Bật Mí Những Cách Phòng Ngừa Và điều Trị Rạn Da Khi Mang Thai
Có thể bạn quan tâm
Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi cả về mặt thể chất lẫn làn da. Trong đó, rạn da khi mang thai là tình trạng phổ biến khiến nhiều phụ nữ mang thai lo lắng vì chúng sẽ để lại những vết sẹo xấu xí sau sinh.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các vết rạn khi mang thai sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu bạn biết những cách ngăn ngừa và điều trị mà Grace Skincare Clinic sắp chia sẻ sau đây.
Xem nhanh bài viết tại đây
1. Rạn da khi mang thai là gì? 2. Rạn da bầu xuất hiện ở tam cá nguyệt nào? 3. Làm thế nào để phòng ngừa rạn da khi mang thai? 4. Khi nào nên điều trị rạn da khi mang thai? 5. Các bước điều trị rạn da khi mang thai tại Grace Skincare Clinic
Rạn da khi mang thai là gì?
Khi da bị kéo căng quá mức hoặc phát triển quá nhanh trong thời gian ngắn khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da. Nguyên nhân thường thấy nhất là rạn da khi mang thai do tăng cân dẫn đến tăng kích thước vòng bụng đáng kể.
Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này cũng có thể có tính di truyền. Vì vậy phụ nữ mang thai có mẹ bị rạn da do tăng cân quá mức thì bản thân họ cũng có khả năng dễ bị tăng cân và dễ có nguy cơ bị rạn.
Nguyên nhân bên trong khiến rạn da khi mang thai hình thành là do các sợi Collagen, Elastin. Đây là 2 thành phần chủ chốt giúp độ đàn hồi của da căng và săn chắc, tạo thành giá đỡ cho da bị đứt gãy vì phát triển không kịp so với tốc độ giãn nở của vùng da, nguyên nhân là do bị tăng cân quá nhanh.
Sự xuất hiện các vết rạn da khi phụ nữ mang thai có thể có màu hồng, nâu đỏ, nâu hoặc nâu sẫm. Tình trạng này sẽ mờ dần theo thời gian và chuyển sang màu trắng bạc hơn.
Rạn da bầu xuất hiện ở tam cá nguyệt nào?
Rất có thể phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện các vết rạn da bầu trên bụng (và những nơi khác) vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ hai đến đầu tam cá nguyệt thứ ba, khi phụ nữ mang thai từ 6 đến 7 tháng. Do lúc này, thai nhi cần nhiều dinh dưỡng hơn, khiến các mẹ khó kiểm soát việc tăng cân của thai kỳ.
Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện sớm hơn trên da của mẹ bầu. Vị trí rạn da khi mang thai thường thấy ở mẹ bầu là ở những khu vực dễ bị giãn nở khi bị tăng cân, cụ thể là trên bụng, mông, đùi, hông hoặc ngực.
Làm thế nào để phòng ngừa rạn da khi mang thai?
Dưới đây là một số cách có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa rạn da khi mang thai hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của chúng:
Dưỡng ẩm và massage để hạn chế rạn da khi mang thai
Theo lời khuyên của bác sĩ da liễu, mẹ bầu nên thoa dầu hoặc kem trị rạn da lên bụng, hông và đùi và massage nhẹ nhàng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các công thức với centella thảo mộc hoặc axit hyaluronic (vốn đã có trong da) có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng rạn da cho đến lúc kết thúc thời gian mang thai, nhưng bằng chứng vẫn chưa chính xác.
Không có nghiên cứu chính thức nào chứng minh rằng bơ ca cao, dầu ô liu, dầu hạnh nhân, vitamin E hoặc dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa rạn da khi mang thai.
Dưỡng ẩm hàng ngày bằng kem chống rạn da khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng da khô, ngứa và khó chịu mà vẫn an toàn cho thai nhi.
Nuôi dưỡng làn da của bạn từ bên trong
Mẹ bầu cần tiếp tục bổ sung vitamin trước khi sinh lẫn trong quá trình mang thai. Việc này giúp mẹ bầu đảm bảo nhận được đủ các chất dinh dưỡng khác nhau, hỗ trợ cả sự phát triển của thai nhi và sức khỏe làn da khi mang thai của các mẹ.
