Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết Báo Cáo Và Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuẩn ...

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi TS. Lê Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh - Giảng viên khóa học hành chính nhân sự tại trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh.

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn mà bất cứ sinh viên nào cũng sẽ phải trải qua. Đây là giai đoạt quyết định và khẳng định năng lực của sinh viên sau thời gian đào tạo tại trường.

Báo cáo tốt nghiệpkhóa luận tốt nghiệp cũng là học phần chiếm tỷ trọng điểm số cao nhất tất cả các môn học ở môi trường đào tạo chính quy. Do vậy sinh viên rất nỗ lực đạt điểm số cao đặc biệt là nhưng sinh viên chưa có điểm nổi bật trong suốt quá trình học tập. Đây là cơ hội để những sinh viên đó nâng cao điểm số và có được tấm bằng như mong muốn.

Bài viết dưới đây, Lê Ánh HR sẽ thông tin đến bạn đọc chi tiết về thực tập tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp 

Nội dung bài viết:
  • I. Mục Đích Và Yêu Cầu Của Thực Tập Tốt Nghiệp Là Gì?
    • 1. Mục đích của việc thực tập
    • 2. Yêu cầu khi sinh viên tham gia thực tập
  • II. Cách Chọn Và Đặt Tên Đề Tài
  • III. Yêu Cầu Về Nội Dung Cơ Bản Của Báo Cáo Tốt Nghiệp
    • 1. MỞ ĐẦU
    • 2. NỘI DUNG CHÍNH
    • 3. KẾT LUẬN
  • IV. Một Số Các Quy Định Khác
    • 1. Cấu trúc sắp xếp báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp (báo cáo)
    • 2. Trình bày, định dạng báo cáo
    • 3. Trình bày các nội dung khác
  • V. Lưu ý khi viết báo cáo và khóa luận

I. Mục Đích Và Yêu Cầu Của Thực Tập Tốt Nghiệp Là Gì?

Bất cứ một hoạt động nào được xây dựng cũng có mục đích và yêu cầu cụ thể, thực tập không chỉ giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế và còn giúp sinh viên đúc kết lại những kiến thức trong thời gian thực tập kết hợp với kiến thức được đào tạo để có được một bài báo cáo tốt nghiệp tốt nhất

1. Mục đích của việc thực tập

Thực tập tốt nghiệp được tổ chức vào học kỳ cuối của khóa đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Đơn vị thực tập).

Qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể tại các Đơn vị thực tập và học hỏi, rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của xã hội sau khi tốt nghiệp.

»»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu

2. Yêu cầu khi sinh viên tham gia thực tập

  • Sinh viên tham gia cùng tổ chức, doanh nghiệp giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình thực tập liên quan đến ngành quản trị nhân lực.
  • Sinh viên phải lựa chọn đề tài để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp; phải viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết về nội dung nghiên cứu.
  • Cuối đợt thực tập, sinh viên phải viết "BÁO CÁO TỐT NGHIỆP" theo hướng dẫn và nội dung phải thuộc lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. Báo cáo tốt nghiệp phải có ý kiến nhận xét của Đơn vị thực tập (nhận xét, ký tên và đóng dấu). "Báo cáo tốt nghiệp" ghi nhận kết quả thực tập của sinh viên vào cuối đợt thực tập tốt nghiệp.
  • "KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP" được phát triển từ "báo cáo tốt nghiệp" hoặc một nghiên cứu mới có nội dung thuộc lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, chỉ áp dụng đối với sinh viên có đủ các điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo.

"KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP" phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu:

  • Có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn;
  • Số liệu và các nguồn trích dẫn phải  chính xác và đáng tin cậy;
  • Văn phong mạch lạc, chuẩn xác;
  • Được trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.

II. Cách Chọn Và Đặt Tên Đề Tài

Chọn đề tài thực tập là công việc đầu tiên của sinh viên khi thực tập tốt nghiệp. Việc xác định, lựa chọn nội dung thực tập và đặt tên đề tài có thể dựa trên các tiêu chí và yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với ngành Quản trị nhân lực:

- Cơ cấu tổ chức; Tạo động lực cho nhân viên; Nguồn nhân lực; Năng suất lao động; Chính sách lương, thưởng; Tổ chức lao động khoa học; Định mức lao động; Văn hoá doanh nghiệp; Quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm;…

- Phong cách lãnh đạo; Hiệu quả của tổ chức;

- Quản lý chất lượng (chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm).

