Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Chuẩn Mực để Hút Tài Lộc, May Mắn
Có thể bạn quan tâm
Bàn thờ Thần Tài là thứ không thể thiểu trong mỗi gia đình, nhất là những hộ kinh doanh buôn bán lại càng cần trang trọng. Việc thiết lập và bài trí bàn thờ Thần Tài theo đó cũng không được làm qua loa, xuề xòa đi ngược lại với truyền thống, phong thủy trong việc thờ cúng xưa nay của người Việt..
Oản cô Tâm xin cung cấp thông tin mách bạn cách bố trí bàn thờ thần tài chuẩn mực để mang lại nhiều tài lộc nhất tại bài viết này.
NỘI DUNG
Giải đáp lý do việc thờ Thần Tài và Thổ Địa chung
Tục thờ Thần Tài tại Việt Nam được cho rằng bắt nguồn từ tín ngưỡng của Trung Quốc. Xa xưa, những người Trung Quốc qua Việt Nam buôn bán trở nên giàu có đều có thờ Thần Tài. Lâu dần việc thờ Thần Tài đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh của người Việt cho đến ngày hôm nay.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài là vị mang đến tiền bạc và của cải cho mỗi gia đình. Do đó mỗi một gia đình, nhất là những gia đình kinh doanh buôn bán, đều có bàn thờ Thần Tài hương khói để cầu tài lộc, buôn may bán đắt, tiền bạc sung túc. Việc thờ Thần Tài tại mỗi gia đình khiến người ta sáp nhập Thần Tài vào các vị Thần bản gia để thờ như Thổ Thần, Hộ Thần, Táo Thần, Môn Thần, Hành Thần với tên gọi là Ngũ phương thổ địa Thần Tài.
Xem thêm: Mách bạn cách bài trí bàn thờ Phật tại gia chuẩn xác nhất
Người ta thường đặt tượng Thần Tài và Thổ Địa trên bàn thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li tại hầu hết các gia đình, hộ kinh doanh, công ty lớn nhỏ tại Việt Nam. Đối với người Trung Quốc thì Thổ Địa cũng được coi như như một vị Thần Tài theo thuyết ngũ hành tương sinh là “Thổ sinh kim”.
Ngoài ra, bàn thờ Thần Tài rộng rãi có thể thờ đầy đủ 3 vị Thần là thần Phát (hay còn gọi là Triệu Công Minh) đặt tại giữa Thần Tài và Ông Địa.
Vị trí bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ luôn phải được dựa vào chỗ yên tĩnh, sạch sẽ, ổn định thì thần linh mới yên ổn để phù trợ. Cũng như vị trí sắp đặt bàn thờ Gia Tiên hay bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài cũng được đặt tại nơi có chỗ dựa chắc chắn, không nên đặt tại nơi ồn ào nhiều người đi lại.
Nhưng có điểm khác biệt nhất ở chỗ bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa được đặt ngay ở dưới đất. Vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài là dựa lưng vào vách tường gần lối vào chính của không gian sinh hoạt, buôn bán và có thể quan sát được người ra vào.
Khi sắp xếp vị trí đặt bàn thờ Thần Tài dưới đất, chú ý tránh những vị trí quá sát cửa ra vào hay cửa sổ là nơi khí lưu động không tốt. Trên vách tường sau bàn thờ không có lỗ khoan, cửa sổ…. để tránh thất thoát nguồn tiền bạc ra ngoài.
Xem thêm: Cách thiết lập bàn thờ Táo Quân tại nhà chi tiết theo chuyên gia phong thủy
Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa cũng cần đảm bảo đặt ở nơi quang đãng, tránh hướng nhìn vào những nơi tối tăm, không gây khó khăn trong khi di chuyển. Không hướng mặt bàn thờ Thần Tài vào bếp hay phòng vệ sinh.
Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa đón vận may
Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài chuẩn
Bên cạnh vị trí tốt, hợp phong thủy thì cách bày bàn thờ Thần Tài cũng là điều cực kì quan trọng để hút tài lộc, đón may mắn. Oản cô Tâm xin được giới thiệu sơ đồ bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài đầy đủ chuẩn phong thủy như sau:
- Bài vị
Bài vị được đặt phía trong cùng của bộ bàn thờ, thường được ghi bằng chữ Nho là “Chiêu tài – Tiến bảo” là công việc của Thần Tài và Ông Địa. Hoặc “Ngũ Phương Ngũ Thổ long thần – Tiền hậu địa chủ khả thần”. Thông thường tại các nơi bán bài vị Thần Tài đều có những mẫu bài vị chữ Nho chuẩn và nhiều kích thước phù hợp với bàn thờ Thần Tài tại nhà..
-
Tượng Thần Tài – Ông Địa
Bố trí Thần Tài – Thổ Địa đặt tại vị trí 2 bên bài vị. Theo hướng từ ngoài nhìn vào bàn thờ, tượng Thần Tài sẽ nằm bên trái và tượng Thổ Địa nằm bên phải.
Nên chọn tượng có thần thái sáng sủa, khuôn mặt tươi cười, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên trên
- Ba hũ đựng gạo muối, nước rượu
Ba hũ gồm hũ gạo, hũ muối, hũ nước rượu được đặt giữa tượng Thần Tài và Thổ Địa, biểu tượng cho 3 yếu tố cần thiết để duy trì cuộc sống sung túc, no đủ của con người.
+ Hũ nước tượng trưng cho sinh khí, sự sống, sinh sôi nảy nở.
+ Hũ gạo tượng trưng cho lương thực luôn đủ đầy.
+ Hũ muối trắng tượng trưng cho sự trong sạch, chính trực cũng như những yếu tố tốt đẹp, mặn nồng trong các mối quan hệ.
Có nơi thay mới 3 hũ này khi thắp hương khấn vái thần tài. Có nơi chỉ thay mới khi làm lễ tất niên cuối năm. Ba hũ nên có nắp che và không được để quá đầy.
Khi cúng xong, hương đã tàn, có thể dùng muối gạo vãi ra tứ phía có nghĩa phân phát cho chúng sinh. Nếu là rượu có thể tưới lên tiền vàng đã hóa xong. Còn nếu là nước thì đổ đi.
- Bát hương
Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương. Sau khi bốc bát hương xong, nên nhờ các bậc đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban đức ông khoảng 1 tuần rồi mới cẩn thận mang về nhà.
Bát hương đặt ngay chính giữa bàn thờ, là vật linh thiêng trên bàn thờ nên tránh động, xê dịch bát nhang sẽ không tốt.
- Ông Cóc
Theo truyền thuyết Trung Quốc, Cóc ba chân được mọi người tôn sùng, coi là một con vật phong thủy về tài lộc, cát tường. Trên bàn thờ Thần Tài, Ông Cóc đặt phía bên trái theo hướng nhìn vào bàn thờ, cùng phía với Thần Tài.
Cóc ba chân chỉ có thể đặt ở bàn thờ Thần Tài, không nên đặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh hấp thụ khí xấu trở thành hung vật có hại đến phong thủy. Để thu được nhiều tài lộc, gia chủ nên để cóc quay ra vào buổi sáng, quay cóc vào nhà vào buổi tối.
- Lọ hoa
Cũng theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả” trong sắp xếp bài trí bàn thờ, lọ hoa sẽ nằm bên tay phải theo hướng nhìn vào bàn thờ.
Hoa cúng Thần Tài – Ông Địa thường là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… Không nên sử dụng hoa giả, hoa có mùi nồng để cúng. Khi hoa khô héo phải thay luôn để tránh điều không may.
- Đĩa quả
Đĩa quả được đặt bàn trái bàn thờ, được bày những loại quả như táo, chuối, vải,… tùy theo từng mùa. Có thể chu đáo bày biện mâm ngũ quả để thêm phần trang trọng, thành kính.
Lưu ý không để đĩa quả cao vượt quá mặt nguyệt của bát hương
- Năm chén nước nhỏ
Năm chén nước được xếp thành chữ thập (dấu cộng) đặt trước bát hương tượng trưng cho ngũ hành ngũ sinh. Nên thay nước trong chén thường xuyên tránh trường hợp để lâu ngày không dọn dẹp.
- Bát nước rắc cánh hoa
Bát nước này thường là bát có lòng sâu được đặt ngoài cùng trên mặt đất với ý nghĩa tụ lộc cho gia chủ. Gia chủ đổ đầy nước và rắc những cánh hoa tươi (hoa hồng, hoa lan…) vào trong bát, biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng Di Lặc Phật Vương hay câu chú Phạn tự. Việc này để tránh không cho các vị thần làm điều sai trái.
Gia chủ có thể tham khảo một số cách bài trí bàn thờ Thần Tài do khách hàng của Oản cô Tâm gửi về như sau:
Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài ngày vía
Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được coi là ngày cúng Thần Tài. Trong đó, ngày mùng 10 tháng Giêng (ngày vía Thần Tài) được cho là quan trọng nhất vì đây là ngày Thần Tài về trời. Vào những ngày này, ta cần lau dọn bàn thờ, sắm sửa lễ vật thành tâm dâng lễ cảm ơn Thần Tài cũng như cầu mong tài lộc, may mắn hơn trước.
Xem thêm: Nguyên tắc phong thủy cần biết trong việc đặt bàn thờ tài nhà để hợp mệnh, hợp tuổi
Lúc này, trên bàn thờ ngoài hoa tươi quả mới, bánh kẹo thì gia chủ cần chuẩn bị thêm cơm, xôi hay phẩm oản và cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt heo đã luộc, 1 trứng luộc, 1 con tôm (hoặc cua) biển luộc. Nếu bạn mua vàng vào ngày vía thì nên dâng miếng vàng đó trên bàn cúng thần tài.
Oản Tài Lộc là một trong những vật lễ được nhiều người lựa chọn để bày biện trên bàn thờ Thần Tài để thêm phần trang trọng, chỉn chu. Với sự am hiểu về những tín ngưỡng linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế để tạo nên những mẫu Oản Tài Lộc dâng Thần Tài với nhiều mẫu mã, màu sắc, trọn vẹn ý nghĩa tâm linh để khách hàng có thể lựa chọn. Oản Ngọc Tài Lộc thương hiệu Oản cô Tâm là vật lễ có thể trưng trong thời gian dài từ 3 đến 6 tháng với mức giá vô cùng phải chăng.
Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài vào ngày vía như sau:
Bốn đặc tính khi lập bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
- Tuy bàn thờ được đặt dưới đất nhưng 2 Ông Thần Tài và Thổ Địa rất ưa sạch sẽ. Vì vậy trong quá trình thờ cúng ta nên giữ cho bàn thờ và tượng thờ các vị được sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Vào hôm trời mưa to, nên bê tượng Thần Tài, Thổ Địa và Ông Cóc vào một cái thau sạch để ngoài trời tắm mưa khoảng 15 phút. Sau đó lau khô, xịt nước thơm nếu có và thắp hương xin tài lộc.
- Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang trong vòng 100 ngày liên tục để bàn thờ tụ khí. Lưu ý bật đèn thờ trong suốt thời gian này và mỗi sáng thay nước, thắp 1 nén nhang. Nếu cầu xin điều gì thì thắp 3 nén nhang cắm theo hàng ngang. Đên ngày 23 tháng chạp nên rút bớt chân nhang để bàn thờ thông thoáng và đem hóa cùng tiền giấy.
- Không để hoa quả héo úa trên bàn thờ Thàn Tài sẽ mất lộc.
- Đồ cúng Thần Tài có thể cả chay cả mặn, đặc biệt là đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối,… Nếu đặt tiền giấy nên mua loại tiền cúng riêng Thần Tài Thổ Địa có loại tiền quý nhân, là những tờ tiền giấy màu đỏ được gấp đôi, có đục những hình Thần Tài trên bề mặt.
Từ khóa » Cách Bố Trí Bàn Thờ ông Thần Tài Thổ địa
-
Hướng Dẫn Cách Bố Trí Bàn Thờ Ông Địa - Thần Tài
-
Cách Bố Trí Bàn Thờ ông địa đúng Chuẩn Thu Hút Tài Lộc
-
Hé Lộ 9 Cách Bố Trí Bàn Thờ ông Địa Thần Tài Mang Về Tài Lộc
-
Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa đúng Chuẩn Thu Hút Tài Lộc
-
Cách Bố Trí Bàn Thờ Thần Tài - Ông Địa Chuẩn Phong Thủy
-
Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài đúng Chuẩn "tiền Vào Như Nước"
-
Hướng Dẫn Cách Bố Trí Bàn Thờ Ông Địa - Thần Tài - Nhadep247
-
【Tư Vấn】Bố Trí Bàn Thờ ông địa, ông Thần Tài đúng Cách | Lạc An
-
Cách Bố Trí Bàn Thờ Thần Tài, ông Địa Nghèo Mấy Cũng Giàu
-
Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài đúng Cách Hút May Mắn Tài Lộc
-
Bật Mí Cách Sắp Xếp Bàn Thờ ông Địa - Thần Tài Hợp Phong Thủy
-
Cách Bố Trí Bàn Thờ Thần Tài Thổ địa - VCCIdata
-
Cách đặt Ông Địa Thần Tài đúng Vị Trí, đem May Mắn, Tài Lộc