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như ớt, cam quýt và dâu tây cũng có thể giúp giảm thiếu nguy cơ bị rạn da khi đang trong thời kỳ mang thai hơn. Vitamin C thúc đẩy sản xuất collagen và mô, giúp giữ cho da chắc khỏe và tăng độ đàn hồi của da và rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Bổ sung đủ vitamin D trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị rạn da khi mang thai và sau khi sinh. Cá, sữa hoặc các sản phẩm thay thế từ sữa và trứng đều có nhiều vitamin D, cùng với các vitamin và chất dinh dưỡng có lợi cho thai kỳ khác (như axit béo omega-3 và choline) cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh.
| Chăm sóc da sau sinh sẽ không là vấn đề khó cho mẹ bầu khi mang thai nếu bạn tham khảo những lời khuyên trong bài viết liên quan này
Giữ cân nặng của bạn tăng chậm và ổn định
Vì tăng cân nhanh chóng thời điểm mang thai là một trong những nguyên nhân gây rạn da. Mẹ bầu nên tăng cân từ từ và tăng cân đều đặn khi mang thai là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp chống rạn da.
Hãy cố gắng tuân theo các khuyến nghị chung về lượng calo trong thời kỳ mang thai để kiểm soát nguyên nhân là tăng cân. Điều này cũng giúp đảm bảo sức khỏe của thai kỳ cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Khi nào nên điều trị rạn da khi mang thai?
Tốt nhất là mẹ bầu nên điều trị rạn da khi mang thai càng sớm càng tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vết rạn da khi mang thai được điều trị trong giai đoạn sớm nhất – khi chúng vẫn còn màu tím hoặc đỏ – dễ dàng đáp ứng với điều trị hơn. Tuy nhiên, khi các vết rạn chuyển sang giai đoạn sau – chúng trở nên trắng hoặc bạc, đôi khi có vết lõm sâu – thì chúng sẽ khó điều trị hơn nhiều.
Để điều trị rạn da lúc mang thai và sau khi sinh, mẹ bầu cần lưu ý đến thời gian điều trị thích hợp là không quá 06 tháng sau khi sinh. Đặc biệt kết quả điều trị sẽ tốt hơn khi các vết rạn da khi còn mới.
Điều trị tình trạng bị rạn da sau khi sinh có thể thực hiện bằng các cách bôi kem/dầu chống rạn, massage, kết hợp bôi kem và massage hay điều trị bằng công nghệ cao theo chỉ định của bác sĩ da liễu để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Điều quan trọng nhất là da phải luôn được nuôi dưỡng kể từ giai đoạn đầu mang thai cho đến lúc sau khi sinh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung collagen, elastin cho vùng bị rạn xuất hiện lúc mang thai, màu của các vết rạn sẽ mờ dần.
Tuy nhiên, sự xuất hiện các vết rạn da khi đã lâu năm thì việc thoa kem hay massage thường không có tác dụng.
Lúc này, bác sĩ da liễu sẽ dùng các liệu pháp phù hợp để làm tổn thương siêu nhỏ trên các vùng rạn cũ mà không làm mẹ bầu bị đau. Mục đích là kích thích các tế bào dưới da hoạt động và thúc đẩy cơ thể làm liền tổn thương mới. Trong đó không thể không nói đến phương pháp lăn kim, biện pháp trị rạn da khi mang thai và sau khi sinh hiệu quả nhất hiện nay.
Các bước điều trị rạn da khi mang thai tại Grace Skincare Clinic
Tùy thuộc vào tình trạng rạn da, bác sĩ sẽ chọn phương pháp lăn kim và kỹ thuật lăn phù hợp.
Lăn kim là biện pháp sử dụng các đầu kim thép không gỉ của y tế, tác động lên vùng bị rạn da để kích thích sản sinh collagen mới dựa trên các vết thương siêu nhỏ. Đồng thời, các bác sĩ tại Grace Skincare Clinic sẽ bổ sung huyết tương giàu tiểu cầu lấy từ máu của bệnh nhân (phương pháp PRP) để thúc đẩy cơ chế tự làm lành của cơ thể, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trên da của khách hàng.