  • Vấn đề mà sinh viên có sự quan tâm (đam mê, gắn với công tác hiện tại/ sau này, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên), có thế mạnh về kiến thức chuyên môn.
  • Đề tài phải có ý nghĩa thực tế - gắn với yêu cầu của Đơn vị thực tập.
  • Có khả năng thu thập dữ liệu tại Đơn vị thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp.
  • Vừa sức trong giới hạn về năng lực bản thân, thời gian và các điều kiện khác.
  • Tên đề tài phải ngắn gọn song đủ nghĩa, phản ánh đúng ý tưởng, nội dung, đối tượng nghiên cứu chính.

III. Yêu Cầu Về Nội Dung Cơ Bản Của Báo Cáo Tốt Nghiệp

Báo cáo tốt nghiệp gồm 03 phần: Mở đầu, Nội dung các chương và Kết luận.

Gợi ý nội dung các phần như sau.

1. MỞ ĐẦU

Phần này là cần thiết và bắt buộc. Mục đích của phần này là trình bày vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh nhất định. Phần mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc phác thảo khung sườn của đề tài, do vậy cần được viết một cách thận trọng, súc tích, rõ ràng. Phần mở đầu bao gồm các nội dung sau:

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong mục này sinh viên phải chứng tỏ được lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.

Một số lý do có thể gồm:

  • Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu;
  • Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn những nội dung cần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ;
  • Vấn đề nghiên cứu đang có tính thời sự cao, cần được giải quyết;
  • Vấn đề mà qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy tại Đơn vị thực tập có nhiều tồn tại cần khắc phục;
  • Xuất phát từ yêu cầu của Đơn vị thực tập.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Sinh viên cần xác định rõ đích đến cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài là gì? Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng là tiền đề cho việc xây dựng một kết cấu nội dung tốt và đảm bảo cho sinh viên hướng nghiên cứu thành công.

Mục tiêu nghiên cứu thường liên quan trực tiếp đến tên gọi của đề tài. Mỗi báo cáo có thể có một mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể riêng biệt.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Sinh viên liệt kê những nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong báo cáo phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được chỉ Nói cách khác, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thì trong báo cáo cần phải làm những gì? và khi hoàn thành các nhiệm vụ chỉ ra thì mục tiêu sẽ được thực hiện.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là tổng thể những khía cạnh /nội dung có liên quan đến đề tài, được sinh viên lựa chọn phù hợp với ngành, hoàn cảnh nghiên cứu.

Ví dụ với đề tài về "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực tại Công ty X" thì đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực, những giải pháp tạo động lực và thực trạng công tác tạo động lực của Công ty X.

- Phạm vi nghiên cứu là giới hạn không gian, thời gian và nội dung mà báo cáo đề cập. Việc xác định rõ phạm vi nghiên cứu là để đảm bảo tính đầy đủ của nội dung báo cáo, tránh lan man làm mất tính tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu. Khi viết mục này sinh viên cần làm rõ:

(1) Phạm vi về không gian: Là tên/ địa điểm của Đơn vị thực tập;

(2) Phạm vi về thời gian: Là khoảng thời gian thu thập dữ liệu cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu;

(3) Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Chỉ rõ giới hạn của những nội dung nghiên cứu.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong mục này sinh viên dự kiến các phương pháp sẽ được áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho báo cáo. Các phương pháp lựa chọn có thể gồm:

- Nghiên cứu định tính (dữ liệu thu thập chủ yếu ở dạng chữ, không đo lường bằng số lượng và qua nghiên cứu tài liệu, tình huống,…) 

- Nghiên cứu định lường (thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi có cấu trúc, phỏng vấn, quan sát bằng những công cụ khác).

2. NỘI DUNG CHÍNH

Nội dung chính là các chương của một báo cáo có thể được kết cấu theo những dạng khác nhau tùy theo tính chất chuyên môn của đề tài cũng như phương pháp giải quyết đề tài mà sinh viên lựa chọn.

Kết cấu của báo cáo do sinh viên đề xuất được chấp nhận nếu như vậy là phù hợp và tốt hơn cho việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra (03 chương, 4 chương, 5 chương ). Dưới đây là những định hướng cơ bản các trường hợp báo cáo gồm 3 chương chính.

