BẬT MÍ TẤT-TẦN-TẬT VỀ CHẤT CHỐNG OXY HOÁ VÀ CÔNG ...

 

Hầu hết mọi người đều biết rằng chất chống ôxy hoá là một phần thiết yếu trong chu trình chăm sóc da hàng ngày của chúng ta. Nhưng liệu có bao nhiêu tín đồ skincare thực sự hiểu rõ được chất chống ôxy hoá là gì và cơ chế hoạt động của chúng trên da ra sao để có thể tận dụng tốt nhất lợi ích của thành phần này đối với chăm sóc da hàng ngày.

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện với bác sĩ Ashley Magovern đồng thời tham khảo thông tin và tổng hợp từ nhiều nguồn để tìm ra câu trả lời chính xác cho bạn.

1. Chúng ta đều biết làn da cần được bảo vệ bởi chất chống ôxy hoá, vậy chính xác những chất chống ôxy hoá này là gì và chúng tác động như thế nào lên da?

Chất chống oxy hóa là một loại hóa chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxi hóa chất khác. Sự oxi hóa là loại phản ứng hóa học trong đó electron được chuyển sang chất oxi hóa, có khả năng tạo các gốc tự do sinh ra phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào sinh vật. Chất chống oxi hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi các gốc tự do, kìm hãm sự oxi hóa bằng cách oxi hóa chính chúng. Để làm vậy người ta hay dùng các chất khử (như thiol hay polyphenol) làm chất chống oxi hóa.

Dù phản ứng oxi hóa thuộc loại cơ bản trong đời sống nhưng có thể ngăn chận nó, chẳng hạn động thực vật duy trì hệ thống rất nhiều loại chất chống oxi hóa như glutathione, vitamin C, vitamin E, enzyme catalase, superoxide dismutase, acid citric. Chất chống oxi hóa yếu hay còn gọi là chất ức chế có thể phá hủy tế bào.

Các chất chống ôxy hoá hoạt động bằng cách đảo chiều và chống lại các tác động xấu của tế bào gốc tự do hoặc chống lại chính quá trình ôxy hoá. Vậy gốc tự do là gì? Gốc tự do là các electron tự do không được kết nối đang bay xung quanh tất cả mọi nơi và gây thiệt hại cho cấu trúc vật liệu di truyền của tế bào (DNA), nói cách khác, chúng là tác nhân trực tiếp gây biến đối cấu trúc DNA trong cơ thể chúng ta. Các gốc tự do được hình thành bởi môi trường bị phá hoại, cụ thể là do ánh sáng mặt trời, sự ô nhiễm, các độc tố, thuốc lá hay stress…

chống oxy hóa

Chất chống ôxy hoá đi kết nối lại những electron tự do lỏng lẻo và ngăn chặn các electron này gây hại đến cấu trúc tế bào.

2. Vậy thì các chất chống ôxy hoá có khả năng kháng viêm. Vì sao điều đó lại quan trọng?

Da bị viêm thường sưng đỏ, ngứa ngáy và khó chịu.

Chẳng ai muốn chịu đựng làn da bị viêm ngứa ngáy, khó chịu cả. Chất kháng viêm làm dịu lại những bề mặt da đã bị viêm, nhưng quan trọng hơn, viêm da là yếu tố ngăn cản quá trình tự chữa lành vết thương của da, vì vậy chất kháng viêm còn gián tiếp xử lý vấn đề tăng sắc tố da và mụn viêm. Về lâu dài, viêm da có thể gây tổn thương sâu đến tế bào, hình thành nên nếp nhăn và chất chống ôxy hoá đóng vai trò ngăn chặn không cho quá trình này xảy ra.

3. Các chất chống ôxy hoá có phải là thành phần đa chức năng?

Theo định nghĩa thông thường, tất cả các chất chống ôxy hoá đều có đặc tính kháng viêm. Chất chống ôxy hoá ngăn ngừa bỏng da do cháy nắng, chúng hạn chế và đảo ngược thiệt hại gây ra bởi ánh nắng mặt trời, chúng còn giúp cải thiện nếp nhăn, khoé mắt, và các vùng da xỉn màu. Một số chất còn có đặc tính chống ung thư và ngăn ngừa ung thư da. Vài chất chống ôxy hoá khác, có khả năng kích thích sản sinh collagen cho da.

Thiếu hụt collagen là nguyên nhân dẫn đến lão hoá da

4. Khi nhắc đến vitamin C, chúng ta có quá nhiều lựa chọn. Đâu là sẽ lựa chọn tốt nhất?

Hơn cả chống ôxy hoá, vitamin C còn có khả năng tăng cường sản sinh collagen tự nhiên, và làm mờ những đốm nâu.

L-ascorbic acid là dẫn xuất hoạt động mạnh nhất và được nghiên cứu nhiều nhất trong chăm sóc da, nhưng chất này rất khó để ổn định (giữ nguyên trạng thái mà không bị chuyển hoá thành một chất khác dưới tác động của môi trường). Người tiêu dùng cần phải cẩn thận lựa chọn những sản phẩm có kết cấu ổn định và được bảo quản tốt. (Nếu vitamin C ở dạng dung dịch bị chuyển sang màu vàng đậm thì hợp chất L-ascorbic acid đã bị chuyển hoá sang chất khác, không còn có tác dụng như ban đầu).