Bước 1
- Bác sĩ da liễu sẽ khám, kiểm tra kỹ khu vực bị rạn da
- Tìm hiểu thói quen chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng của khách hàng để tìm ra nguyên nhân gây rạn da
- Chỉ định điều trị theo phác đồ đã được cá nhân hóa cho khách hàng dựa trên những nguyên nhân đã tìm hiểu
Bước 2
- Vệ sinh khu vực bị rạn da
- Thoa thuốc tê đều khoảng 30 phút
Bước 3
- Điều dưỡng lau sạch thuốc tê với nước muối sinh lý
- Sát trùng da với dung dịch khử trùng
- Chuẩn bị dụng cụ
Bước 4
Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng bàn lăn tiêu chuẩn, thực hiện lăn kim theo kỹ thuật và điều chỉnh cấp độ, đường lăn theo vùng bị rạn da ở trên cơ thể từ 30-40 phút
Bước 5
- Sau quá trình lăn kim, bác sĩ sẽ đưa huyết thanh giàu tiểu cầu hoặc tế bào gốc lên các bề mặt tổn thương để cơ thể hấp thụ và kích thích sản sinh ngay các tế bào mới
- Để khách hàng nghỉ ngơi và theo dõi sự thay đổi trên vùng da của khách hàng
Bước 6
Hướng dẫn chăm sóc da tại nhà
Mỗi một lần điều trị, khách hàng có thể thấy khu vực điều trị rát đỏ trong 48h đầu tiên, tuy nhiên, khu vực này sẽ lành nhanh chóng.
Sau điều trị tình trạng rạn da, da bạn cần tránh nắng tuyệt đối và có thể sử dụng kem chống nắng lên một số vùng như tay, chân để ngăn ngừa tăng sắc tố sau viêm. 03 ngày tiếp theo sẽ là quá trình phục hồi da, da bạn có thể có cảm giác ngứa do quá trình sản sinh da non, sự thay đổi tế bào mới của các vết rạn da ở trên cơ thể. Sau 07 – 28 ngày bạn bắt đầu thấy sự thay đổi của khu vực rạn da ở trên cơ thể được cải thiện hàng ngày.
Trong thời gian này, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám theo yêu cầu để tránh rủi ro không đáng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào độ tuổi khách hàng, các vết rạn da sẽ thay đổi như thế nào kể từ khi mang thai hình thành, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc của khách hàng.
| Cùng tham khảo mẹo làm đẹp da khi mang bầu và cách chăm sóc da cho bà bầu trong bài viết liên quan sau đây để luôn xinh đẹp kể cả trong thai kỳ mẹ nhé!
Nếu bạn đang gặp tình trạng rạn da khi mang thai, đừng ngần ngại liên hệ với Grace Skincare Clinic để được chuyên viên tư vấn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Da liễu Hun Kim Thảo
Liên Hệ Tư Vấn
Grace Skincare Clinic Phòng khám da liễu quốc tế sử dụng thiết bị và công nghệ đạt chuẩn FDA & CE
102ABC Cống Quỳnh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Đặt lịch: https://www.graceskinclinic.com/book-now SĐT: 02822-531-223 Hotline: 0961-796-809
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stretch-marks/
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/stretch-marks.aspx
Từ khóa » Vì Sao Có Bầu Bị Rạn Da
-
Rạn Da Khi Mang Thai: 10 Câu Hỏi để Nhận Biết Và Phòng Ngừa
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Tại Sao Người Bị, Người Không? | Vinmec
-
Sự Thật Về Vết Rạn Da Khi Mang Thai | Vinmec
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Bí Quyết Ngăn Ngừa Và điều Trị Giúp Bạn Lấy Lại ...
-
Bà Bầu Bị Rạn Da Tháng Thứ Mấy Và Khi Nào Thì Các Vết Rạn Biến Mất?
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa
-
Có Phải Ai Cũng Bị Rạn Da Khi Mang Thai? - Bách Hóa XANH
-
Vì Sao Mẹ Bầu Hay Bị Rạn Da - Earthmama
-
Vì Sao Mẹ Bầu Nhật Chẳng Mấy Ai Bị Rạn Da?
-
Bà Bầu Bị Rạn Da Tháng Thứ Mấy? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Rạn Da Khi Mang Thai: Tại Sao Người Bị, Người Không? - Bibabo
-
Trị Rạn Da Cho Mẹ Bầu Bằng Dầu Dừa [Kinh Nghiệm]
-
Review 15 Kem Trị Rạn Da Cho Bà Bầu, Sau Sinh Tốt Nhất Hiện Nay