2.1. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN <VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU>

Chương này tập trung trình bày cơ sở lý luận (lý thuyết, giả thuyết khoa học,...) được sử dụng trong đề tài và thừuong đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến thực hiện các nhiệm vụ của báo cáo như: khái niệm, vị trí, vai trò, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng, giải pháp,... Nội dung có thể bao gồm:

  • Những vấn đề cơ bản về <vấn đề nghiên cứu>.
  • Những nội dung về lý luận liên quan đến việc đánh giá thực trạng của <vấn đề nghiên cứu>.
  • Những nội dung về lý luận liên quan đến việc đề xuất các giải pháp của <vấn đề nghiên cứu>.

2.2. Chương 2: THỰC TRẠNG <CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU>

Chương này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của những khía cạnh mà Đơn vị thực tập chưa làm hoặc chưa làm tốt, cần khắc phục. Nội dung có thể bao gồm:

  • Tổng quan về Đơn vị thực tập: Giới thiệu chung, quá trình thành lập và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh (có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu), kết quả và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh (nếu có).
  • Tổng quan về Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác QTNL (đơn vị thực tập): Giới thiệu về tổ chức bộ máy chung trách (tên gọi, chức năng, công việc chuyên trách nhân sự, mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách); Tổ chức nhân sự trong bộ máy (thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách, bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách).
  • Thực trạng về <vấn đề nghiên cứu>: Xác định và mô tả những nội dung của vấn đề nghiên cứu; phân tích, đánh giá thực trạng từng nội dung của vấn đề nghiên cứu thông qua dữ liệu thực tế thu thập được, so sánh đối chiếu với lý thuyết hoặc các mô hình chuẩn; tìm hiểu nguyên nhân của những khía cạnh mà Đơn vị thực tập chưa làm hoặc chưa làm tốt, cần khắc phục.

2.3. Chương 3: GIẢI PHÁP <ĐỂ THỰC HIỆN TỐT HƠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU>

Chương này cần tập trung nghiên cứu 02 phần cơ bản:

- Quan điểm, chủ trương, chính sách <vấn đề nghiên cứu> của đơn vị thực tập.

- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vấn đề nghiên cứu. Theo đó, những giải pháp đề xuất nếu được thực hiện sẽ khắc phục được những khía cạnh mà Đơn vị thực tập chưa làm hoặc chưa làm tốt. Mỗi giải pháp đề xuất được thể hiện thành một mục riêng và gồm các nội dung sau:

  • Mục tiêu của giải pháp.
  • Căn cứ đề xuất giải pháp.
  • Nội dung của giải pháp.
  • Kinh phí và lộ trình thực hiện giải pháp (không bắt buộc đối với báo cáo tốt nghiệp).
  • Dự kiến lợi ích, hiệu quả mang lại khi thực giải pháp (không bắt buộc đối với báo cáo tốt nghiệp).

3. KẾT LUẬN

Mục đích của phần này là tóm tắt các nội dung nghiên cứu đã được trình bày trong phần nội dung chính và khẳng định lại kết quả nghiên cứu theo các nhiệm vụ đã xác định của báo cáo.

Yêu cầu khóa luận tốt nghiệp

IV. Một Số Các Quy Định Khác

1. Cấu trúc sắp xếp báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp (báo cáo)

- Trang bìa: Trình bày theo mẫu kèm theo;

- Trang bìa phụ: Trình bày theo mẫu kèm theo;

- Mục lục;

- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt;

- Danh mục các bảng;

- Danh mục các hình vẽ, đồ thị;

- Các phần của nội dung báo cáo (Mở đầu, Các chương và Kết luận);

- Danh mục tài liệu tham khảo;

- Phụ lục (nếu có);

- Nhận xét của Đơn vị thực tập;

- Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn;

- Trang bìa cuối: không có nội

2. Trình bày, định dạng báo cáo

- Báo cáo phải được đánh máy trên khổ giấy A4, khổ đứng, in một mặt; đối với các nội dung cần trình bày theo chiều ngang thì đầu bảng là lề trái của trang.

- Định dạng trang:

  • Lề trên (top): 2,5cm;          
  • Lề dưới (bottom): 2,5cm;
  • Lề trái (left): 3,5cm;                       
  • Lề phải (right): 2,0cm; Header: 1,5cm;                                  
  • Footer: 1,5cm.

