Rạn Da Khi Mang Thai: Tại Sao Người Bị, Người Không? - Bibabo

Làn da của phụ nữ mang thai sẽ có những sự thay đổi rất nhiều và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ, làm xuất hiện các vết nứt rạn chằng chịt, đỏ tím quanh vùng bụng, hông và đùi. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu và phòng tránh thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc giúp làm giảm tình trạng rạn da khi mang thai ngay từ những ngày đầu.

Rạn da khi mang thai: Tại sao người bị, người không?

1Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Để có thể tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ thì cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe, trong đó, rạn da khi mang bầu là hiện tượng khá phổ biến gây ra sự mất thẩm mỹ và lo lắng cho mẹ bầu.

Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.

Đa số mẹ bầu không thể biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào, tùy theo cơ địa của từng người. Nhưng theo thống kê thì đến 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ càng lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.

Rạn da thường xuất hiện ở tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ

Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi mẹ bầu. Nếu da của mẹ bầu thuộc loại sáng màu thì các vết rạn thường có màu hồng và nếu làn da sẫm màu hơn thì các vết rạn thường sáng hơn cả màu da của họ.

2Những vị trí dễ bị rạn da khi mang thai

Khi mang thai, làn da bị kéo giãn do sự xuất hiện của em bé. Đây thường là những vết rạn da màu đỏ vì chúng mới xuất hiện. Bụng là vị trí dễ xảy ra rạn da nhất. Tuy nhiên, những vết rạn da có thể lan sang các vị trí khác như ngực, hông, lưng, chân, cánh tay, thậm chí là ở cả vùng kín của mẹ bầu.

- Rạn da ở ngực: Vì ngực của mẹ bầu có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong thai kỳ nên phần ngực dưới của bà bầu có thể xuất hiện một số vết rạn da nhạt màu. Vết rạn da có thể lan khắp ngực nhưng cũng có khi chỉ tập trung ở dưới hoặc hai bên ngực. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng gặp trường hợp này. Ngực của mẹ bầu hoàn toàn có thể phát triển mà không gây ra bất kỳ vết rạn da nào.

Vết rạn da có thể lan khắp ngực nhưng cũng có khi chỉ tập trung ở dưới hoặc hai bên ngực

- Rạn da ở hông: Hông là một vị trí mà các vết rạn da hay lan xuống. Khi em bé "lấp đầy" khu vực xương chậu và mẹ bầu tăng cân, các vết rạn có thể từ từ xuất hiện trên hông. Ở một số người, vết rạn trên hông có thể mở rộng ra thành từng mảng lớn và gây ngứa.

Rạn da ở hông có thể thành một mảng lớn và gây ngứa

- Rạn da trên cánh tay: Mặt trong của cánh tay trên nơi gần ngực là vị trí có thể xuất hiện vết rạn da trong thai kỳ. Vết rạn da ở cánh tay cũng khiến các mẹ bầu tự ti bởi mùa hè không dám mặc áo, váy sát nách.

- Rạn da ở chân: Mẹ bầu cũng có thể bị rạn da ở đùi và bắp chân khi mang thai. Đặc biệt là ở phần đùi trong, vết rạn da thường xuất hiện ở vị trí này. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị rạn da ở đầu gối hoặc bắp chân phía sau.

Mẹ bầu cũng có thể bị rạn da ở đùi và bắp chân khi mang thai

- Rạn da ở lưng: Lưng không phải là bộ phận mà mẹ bầu có thể tự nhìn thấy thường xuyên. Nhiều mẹ kể cả khi đã sinh con cũng không bị rạn da ở lưng. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, có những mẹ bầu vẫn bị rạn da ở vùng lưng, phía dưới eo.

- Rạn da vùng kín: Khi mang thai, những vết rạn da có thể kéo dài từ vùng bụng xuống đến vùng kín của chị em. Từ đây, chúng có thể lan sang khu vực đùi trong. Những vết rạn ở vùng kín khó bị mẹ bầu "phát giác" hơn vì khi bụng càng lớn thì mẹ rất khó để nhìn phía dưới vùng kín. Tuy nhiên, rạn da vùng kín lại khiến các mẹ tự ti nhiều vì nó ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng sau này.

3Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai?

Không phải bất kỳ phụ nữ nào trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải hiện tượng rạn da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ.

- Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu.

- Người mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da bởi bụng to hơn, da phải giãn ra nhiều hơn để tạo không gian thoải mái cho em bé nằm trong bụng mẹ.

- Ngoài ra, mẹ bầu bị rạn da khi mang thai còn có thể là do:

+ Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể: Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ thì tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.

Nguyên nhân gây rạn da khi mang bầu

+ Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh: Cấu tạo của da gồm 3 lớp, ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp bì và trong cùng là hạ bì. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ bầu sẽ tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Để giúp hạn chế rạn da thì mẹ bầu hãy cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai, chỉ tăng ở mức độ vừa phải, khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.

+ Do cơ địa: Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai cũng khác nhau. Đối với những mẹ bầu có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.

4Đối tượng nào dễ bị rạn da khi mang thai?

Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, di truyền và mức độ tăng cân. Mặc dù là hiện tượng phổ biến, song không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Điều này cũng lý giải vì sao rạn da có người bị rạn da, có người lại không bị rạn da.

Trên thực tế, những mẹ bầu có mẹ hoặc chị gái từng mang thai và bị rạn da sẽ có nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn những người khác. Đặc biệt, mẹ bầu mang thai khi đã nhiều tuổi hoặc quá ít tuổi (dưới 20 và trên 35) cũng sẽ có nguy cơ bị rạn da cao bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần. Những mẹ bầu đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì cũng sẽ có khả năng cao là khi mang thai cũng sẽ gặp lại tình trạng này.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, những mẹ có sự chăm sóc da tốt, đảm bảo đủ dưỡng chất thì sẽ giúp da tăng độ đàn hồi và không bị rạn da khi mang thai hoặc có bị cũng rất ít và vết rạn da không nhìn rõ.

5Ngăn ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?

Hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải hiện tượng rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách áp dụng một số mẹo nhỏ và các phương pháp giúp hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn và làm mờ vết rạn thì sau khi sinh xong mẹ vẫn có một làn da mịn màng, đều màu và hạn chế tối đa các vết rạn, nếu có bị thì chỉ một vùng nhỏ có màu sắc rất mờ nhạt, gần như không nhìn rõ.

- Ăn các loại thực phẩm tốt cho da, cải thiện tính đàn hồi da, từ đó ngăn chặn các vết rạn da khi mang bầu. Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung lượng vitamin D dồi dào cho cơ thể có thể giảm nguy cơ bị rạn da. Cách dễ nhất để bạn hấp thu vitamin D là thông qua ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các thực phẩm như ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan bò hay các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu vitamin D. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, omega-3, omega-6 như dâu tây, việt quất, cải bó xôi, cải rổ, bông cải, bơ, các loại hạt và các loại quả hạch, ớt chuông đỏ, khoai lang, cà rốt, bí, xoài, cá hồi, dầu cá hoặc quả óc chó.

Thực phẩm giúp bà bầu chống rạn da

- Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ để giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mẹ bầu có thể tập những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như kegel, các bài tập căng cơ và những động tác đơn giản khác. Mẹ bầu nên thử các bài tập nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức như yoga hoặc Pilates để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.

- Uống nhiều nước để giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da được mềm và ẩm hơn, từ đó giúp da khỏe đẹp và giúp cho các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở. Uống 8 ly nước mỗi ngày, nếu đi ra ngoài, mẹ bầu hãy đem theo một 1 – 2 chai nước có dung tích tương đương để uống dần. Mẹ bầu cũng có thể uống trà thảo mộc không chứa caffeine thì vẫn giúp cơ thể cung cấp đủ lượng nước. Ăn nhiều rau và trái cây mọng nước như dưa leo, dưa hấu, dâu tây, táo…

Bà bầu nên uống nước thường xuyên và kiểm soát cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ

- Kiểm soát cân nặng hợp lý: Khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh, các vết rạn da sẽ xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Đó là lý do vì sao bạn cần chú ý đến cân nặng khi mang thai thường xuyên hơn. Dù khi mang thai, mẹ bầu được khuyến khích nạp nhiều năng lượng hơn so với trước, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ phải ăn cho hai người. Khi mẹ bầu muốn ăn gì đó, hãy cứ ăn một chút và sau đó nhấm nháp trái cây để thỏa mãn cơn đói. Điều này giúp mẹ bầu không tăng cân quá mức. Nếu mẹ bầu chỉ tăng từ 8-15kg trong suốt thai kỳ thì tình trạng rạn da cũng sẽ ít hơn so với các mẹ tăng nhiều cân trong thai kỳ.

- Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn. Ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta, ánh mặt trời thường gay gắt và khó chịu. Thêm vào đó, ánh nắng còn gây ra tình trạng sạm, nám và rạn da. Để bảo vệ làn da một cách tốt nhất, mẹ bầu nên dùng kem chống nắng trước khi ra đường.

6Bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu cải thiện rạn da bằng kem trị rạn từ tháng thứ 4 của thai kỳ sẽ giúp giảm đến 80% tình trạng rạn da

Là phụ nữ đã khổ, nhưng không biết chăm sóc bản thân còn khổ hơn. Nhiều chị em sau sinh nở không dám nhìn vào vùng bụng, đùi rạn trắng nữa luôn. Tốt nhất, các chị em nên bôi kem trị rạn ngay từ đầu, chứ đến lúc bụng đùi rạn trắng rồi thì tìm phương án nào cũng khó trị triệt để lắm.

Bác sĩ sản khoa khuyến cáo, các mẹ nên bôi kem trị rạn từ tháng thứ 4 của thai kỳ cho đến hết thai kỳ và sau sinh là tốt nhất. Các vết rạn da ở đùi, bụng sẽ nhanh chóng mờ hẳn đi, các vùng da sần sùi, khô và bị mốc cũng trở lên mịn màng, mềm mại hơn khi mẹ dùng kem trị rạn đều đặn ngày 2 lần trong suốt thai kỳ.

Bác sĩ sản khoa khuyến cáo, các mẹ nên bôi kem trị rạn từ tháng thứ 4 của thai kỳ cho đến hết thai kỳ và sau sinh là tốt nhất

Một số dòng kem trị rạn cho hiệu quả trị rạn, chống rạn da, làm mờ rạn da tốt nhất hiện nay đó là Palmer's Mỹ, Bio Oil, Bella B và Gerber.

6.1. Tinh dầu trị rạn Bio Oil

Dòng Bio Oil đã quá nổi tiếng rồi, có cực kỳ nhiều feedback tích cực của các mẹ đã dùng sản phẩm này. Các mẹ Mỹ, Úc lúc nào cũng có 1 lọ Bio oil trong nhà, phòng lúc bị sẹo để thoa lên đó ạ. Tinh dầu chống rạn da Bio Oil đã giành đến 150 giải thưởng về chăm sóc da cho chị em trên toàn thế giới và là loại kem về chăm sóc da bán chạy nhất trên 17 quốc gia.

- Tác dụng đầu tiên của tinh dầu trị rạn Bio Oil đó là chăm sóc da sau đó giúp làm mờ những vết sẹo trên vùng bụng. Đặc biệt là vết sẹo do mổ đẻ ở trên bụng sẽ làm cho một số mẹ thấy khó chịu và không tự tin khi đi biển.

Tinh dầu trị rạn Bio Oil trị rạn hiệu quả

- Công dụng quan trọng nhất của dầu Bio Oil là chống rạn da. Các mẹ sau khi sinh cần phải có một khoảng thời gian thì da mới trở lại trạng thái trước khi mang thai. Tuy nhiên trên vùng da đã từng mạng thai thường có vết rạn, không bằng phẳng như trước. Do đó, sử dụng kem hỗ trợ điều trị rạn da bio oil là một biện pháp hiệu quả cho da bụng trở lại như ban đầu trước khi sinh.

