Bật Mí Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Đạt Kết Quả Cao

Báo cáo thực tập được xem là một bài luận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tốt nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững cách viết báo cáo thực tập đúng chuẩn. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, Best4Team sẽ bật mí đến bạn cách làm báo cáo thực tập cho tiết từ A – Z trong bài viết này nhé.

hinh anh cach lam bao cao thuc tap
Cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chi tiết từ A -Z

Để có một bài báo cáo thực tập hoàn hảo thì trước tiên người học cần nắm rõ cấu trúc chuẩn của bài báo cáo thực tập. Tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị đào tạo mà bài báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ có cách sắp xếp bố cục riêng. Sau đây là bố cục bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn nhất hiện nay:

  • Trang bìa
  • Trang “Xác nhận của đơn vị thực tập”
  • Lời cảm ơn
  • Lời mở đầu
  • Mục lục
  • Danh mục từ viết tắt, bảng biểu, hình ảnh,…
  • Nội dung của bài báo cáo thực tập
  • Kết luận và đề xuất ý kiến
  • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Phụ lục

Dưới đây là cách làm báo cáo thực tập tốt nghiệp chi tiết từng phần gồm phần mở đầu, các chương nội dung, kết luận và kiến nghị cùng 4 bước viết báo cáo thực tập chuẩn và chi tiết nhất để bạn tham khảo.

1. Phần mở đầu

Phần mở đầu là nội dung bắt buộc phải có khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Một phần mở đầu ngắn gọn, súc tích và logic sẽ tạo được ấn tượng với thầy cô chấm bài. Một phần nội dung đúng chuẩn sẽ gồm có 4 phần:

– Lý do chọn đề tài

– Mục tiêu nghiên cứu

– Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu

Cách viết phần mở đầu khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong phần nội dung này, người học cần thể hiện rõ lý do tại sao lại chọn đề tài này làm chủ đề nghiên cứu.

Khi viết “lý do chọn đề tài” bạn có thể giải thích dựa vào 5 yếu tố sau:

  • Đề tài được lựa chọn mang tính thời sự, có ý nghĩa thực tiễn cao cần được giải quyết.
  • Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu đối với doanh nghiệp và xã hội.
  • Vấn đề có tính mới lạ, chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu.
  • Qua nghiên cứu sơ bộ, vấn đề của đơn vị còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục.
  • Xuất phát từ yêu cầu riêng của đơn vị thực tập.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Trong phần nội dung này, người học cần xác định rõ ràng và chính xác mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu thường có liên quan trực tiếp đến tên gọi đề tài bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Việc xác định đúng mục tiêu nghiên cứu nhằm 2 mục đích:

  • Làm tiền đề để xây dựng kết cấu nội dung hoàn chỉnh.
  • Đảm bảo cho sinh viên xác định chính xác hướng nghiên cứu và thực hiện thành công.

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu được hiểu là tổng thể những vấn đề, khía cạnh, nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu tạo đơn vị thực tập.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 nội dung cụ thể:

  • Phạm vi không gian
  • Phạm vi thời gian
  • Phạm vi về vấn đề nghiên cứu

Việc xác định rõ ràng và chi tiết phạm vi nghiên cứu của đề tài giúp người học tập trung vào các khía cạnh chính của đề tài, tránh lan man khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.

hinh anh cach lam bao cao thuc tap 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Đối với phần phương pháp nghiên cứu, người học tiến hành trình bày những phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong bài báo cáo.

Hai nhóm phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm:

  • Phương pháp nghiên cứu định tính
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng

2. Nội dung bài báo cáo thực tập

Nội dung bài báo cáo thực tập là phần quan trọng nhất khi làm báo cáo tốt nghiệp. Nội dung cần được trình bày theo từng chương đảm bảo tính mạch lạc và logic, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần.

Phần nội dung chính của bài báo cáo thường gồm 6 chương chính:

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết
  • Chương 2: Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập
  • Chương 3: Phân tích thực trạng tại doanh nghiệp
  • Chương 4: Nội dung nghiên cứu
  • Chương 5: Kết quả nghiên cứu
  • Chương 6: Giải pháp và kiến nghị

Cách viết nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng chuẩn

2.1. Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Ở chương này, người học trình bày hệ thống cơ sở lý luận khoa học và cơ sở lý luận thực tiễn được vận dụng để làm rõ cho các vấn đề được đề cập trong bài báo cáo. Nội dung này thường gồm 3 khía cạnh sau:

  • Những vấn đề lý luận cơ bản
  • Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến thực trạng của vấn đề nghiên cứu
  • Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề xuất các giải pháp

2.2. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập

Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập nhằm cung cấp các thông tin cơ bản có liên quan đến doanh nghiệp. Khi trình bày nội dung này cần lựa chọn và chắt lọc những thông tin chính, trình bày trong 2 trang giấy A4, tránh đi sâu khiến phần nội dung dài dòng, lan man.