- Dùng font chữ Times New Roman, mật độ bình thường; chế độ hàng (Line spacing): 1.5 lines (riêng dữ liệu trong bảng: linh hoạt).

- Trình bài nội dung các phần/chương báo cáo NCKH:

+ Tên phần /chương: Cỡ chữ 14, in đậm-HOA, căn giữa và thứ tự phần/ chương sử dụng theo các số tự nhiên 1, 2,...

+ Tên các mục lớn cấp 1 trong phần/ chương: Cỡ chữ 13, in đậm-HOA, căn đều 2 biên, dòng đầu tiên thụt vào so với lề trái 1,0cm và sử dụng các ký số tự nhiên  để biểu diễn thứ tự các mục (Ví dụ: 1.1.; 1.2.;…).

+ Tên các mục nhỏ cấp 2 (nếu có) trong phần/ chương: Cỡ chữ 13, in đậm - thường, căn đều 2 biên, dòng đầu tiên thụt vào so với lề trái 1,0cm và sử dụng các ký số tự nhiên để biểu diễn thứ tự các mục (Ví dụ: 1.1.1.; 1.1.2.;…).

+ Các nội dung còn lại của báo cáo: Cỡ chữ 13, căn đều 2 biên và định dạng thống nhất. Mục/ nội dung nhỏ tiếp theo đầu tiên: Dòng đầu tiên thụt vào so với lề trái 1,0cm và có thể sử dụng các ký hiệu dấu trừ (-) để biểu diễn thứ tự mục; Các mục/ nội dung nhỏ tiếp theo: dòng đầu tiên thụt vào so với lề trái 1,5cm và có thể sử dụng các ký hiệu dấu cộng (+) để biểu diễn thứ tự mục.

- Trình bày bảng, hình vẽ, đồ thị: Bảng số liệu, hình ảnh, đồ thị khi trích dẫn phải có số thứ tự, tên, đơn vị tính cho các số liệu và nguồn gốc số liệu. Ví dụ:

Bảng 2.10. Cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng

Thương mại, dịch vụ

60

159

31

24,0

63,6

12,4

Tổng

250

100

Nguồn: Sở LĐTBXH Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo, 2008

»»» Xem thêm: Khóa học hành chính nhân sự cho người mới bắt đầu

3. Trình bày các nội dung khác

- Mục lục: Trình bày có hệ thống, theo trình tự của cấu trúc báo cáo và đánh số trang đến mục cấp 2 của nội dung (Ví dụ: 1.1.; 1.2.).

- Danh mục các bảng, các hình vẽ, đồ thị: Trình bày có hệ thống, theo trình tự của bảng, hình vẽ, đồ thị kèm chỉ mục

- Trích dẫn tài liệu

Trích dẫn trực tiếp: là cách trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của tác giả tài liệu tham khảo vào báo cáo. Trích dẫn nguyên văn đòi hỏi phải chính xác từng từ, câu hay từng định dạng của tác giả tài liệu tham khảo. Phần trích dẫn phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Tên tác giả, năm xuất bản và số trang được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: "Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo” (Trần Kim Dung, 2009, 141).

- Trích dẫn gián tiếp: là việc sử dụng một ý tưởng, một đoạn văn, kết quả hay đại ý của tài liệu tham khảo theo cách diễn giải bằng từ ngữ của sinh viên trong báo cáo của mình. Trong nghiên cứu, đây là cách trích dẫn được khuyến khích. Khi thực hiện cách trích dẫn này, sau câu hay đoạn văn diễn tả lại ý tưởng /kết quả của tài liệu tham khảo là tên của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo đó nằm trong ngoặc đơn, cách nhau bởi dấu phẩy.

Ví dụ: Trong tuyển dụng, phỏng vấn được xem là khâu quan trọng nhất trong việc làm sáng tỏ những thông tin của ứng viên (Trần Kim Dung, 2009).

- Các nguyên tắc trích dẫn: Tác giả của tài liệu tham khảo có thể là cá nhân (một tác giả), tập thể (nhiều tác giả), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Chính phủ, Quốc hội, Liên hiệp quốc, công ty X). Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả.

+ Tác giả là người Việt Nam, tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Việt, thì ghi họ tên theo ngữ pháp Tiếng Việt. Ví dụ: Trần Kim Dung (2009).

+ Tác giả là người nước ngoài, hay tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Anh, thì họ của tác giả bằng tiếng Anh. Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản là Andrew Mathews (2005) thì ghi là Mathews (2005).

+ Tác giả là tập thể thì cách trích dẫn như sau:

- Nếu tập thể là hai tác giả thì tên hai tác giả nối với nhau bởi chữ và. Ví dụ: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).

- Nếu tác giả từ ba tác giả trở lên thì ghi tên một tác giả và cộng sự. Ví dụ: Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2009).

+ Tác giả là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp: nếu có tên viết tắt thì ghi tên viết tắt [Ví dụ: World Bank là WB (2011), Asian Development Bank là ADB (2014)]; nếu không có tên viết tắt thì ghi đầy đủ [Ví dụ: Quốc hội Việt Nam (2012)].

- Danh mục tài liệu tham khảo

Khi lập danh mục tài liệu tham khảo thì thực hiện xếp riêng theo từng ngôn ngữ và mỗi ngôn ngữ được ghi thành từng nhóm như: tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh,… Tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào tài liệu tham khảo tiếng Việt. Tác giả là người Việt Nam nhưng tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được ghi vào tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài. Tất cả tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài phải được viết nguyên văn, không phiên âm thành tiếng Việt.

Tài liệu được trích dẫn trong báo cáo nhất định phải được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo và được xếp theo từng nhóm, thứ tự ABC của tên của tác giả. Định dạng và trình tự ghi danh mục tài liệu tham khảo như sau:

- Tài liệu tham khảo là sách được in, công bố và in riêng biệt: Tên tác giả, năm công bố. Tên sách. Lần xuất bản (chỉ ghi mục này nếu không phải xuất bản lần thứ 1). Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không ghi tên quốc gia): Nhà xuất bản.

Ví dụ:

+ Sách một tác giả: Trần Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB. Thống kê.

+ Sách hai tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng. Hà Nội: NXB. Thống kê.

+ Sách ba tác giả trở lên: Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2009. Dự báo và phân tích dữ liệu. Hà Nội: NXB. Thống kê.

- Sách dịch sang tiếng Việt: Tên tác giả, năm xuất bản sách gốc. Tên sách. Dịch từ tiếng (Anh/ Pháp, …). Tên của người dịch, năm dịch. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Ví dụ: Sterner, T., 2002. Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi trường. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Đặng Minh Phương, 2008. Hồ Chí Minh: NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các sách được đăng dưới dạng điện tử (electronic books), tài liệu dạng PDF trong các cơ sở dữ liệu trên internet: Tên tác giả, năm công bố. Tên sách [dạng thức]. Truy cập tại:<đường link địa chỉ mang> [Ngày truy cập]

Ví dụ: Donahoe, T., 1993. Finding the Way: Structure, Time, and Culture in School Improvemen [pdf] Available at: [Accessed 17 November 2013].

- Bài đăng trên các tạp chí khoa học: Tên tác giả, năm. Tựa đề bài báo. Tên tạp chí, số xuất bản, số thứ tự trang của bài báo.

Ví dụ: Trần Kim Dung, 2006. Thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức. Tạp chí kinh tế phát triển, số 184, trang 50-52.

- Các bài báo đăng trong các kỷ yếu của các hội thảo, hội nghị, diễn đàn, bản tin, có xuất bản: Tên tác giả. Tên bài báo. Tên kỷ yếu /hội nghị /diễn đàn, số thứ tự trang của bài báo. Cơ quan/Địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức.

Ví dụ: Đinh Kiệm. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam-Nhận diện những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Hội thảo khoa học: Nhận diện cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế-Phân tích từ thị trường lao động, trang 20-39. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận và Trường Đại học Lao động-Xã hội (CSII), tháng 7 năm 2016.

- Chuyên đề tốt nghiệp đại học, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ: Tên tác giả, năm. Tên luận văn, Bậc học. Tên chính thức của trường.

Ví dụ: Nguyễn Thị Bích Trâm, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TP. HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

- Các giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập (đã được hội đồng khoa học trường thẩm định và cho phép sử dụng): Tên tác giả, năm công bố. Tên giáo trình/ bài giảng/ tài liệu. Tên chính thức của trường.

Ví dụ: Võ Văn Nhị, 2009. Bài tập nguyên lý kế toán. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các tài liệu lưu hành nội bộ (báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết,…): Cơ quan

/doanh nghiệp, năm, tên tài liệu. Thời gian phát hành tài liệu.

