưu ý như sau:

  • Thần Tài và Thổ Địa là những vị thần ưa sạch sẽ. vậy nên, gia chủ cần phải đảm bảo không gian thờ cúng luôn được thoáng đãng, sáng sủa và sạch sẽ.
  • Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa nên được đặt ở những nơi thoáng, sáng. Nơi các vị thần có thể dễ dàng quan sát được tất cả sự ra vào của ngôi nhà.
  • Kiêng kỵ đặt bàn thờ hướng vào những vật nhọn.
  • Tránh đặt bàn thờ 2 vị thần ở trước gương.
  • Không đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm.
  • Chọn những loại hoa quả tươi mới để thờ cúng. Tránh để hoa quả quá lâu ngày trên bàn thờ.
  • Khi mua tượng Thần Tài và Thổ Địa hay những đồ vật thờ cúng vàng gốm sứ thì gia chủ nên vệ sinh trước bằng rượu gừng để tẩy uế.
  • Trong trường hợp gia chủ đặt thêm cóc ngậm tiền, thì cần chú ý quay cóc hướng đón lộc. Sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào.
  • Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa phải hướng ra cửa lớn. Nên đặt bàn thờ cạnh chậu cây cảnh để che bớt sự hiếu kỳ của người ngoài khi vào nhà.
  • Không được thờ Thần Tài Thổ Địa chung với tượng Quan Âm.

Mong rằng qua bài viết trên của Kiến Vàng các bạn đã biết cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa – Thần Tài một cách chuẩn xác. Nếu lưu tâm thì việc sắp xếp bài thờ Ông Địa và Thần sẽ mang lại sự sung túc, ấm cúng cho gia đình của bạn.

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Từ khóa » Cách Bố Trí Bàn Thờ ông Thần Tài Thổ địa