Các dẫn xuất vitamin C khác là ascorbyl palmitate, magnesium ascorbyl phosphate, hay họ lipophilic(điển hình là tetrahexyldecyl ascorbate) được cho rằng chúng có kết cấu bền vững hơn, ít gây kích ứng da hơn L-ascorbic acid ở dạng dung dịch, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh cụ thể về việc các dẫn xuất vitamin C này có tác dụng tương tự nhau, hoặc dẫn xuất nào có tác dụng tốt nhất.

5. Ngoài Vitamin C, nhiều chất chống ôxy hoá khác cũng có khả năng chống ôxy hoá rất mạnh mẽ

Nhiều nghiên cứu khoa học khác vẫn đang được thực hiện để tìm hiểu rõ hơn những chất chống ôxy hoá khác. Có thể chúng sẽ có tác dụng còn tốt hơn cả vitamin C và cung cấp thêm nhiều lợi ích khác do da, một vài chất điển hình như idebenone, coQ10, trà xanh và chiết xuất quả cà phê.

Trà xanh cũng được xem là chất chống ôxy hoá thế hệ mới bên cạnh coQ10, idebenone …

6. Liệu chúng ta có nên dùng nhiều hơn một chất chống ôxy hoá hay không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thậm chí bạn có thể dùng càng nhiều càng tốt, miễn là chúng không gây ra tình trạng kích ứng da. Chúng ta đều biết rằng vitamin C và vitamin E có tác dụng bổ trợ cho nhau rất tốt và làm cải thiện khả năng chống ôxy hoá cực kỳ cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ferulic acid, phloretin, những chất chống ôxy hoá khác, còn có khả năng làm bền vững hơn vitamin C và giúp vitamin C hoạt động hiệu quả hơn nữa.

SkinCeuticals Serum C E Ferulic - một sản phẩm có chứa cả vitamin C, vitamin E và Ferulic Acid.

SkinCeuticals Serum C E Ferulic – một sản phẩm có chứa cả vitamin C, vitamin E và Ferulic Acid.

SkinCeuticals Serum C E Ferulic - sản phẩm có chứa cả vitamin C, vitamin E và Ferulic Acid

7. Khi nào thì chúng ta nên bắt đầu sử dụng chất chống ôxy hoá?

Không có độ tuổi giới hạn nào được đặt ra cho việc sử dụng chất chống ôxy hoá. Nhiều chuyên gia khuyến khích chúng ta bắt đầu dùng càng sớm càng tốt. Trong khi người trưởng thành trẻ chưa thực sự cần dùng đến những sản phẩm chống lão hoá có chứa retinol, sản phẩm chống ôxy hoá vẫn có khả năng cải thiện đáng kể những vấn đề về da thường thấy và là bước đệm hoàn hảo để bắt đầu chu trình chăm sóc da chuyên sâu hơn.

8. Nếu chất chống ôxy hoá có quá nhiều lợi ích tuyệt vời đối với da mặt, vậy chúng ta có nên sử dụng sản phẩm chống ôxy hoá cho cả cơ thể hay không?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều các sản phẩm chăm sóc cơ thể có chứa các thành phần chống ôxy hoá, nhưng nếu bạn tìm được sản phẩm phù hợp, hãy bắt đầu sử dụng chúng trong chu trình chăm sóc da hàng ngày, bắt đầu từ bàn tay, cánh tay, và những khu vực thường tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc những phần dễ xuất hiện dấu hiệu lão hoá như phần da xung quanh cổ, ngực…

9. Nếu chúng ta không có điều kiện để dùng chất chống ôxy hoá dưới dạng kem bôi, liệu chúng ta có thể thay thế bằng cách sử dụng thật nhiều thực phẩm, hoa quả, rau củ giàu chất chống ôxy hoá?

Một số thực phẩm rất giàu chất chống ôxy hoá.

Thật ra điều này còn quan trọng hơn cả việc bạn sử dụng sản phẩm dưỡng da có chứa chất chống ôxy hoá. Một chế độ ăn giàu chất chống ôxy hoá, như vitamin C, omega 3 và 6 (các acid béo có lợi), nhiều rau củ quả sẽ giúp cải thiện đáng kể không chỉ làn da bị lão hoá mà còn tốt cho da bị mụn.

Những thực phẩm đa dạng về màu sắc chính là dấu hiệu để bạn lựa chọn cho bữa ăn của mình. Và tốt hơn hết bạn nên ăn rau củ sống hay chỉ nấu sơ, không nên chế biến quá kỹ vì nhiệt sẽ làm biến đổi toàn bộ các dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Một cách khác để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu là sử dụng thường xuyên các vitamin tổng hợp dưới dạng uống: vitamin C, D, E, B, omega 3, omega 6, resveratrol, coQ10. Những chất này thường có trong quả lựu và một số hoa quả có màu sắc đậm khác.

Từ khóa » Khả Năng Chống Oxy Hóa