Ví dụ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2010. Quy trình tuyển dụng nhân viên. Tháng 3, năm 2010.

- Các thông tin đăng tải trên internet: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên của tài liệu tham khảo <đường link địa chỉ truy cập> [Ngày truy cập].

Ví dụ: Phan Xuân Dũng, 2013. Một số biện pháp xây dựng nề nếp ứng xử trong nhà trường . [Ngày truy cập: 17 tháng 11 năm 2013].

Lưu ý: Các thông tin đăng tải trên mạng internet có nhiều sự khác biệt về chất lượng và nội dung nên cần cân nhắc trước khi trích dẫn những tài liệu thuộc nguồn này.

- Phụ lục: Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung báo cáo như bảng số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, văn bản pháp luật,… Mỗi nội dung /nhóm nội dung được trình bày thành một phụ lục riêng và được thể hiện theo thứ tự (Ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2,…).

- Các trang nhận xét: Trình bày theo mẫu. Riêng trang nhận xét của Đơn vị thực tập phải thể hiện được thông tin của người nhận xét, nội dung nhận xét, chữ ký của người nhận xét, đồng thời phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền và  đóng dấu của Đơn vị thực tập.

- Cách đánh số trang:

- Các phần của nội dung báo cáo (Mở đầu, Các chương và Kết luận) và Danh mục tài liệu tham khảo: Sử dụng các ký số 1, 2, 3,... để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với cỡ chữ 13, font như trình bày trong nội dung báo cáo;

- Phần Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt; Danh mục các bảng và Danh mục các hình vẽ, đồ thị: Sử dụng các ký tự i, ii, iii,... để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với cỡ chữ 13, font như trình bày trong nội dung báo cáo;

- Phần Phụ lục: Sử dụng ký tự “PL.” kèm các ký số 1, 2, 3,... để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với cỡ chữ 13, font như trình bày trong nội dung báo cáo (Ví dụ: PL.1, 2,…).

  • Số trang của phần nội dung chính báo cáo: Từ 40 – 60 trang và đảm bảo cân đối giữa các chương.
  • Cuối mỗi chương cần có những kết luận ngắn chỉ ra những điều rút ra từ nghiên cứu và tạo “cầu nối” của chương đó với các chương Nội dung của kết luận chương phải nêu được những kết quả chủ yếu đạt được của chương, những kết luận quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất mà sinh viên rút ra được.
  • Nộp báo cáo tốt nghiệp: Sinh viên nộp 02 bản, trong đó có ít nhất 01 bản chính với thời hạn theo kế hoạch của
  • Quy định riêng đối với Khóa luận tốt nghiệp:
  • Số trang của phần nội dung chính báo cáo: Từ 50 – 70 trang và đảm bảo cân đối giữa các chương.
  • Nộp khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên nộp 03 bản với thời hạn theo kế hoạch của
  • Bìa ngoài cùng của khóa luận là bìa cứng và nội dung theo mẫu.

V. Lưu ý khi viết báo cáo và khóa luận

Khi viết báo cáo và khóa luận, có một số lưu ý quan trọng sau đây:

- Trước khi viết, bạn cần xác định rõ mục tiêu của báo cáo/ khóa luận và đối tượng đọc của nó. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn ngôn ngữ, cấu trúc và phong cách phù hợp.

- Việc sử dụng nguồn thông tin đáng tin cậy và cập nhật là rất quan trọng để bảo đảm tính chính xác và uy tín của báo cáo/khóa luận.

- Mỗi trường, khoa hoặc viện có thể có quy định riêng về hình thức và nội dung của báo cáo/khóa luận. Việc tuân thủ những quy định này là rất quan trọng.

- Tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, không chính xác, hoặc quá chuyên ngành khi viết báo cáo/khóa luận. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

- Bố cục và trình bày thông tin cần phải logic và có hệ thống. Điều này giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được nội dung của báo cáo/khóa luận.

- Trước khi hoàn thành, hãy kiểm tra kỹ lưỡng về chính tả và ngữ pháp để đảm bảo báo cáo/khóa luận của bạn không có lỗi về ngôn ngữ.

- Tránh sao chép nội dung từ các nguồn khác mà không ghi rõ nguồn.

Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị hành chính nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các Khóa học hành chính nhân sự tại trung tâm Lê Ánh HR. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offlinekhóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

Lê Ánh HR chúc bạn thành công!

Từ khóa » Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp