“Bật Mí” Công Dụng Của Củ Ngải Trong điều Trị Viêm đại Tràng!

Củ ngải có nhiều công dụng, một trong số đó là điều trị bệnh viêm đại tràng và các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Tuy nhiên có những loại củ ngải nào và cách thực hiện ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua thắc mắc của độc giả Phạm Đình Hưng dưới đây.

4.9/5 - (347 bình chọn)

Hỏi: “Tôi hay đi ngoài, đau bụng, khó chịu và có người mách sử dụng củ ngải. Nhưng khi tìm hiểu trên mạng, có rất nhiều loại và thường chỉ có cây ngải dùng cho tâm linh. Vậy có những cách nào để tôi sử dụng loại củ này. Tôi xin cảm ơn”.

(Phạm Đình Hưng – Thái Bình)

Trả lời: Để trả lời câu hỏi của anh Hưng, hiện nay trên thị trường đúng là có rất nhiều củ ngải với nhiều loại và mục đích sử dụng khác nhau. Nếu anh đang mắc bệnh về đại tràng cũng như tiêu hóa nói chung thì có thể loại được biếu là ngải đen hoặc ngải tiên. Anh có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết loại mình đang sử dụng và có những cách dùng thích hợp nhé.

  1. 1. Củ ngải được lấy từ đâu?
  2. 2. Công dụng 
    1. 2.1. Công dụng của củ ngải đen
    2. 2.2. Công dụng của củ ngải tiên
  3. 3. Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa và viêm đại tràng bằng củ ngải
    1. 3.1. Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa bằng củ ngải tiên
      1. 3.1.1. Chữa lạnh bụng, đầy hơi chướng bụng
      2. 3.1.2. Chữa viêm đại tràng bằng củ ngải tiên
    2. 3.2. Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa bằng củ ngải đen
      1. 3.2.1. Bài thuốc giúp kháng viêm, kháng khuẩn
      2. 3.2.2. Bài thuốc cho rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, kích thích tiêu hóa
      3. 3.2.3. Chữa chứng kém ăn mệt mỏi
      4. 3.2.4. Chữa đau bụng, ăn không tiêu
      5. 3.2.5. Sử dụng trong nấm mạn tính ở đường ruột
      6. 3.2.6. Trị đau bụng từng cơn do nhiễm lạnh
  4. 4. Chữa bệnh tiêu hóa, viêm đại tràng bằng củ ngải có tốt không?
  5. 5. Lưu ý khi sử dụng
  6. 6. Lời khuyên từ chuyên gia

1. Củ ngải được lấy từ đâu?

củ ngải là gì

Củ ngải là phần củ của cây ngải, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), có thể được thu hoạch từ cây ngải tiên hoặc cây ngải đen. Ngoài ra còn rất nhiều loại ngải khác như ngải bún làm gia vị nấu món bún.

Bài viết này sẽ để cập tới hai loại củ ngải tiên và củ ngải đen, có công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, đầy bụng, khó tiêu.

Củ ngải tiên xuất hiện nhiều ở Hà Giang và đã có những phát hiện khoa học trong điều trị bệnh viêm đại tràng trong khi củ ngải đen được trồng ở tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Thanh Hóa.

Cây ngải tiên dễ nhận biết hơn và củ cũng dễ phân biệt với các loại cây thuộc họ gừng khác. Tuy nhiên củ của cây ngải đen đang bị thổi phồng giá trị, không chỉ về mặt dược học mà còn ở cả mặt tâm linh.

Để phân biệt củ cây ngải đen, bạn có thể luộc chín một quả trứng gà (để nguyên vỏ) sau đó cắt một miếng ngải đen và chà lát củ lên vỏ quả trứng gà. Sau 10 phút khi bóc vỏ quả trứng nếu thấy lòng trắng chuyển màu đen thì đây chính là củ ngải chuẩn.

2. Công dụng 

2.1. Công dụng của củ ngải đen

công dụng của ngải tiên

Củ ngải đen có tính ấm, giúp khử độc, phục hồi nhanh sức khỏe và là thảo dược hiếm, có tác dụng quan trọng trong:

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Chống viêm nhiễm, kháng khuẩn
  • Điều hòa các chức năng của các bộ phận trong cơ thể
  • Chữa các triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa

2.2. Công dụng của củ ngải tiên

công dụng của ngải tiên

Trong thành phần hóa học của cây ngải tiên rất đa dạng, đặc biệt ở củ, có nhiều chất steroid, glycoside, flavonoid, giúp kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị những bệnh như:

  • Khu trừ phong thấp, ôn trung tán hàn
  • Dễ gây trung tiện, trừ giun
  • Có tác dụng trong chữa lạnh bụng, đầy bụng, chướng bụng, tiêu hóa kém
  • Chữa các triệu chứng đau nhức xương khớp
  • Chữa rắn cắn
  • Ngoài ra còn dùng làm thuốc hạ nhiệt, thuốc trị thối mũi, gàu tóc…

3. Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa và viêm đại tràng bằng củ ngải

3.1. Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa bằng củ ngải tiên

3.1.1. Chữa lạnh bụng, đầy hơi chướng bụng

củ ngải tiên trị bệnh tiêu hóa

Củ ngải tiên có tác dụng trong việc chữa bệnh liên quan tới tiêu hóa. Ảnh: Báo Khoa học Đời sống

Cách thực hiện:

  • Lấy củ ngải thái lát, phơi khô sắc lấy nước uống
  • Có thể tán bột và hòa với nước cho dễ uống
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng thân, rễ hoặc quả khô sắc lấy nước uống.
  • Nên uống 3 lần/ngày để đạt được công dụng.

3.1.2. Chữa viêm đại tràng bằng củ ngải tiên

Kết hợp sử dụng ngải tiên với Ý dĩ và Hoài sơn thoe bài thuốc dân gian của người Dao tại xã bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

3.2. Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa bằng củ ngải đen

3.2.1. Bài thuốc giúp kháng viêm, kháng khuẩn

Cách thực hiện:

  • Sử dụng củ ngải đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non mỗi loại 2g rửa sạch và phơi khô
  • Tán nhỏ tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn và trộn chung với mật ong, vo thành viên
  • Ngày dùng 1 lần khoảng 2g.

3.2.2. Bài thuốc cho rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, kích thích tiêu hóa

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ngải đen 6g, tam lăng 6g, lúa mạch 9g, trần bì 15g đem sắc với 2 lít nước
  • Sắc đến khi cạn còn khoảng 500ml thì dừng
  • Để nguội, uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất

3.2.3. Chữa chứng kém ăn mệt mỏi

Cách thực hiện:

  • Lấy 160g ngải đen, 20g cốc nha, 40g sao, 40g hạt cau, 16g đăng tâm, 16g nam mộc hương, 20g thanh mộc hương, 20g thành bì, 160g củ ấu, 60g tam lăng, 16g đinh hương tán nhỏ thành bột và chia thành viên nhỏ
  • Nên sử dụng 8-12 viên mỗi ngày cùng với nước gừng sắc để phát huy tối đa công dụng.

3.2.4. Chữa đau bụng, ăn không tiêu

Cách thực hiện:

  • Dùng 3-6g củ ngải đen sắc nước uống
  • Bạn có thể sao khô và tán bột hòa với nước

3.2.5. Sử dụng trong nấm mạn tính ở đường ruột

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: ngải đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g, củ gấu 160g, tam lăng 160g và đinh hương 16g
  • Lấy tất cả các thảo dược khô trên tán bột mịn, vo viên vừa sử dụng
  • Mỗi ngày nên sử dụng 8-12g uống cùng nước gừng sắc.

3.2.6. Trị đau bụng từng cơn do nhiễm lạnh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g ngải đen, 50g mộc hương
  • Tán thành bột và mỗi lần sử dụng 2g uống kèm ít giấm pha loãng

Xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

4. Chữa bệnh tiêu hóa, viêm đại tràng bằng củ ngải có tốt không?

Khi chiết củ ngải tiên bằng n-hexan, các nhà khoa học phân lập được 2 diterpenes labdane mới và 10 chất khác có khả năng chống lại ung thư phổi, neuroblastoma, ung thư vú, các dòng tế bào ung thư cổ tử cung và đặc biệt viêm đại tràng.

Ngoài ra, trong ngải tiên có chứa hoạt chất Diterpenes Coronerin, có khả năng kháng các loại khuẩn cao như nấm, khuẩn amip, trực khuẩn lao, virus, giúp ngăn chặn nguyên nhân gây viêm đại tràng và hỗ trợ tái tạo niêm mạc đại tràng.

Trong Đông y, ngải đen có tính ôn, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như tiêu hóa kém, tiêu viêm, tiêu xơ, chữa đau bụng hiệu quả.

Theo nghiên cứu khoa học, trong ngải đen có rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho việc điều trị bệnh, đặc biệt chất chống oxy hóa flavonoid, có tính kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột.

5. Lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sử dụng củ ngải

Khi sử dụng củ ngải bạn cần lưu ý một số điểm, tránh lạm dụng vị thuốc này. Ảnh: báo Nông nghiệp Việt Nam

Có rất nhiều bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, viêm đại tràng, tuy nhiên tác dụng của củ ngải còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, về thời gian phục hồi. Không phải ai khi sử dụng cũng cảm nhận được tác dụng ngay tức thì.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số trường hợp sau:

  • Nên cân nhắc sử dụng đồng thời nhiều bài thuốc dân gian cùng lúc hoặc sử dụng chung với thuốc tây, tránh trường hợp tương tác thuốc.
  • Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ nhưng ngay khi có những dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và thăm khám kịp thời.
  • Nên sử dụng đúng liều lượng
  • Liệt kê các loại thuốc đang dùng hoặc thông báo tình trạng với bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng củ ngải
  • Củ ngải tiên và ngải đen đều là hai vị thuốc rất quý, tuy nhiên không nên “thần thánh hóa” tác dụng của thảo dược này. Nên lựa chọn đúng các vị thuốc, tránh “tiền mất tật mang”.

6. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, củ ngải đã, đang được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt liên quan đến bệnh tiêu hóa. Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, tươi sống, tránh đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh
  • Không ăn các món tanh sống như gỏi cá, nem chua…
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
  • Chia nhỏ bữa ăn
  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các loại rau củ giàu chất xơ
  • Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm cứng
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập thể dục rèn luyện sức khỏe thường xuyên
  • Nên thăm khám định kỳ
  • Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin cần biết về củ ngải. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do vậy, khi quyết định sử dụng một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị từ những bài thuốc trên, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn và tình hình sức khỏe hiện tại.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hoặc chat với bác sĩ tại đây.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

  • Cây ngải tiên là cây gì? Có thực sự chữa viêm đại tràng được không?
  • 5+ Lý do Đại tràng Tâm Bình được người bệnh cả nước tin dùng
  • Chữa viêm đại tràng bằng nghệ – Hiểu đúng cách, dùng đúng bệnh
  • Nano curcumin là gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao?

Từ khóa » Trong Cay Ngai Co Tot Khong