- Dùng tinh dầu Bio Oil sẽ giúp cải thiện những nơi mà da xuất hiện màu đồng, làm cho màu sắc trên da trở nên đồng đều. Tinh dầu Bio Oil còn có tác dụng khá hiệu quả trong việc cải thiện quá trình lão hóa của da. Nó hạn chế khả năng da bị mất nước.

Hình ảnh trước và sau khi sử dụng tinh dầu trị rạn Bio Oil của các mẹ bầu

"Từ khi mang bầu lần 2 đến giờ, ngày nào sáng thức dậy cũng bôi nên trộm vía đến giờ 33 tuần vẫn chưa thấy vết rạn nào cả. Ngày xưa hồi mẹ hay chị gái sinh, giá được tặng cho cứu tinh này thì hay biết mấy. Nghĩ mà rầu".

"Mình ngày trước lơ ngơ ko biết đến e này để bụng to rạn nhoe nhoét, sau mua e bio oil này về bôi thì ko bị rạn thêm nữa, các vết rạn cũ cũng mờ hơn”. Mẹ Bích Ngọc (Hà Nội).

“Mình xài 1 lần đỡ ngứa hẳn, đến lần thứ 4 thì hết hẳn vết rạn và mụn luôn”

"Đã xài hết 1 chai lớn thấy rất ok, hiện tại 30w chưa thấy vết rạn nào nè, sẽ đặt thêm 1 chai nhỏ nữa để sd cho hết thời gian thai kì để bụng nói ko với vết rạn". Mẹ Nguyễn Hoàng Phi Yến.

“Rất tốt. Vết rạn nhỏ trc đây cung biến mất! Hạn chế dc rạn bụng rất nhiều”. Mẹ Hồng Nhung chia sẻ sau khi dùng kem trị rạn Bio Oil suốt thai kỳ.

6.2. Kem Trị Rạn Da Bella B Tummy Honey

- Kem Trị Rạn Da Bella B Tummy Honey với thành phần thiên nhiên lành tính có tác dụng đặc trị những vết rạn da lâu năm do béo lên hoặc sau sinh, vết rạn có màu nâu, đỏ, thâm hoặc trắng. Công thức dạng nhũ tương thấm vào da một cách nhanh chóng, giữ da luôn đàn hồi và ẩm mịn suốt cả ngày.

Kem trị rạn Bella B đặc trị những vết rạn da lâu năm

- Với thành phần 100% thiên nhiên, chiết xuất cây Hy Thiêm (Siegesbeckia orientalis ), Collagen, Elastin, Bơ hạt mỡ, bơ ca cao, Vitamin E, dầu ôliu, dầu bơ, dầu jojoba, dầu vừng, dầu hạnh nhân, kem trị rạn da Bella-B đặc trị cho những vùng da bị rạn nứt do tăng cân quá nhanh hoặc sau sinh, các vết rạn da lâu năm và rạn da mức độ cao, khó hồi phục, vết rạn có màu nâu, đỏ, thâm hoặc trắng.

- Đặc biệt, kem đặc trị rạn da Bella-B có thể ngăn ngừa vết rạn da mới, cải thiện vết rạn da một cách nhanh chóng và hiệu quả, an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi.

6.3. Kem trị rạn Gerber

Đối với chị em bị rạn rồi nên sử dụng Gerber càng sớm càng tốt. Kem giúp làm mờ vết rạn cũ và hạn chế rạn lan rộng thêm. Gerber có thể điều trị rạn da lâu năm, làm liền những vết sẹo cũ, đồng thời giúp tránh khỏi những vết sẹo mới.

Kem trị rạn Gerber được đánh giá là 1 trong những loại kem trị rạn tốt nhất hiện nay

Gerber trị sẹo do mang thai, thời kỳ tăng cân đột ngột, sẹo do dậy thì thay đổi nội tiết tố đồng thời giúp làm mờ và liền những vết rạn hiện tại tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, còn giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da như da chảy xệ, không đàn hồi, các sắc tố đen...

Kem trị rạn Gerber dùng được cho da khô, giúp da không bị nứt nẻ bong tróc trong mùa đông, chữa da tay khô nứt nẻ, chữa da bị cháy nắng, bỏng rát. Đối với chị em đang mang bầu nên sử dụng từ tháng 4 đến sau sinh để ngăn ngừa vết rạn xuất hiện.

Hình ảnh trước và sau khi sử dụng kem trị rạn Gerber của các mẹ bầu

Gerber được đánh giá là 1 trong những loại kem trị rạn tốt nhất hiện nay, nhiều người tin dùng sử dụng có kết quả. Kem luôn cháy hàng trên các kệ mỹ phẩm Châu Âu vì công dụng trị rạn tốt và giá thành khá ok.

6.4. Kem trị rạn Palmer's Mỹ

Đây là loại kem chuyên dụng dành cho bà bầu vì vậy tinh chất được bào chế từ tự nhiên như cao cao, bơ, vitamin E giúp phòng tránh rạn da hiệu quả. Ngoài giúp phòng chống rạn da, làm mờ các vết rạn da thì kem trị rạn Palmer's còn giúp cải thiện đến 97% độ đàn hồi của da, cung cấp độ ẩm cho da, không gây kích ứng da.

Kem trị rạn Palmer's giúp phòng chống rạn da, làm mờ các vết rạn da, dưỡng ẩm cho da

Mẹ bầu chỉ cần dùng một lượng kem vừa đủ bôi lên vùng da bị rạn như bụng, đùi, mông và bắp chân, cánh tay theo chiều chuyển động. Để có hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên bôi ít nhất 2 lần/ngày.

Có nhiều mẹ bầu sẽ nghĩ rạn da có bôi kem trị rạn cũng thế, các vết rạn có mất đi được đâu. Nghĩ vậy là không đúng đâu mẹ ah. Tuy các vết rạn da không thể biến mất hoàn toàn nhưng chúng sẽ mờ dần, nhạt màu đi, đều màu vào màu da hơn nếu mẹ bầu sử dụng kem trị rạn da đúng cách. Bên cạnh đó, kem trị rạn da nào tốt với các thành phần tự nhiên còn giúp chăm sóc da hiệu quả như giữ ẩm, làm mềm mịn da, làm săn chắc, giảm khô ngứa, chống lão hóa da…

Rạn da khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của vợ chồng. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng này thì mỗi mẹ bầu hãy chủ động bôi kem trị rạn ngay từ bây giờ đồng thời áp dụng các phương pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai để có một vùng bụng, vùng đùi mịn màng sau khi sinh xong nhé.

=> Nếu mẹ còn đang băn khoăn không biết nên chọn loại kem trị rạn nào thì hãy comment để lại SĐT để Bibabo tư vấn cho mẹ kỹ lưỡng hơn về cách phòng và điều trị rạn da khi mang bầu và sau sinh nhé!

Tinh dầu trị rạn da Bio Oil nội địa Úc - Anh - Mỹ (125ml)

Tinh dầu trị rạn da Bio Oil nội địa Úc - Anh - Mỹ (125ml)

395.000đ

(585) Chọn mua Bơ đậm đặc Palmer's Mỹ 125g ngăn ngừa rạn da vùng bụng

Bơ đậm đặc Palmer's Mỹ 125g ngăn ngừa rạn da vùng bụng

350.000đ

(59) Chọn mua Tinh dầu Bio Oil 125ml trị rạn da - Hàng nhập khẩu

Tinh dầu Bio Oil 125ml trị rạn da - Hàng nhập khẩu

370.000đ

(63) Chọn mua Bơ dưỡng da đậm đặc ngăn ngừa rạn da cho mẹ bầu Bella B Bella B Tummy honey Stretch Mark Prevention Butter 113g

Bơ dưỡng da đậm đặc ngăn ngừa rạn da cho mẹ bầu Bella B Bella B Tummy honey Stretch Mark Prevention Butter 113g

495.000đ

(2) Chọn mua Kem đặc trị rạn da Bella B Tummy Honey Cream 113g

Kem đặc trị rạn da Bella B Tummy Honey Cream 113g

495.000đ

(22) Chọn mua

Từ khóa » Vì Sao Có Bầu Bị Rạn Da