Những thông tin cơ bản về cơ sở thực tập bao gồm:

  • Giới thiệu tên, địa chỉ đầy đủ của đơn vị
  • Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
  • Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của đơn vị
  • Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị
  • Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, ngành nghề hoạt động
  • Quy mô, năng lực hoạt động chuyên môn của đơn vị

2.3. Chương 3: Phân tích thực trạng tại doanh nghiệp

Phân tích thực trạng tại doanh nghiệp là phần nội dung cực kỳ quan trọng có liên quan trực tiếp đến vấn đề được nghiên cứu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Việc phân tích càng chi tiết thực trạng của doanh nghiệp càng giúp cho bài báo cáo được đánh giá cao.

Người viết có thể tiến hành phân tích thực trạng của đơn vị dựa trên 3 nội dung:

  • Xác định và mô tả chính xác từng nội dung công việc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  • Phân tích từng nội dung cụ thể dựa trên kết quả khảo sát, thu thập dữ liệu thực tế.
  • Nhận xét đánh giá về: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của vấn đề và xác định nguyên nhân.

hinh anh cach lam bao cao thuc tap 4

2.4. Chương 4: Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chính là phần

quyết định đến sự thành công của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. 6 nội dung người học cần trình bày trong phần này bao gồm:

  • Mô tả vị trí đảm nhận và công việc được giao tại đơn vị
  • Phương thức làm việc của đơn vị
  • Quy trình thực hiện công việc được giao
  • Hiệu quả hoạt động, kết quả đạt được
  • Kết quả khảo sát, thu thập dữ liệu thực tế
  • Phân tích, xử lý số liệu

Đối với các nội dung kể trên, bạn cần phân tích sâu dựa trên những trải nghiệm thực tế đã tích lũy được trong quá trình thực tập. Phân tích càng chi tiết thì bài báo cáo của bạn càng được đánh giá cao.

2.5. Chương 5: Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu được xem như thước đo để đánh giá quá trình thực tập của người học tại doanh nghiệp. Trong phần nội dung này, bạn cần trình bày 2 vấn đề sau:

  • Sự tương quan, mối liên hệ giữa lĩnh vực đào tạo với vị trí và công việc đảm nhận tại đơn vị.
  • Rút ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp giữa lĩnh vực đào tạo và công việc thực tế tại đơn vị thực tập.

2.6. Chương 6: Giải pháp và kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 5, người học đưa ra đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục các vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận và toàn thể đơn vị.

3. Kết luận

Trong phần kết luận, người học cần phải tổng kết lại thông tin về đề tài nghiên cứu một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích để người đọc nắm được các nội dung chính. Trong đó cần trình bày đầy đủ 2 nội dung sau:

  • Tóm tắt những nội dung, kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã được vận dụng trong quá trình thực tập tại đơn vị.
  • Tóm tắt những điểm mạnh và hạn chế của bản thân trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Hướng dẫn viết phần kết luận khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần kết luận cần được trình bày tách biệt với phần nội dung chính tuy nhiên về hình thức trình bày phải thống nhất và có sự liên kết với những phần nội dung trước.

4. Tài liệu trích dẫn

Khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, người học cần trích dẫn tài liệu tham khảo chính xác theo chuẩn APA. Phần nội dung được trích dẫn trong bài báo cáo phải được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép.

Nguồn tài liệu tham khảo phải đáng tin cậy, chuẩn xác từ các nguồn sách báo, tạp chí khoa học, các bài nghiên cứu của các tác giả có uy tín đã được kiểm định về mặt nội dung.

5. Tổng hợp 4 bước trước khi làm báo cáo thực tập cần ghi nhớ

Khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp bạn cần nắm vững 4 bước thực hiện chi tiết mà Best4Team giới thiệu dưới đây để thực hiện theo đúng quy trình và có được bài báo cáo được đánh giá cao.

Tổng hợp 4 bước trước khi làm báo cáo thực tập cần ghi nhớ

hinh anh de cuong bao cao thuc tap 2

5.1. Bước 1: Xác định đề tài viết báo cáo

Chọn đề tài viết báo cáo là bước đầu tiên khi làm báo cáo tốt nghiệp. Một đề tài hay, có tính mới lạ, dễ thực hiện sẽ giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng nghiên cứu cũng như nhận được đánh giá tích cực từ phía thầy cô.

Một đề tài nghiên cứu hay cần phải thỏa mãn 3 điều kiện:

  • Đề tài nghiên cứu phải có tính khoa học
  • Đề tài nghiên cứu phải mang tính thực tiễn
  • Đề tài nghiên cứu phải phù hợp với khả năng chuyên môn, thời gian và điều kiện vật chất.

5.2. Bước 2: Lập đề cương báo cáo

Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu, người học tiến hành lập đề cương bài báo cáo. Ở bước này, bạn sẽ lần lượt trình bày những nội dung dự kiến sẽ thực hiện trong bài báo cáo tốt nghiệp của mình.

Một đề cương chi tiết và logic sẽ giúp người đọc định hướng các bước thực hiện, không bỏ sót nội dung và không mất nhiều thời gian khi thực hiện nghiên cứu.

5.3. Bước 3: Giải quyết nội dung nghiên cứu

Dựa vào đề cương báo cáo chi tiết, người học tiến hành thực hiện và giải quyết nội dung nghiên cứu. Bước này bao gồm 4 công việc sau:

  • Lập giả thiết
  • Thu thập và xử lý dữ liệu
  • Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
  • Báo cáo kết quả nghiên cứu

5.4. Bước 4: Hoàn thiện cấu trúc bài báo cáo

Sau khi đã giải quyết xong các phần nội dung nghiên cứu, người học tiến hành hoàn thiện cấu trúc bài báo cáo về nội dung và hình thức theo đúng chuẩn quy định của đơn vị đào tạo.

Dưới đây là 2 nhóm yêu cầu cụ thể về mặt hình thức trình bày mà bạn cần nắm vững:

  • Hình thức trình bày tổng thể nội dung:
  • Khổ giấy A4
  • Hình thức in: In một mặt
  • Số trang: Tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang không kể phụ lục
  • Định dạng chữ: Font Time New Roman, size 13
  • Dãn dòng: 1.5
  • Căn lề: Trái: 3,5cm; phải: 2cm; trên: 2cm; dưới: 2cm
  • Thanh tiêu đề: Không sử dụng
  • Đánh số trang: Đánh số 1 bắt đầu sau phần Mục lục
  • Bảng, hình ảnh, sơ đồ: Đánh số thứ tự và ghi tên ở đầu mỗi bảng
  • Hình thức trình bày trang bìa báo cáo tốt nghiệp:
  • Trang bìa: bìa cứng, khổ A4
  • Trang phụ bìa: giấy A4, mẫu giống trang bìa
  • Tên trường, tên khoa
  • Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • Tên chuyên ngành đang học
  • Tên cơ quan thực tập
  • Họ và tên người theo dõi (kèm học hàm, hàm vị)
  • Họ và tên giảng viên hướng dẫn (kèm học hàm, hàm vị)
  • Họ và tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
  • Địa điểm và thời gian hoàn thành báo cáo

6. Top 5 lý do khiến báo cáo thực tập không đạt yêu cầu

Dưới đây là 5 lý do cơ bản khiến bài báo cáo thực tập không được đánh giá tốt:

  • Một là, bài viết có dấu hiệu cố ý sao chép nội dung từ các báo cáo của sinh viên khác hoặc các mẫu báo cáo đã có sẵn.
  • Hai là, bài viết sao chép từ các nguồn khác mà không có trích dẫn hoặc trích dẫn y nguyên dù có ghi nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ và rõ ràng.
  • Ba là, sinh viên không trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp các nội dung văn bản đã tham khảo trong bài viết.
  • Bốn là, báo cáo thực tập vẫn được hoàn thiện dù sinh viên không thực tập tại bất kỳ đơn vị thực tế nào
  • Năm là, sinh viên không tuân thủ các quy định làm báo cáo của giảng viên hướng dẫn, đơn vị đào tạo và cơ sở thực tập.

7. Mẫu báo cáo thực tập tiêu biểu

Trên đây, Best4Team đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chi tiết từ A – Z theo từng phần cụ thể gồm mở đầu, các chương nội dung, giải pháp, kiến nghị. Bên cạnh đó là 4 bước làm báo cáo tốt nghiệp chuẩn nhất để bạn tham khảo. Hy vọng rằng qua đây, bạn đã nắm vững được cách làm báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng chuẩn. Chúc bạn đọc học tốt và thành công!

5/5 (2 Reviews)

Từ khóa » Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp