Bật Mí Thú Vị Về đền ông Cảo Buôn Ma Thuột

Đền ông Cảo Buôn Ma Thuột là một trong những ngôi đền lớn tại Đăk Lăk, là một ngôi đền rất linh thiêng, được người dân nơi đây thờ cúng quanh năm. Bên cạnh đó, ngôi đền còn liên quan đến văn hóa thờ Mẫu cùng với nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào nơi đây. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nét độc đáo của đền thờ ở Buôn Ma Thuột qua bài viết sau.

Bật mí thú vị về đền ông Cảo Buôn Ma Thuột 1
Đền Ông Cảo hay còn gọi là đền Vạn Kiếp

Vài nét sơ bộ về đền ông Cảo Buôn Ma Thuột

Đền Ông Cảo Buôn Ma Thuột còn có tên gọi khác là đền Vạn Kiếp, nằm ở 102 Nguyễn Du, Phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột là một trong những ngôi đền lớn thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk .

Tên Vạn Kiếp có nghĩa là hàng nghìn năm, trường tồn mãi mãi. Đền được khởi công xây dựng vào năm 1960 bởi Đạo nhân Nguyễn Đình Cả. Đền được xây dựng để thờ Đức Thánh Trần Đại Vương và thông qua đạo Mẫu để con cháu đời sau luôn nhớ về dòng dõi Rồng – Tiên.

Đền thờ đức thánh Trần tại đền Ông Cảo
Đền thờ đức thánh Trần tại đền Ông Cảo

Với lối kiến trúc cổ kính theo lối kiến trúc thời dựng nước trước đây, được tọa lạc trên diện tích rộng khoảng 1000m2, cổng chính và khuôn viên bên trong được bố trí theo từng khu vực và thứ tự riêng.

Đền thờ theo thứ tự từ trong cùng đền ra ngoài và từ cao xuống thấp: Thờ Mẹ Âu Cơ Tam Tòa Thánh Mẫu – Quốc Tổ Hùng Vương; Cộng đồng Trần Triều Đức Hưng Đạo Đại Vương; Đức Vua Cha Ngọc Hoàng – Nam Tào Bắc Đẩu – Hội đồng Quan Lớn; Hộ pháp Tôn Miếu; Sơn Trang Tiên Động; Bà Trưng – Bà Triệu – Nhị Vị Vương Cô; Thủy Cung Công Chúa.

Đền thờ Ông Cảo Buôn Ma Thuột với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được đồng bào ở đây lưu giữ và phát triển.

Tín ngưỡng thờ mẫu tại đền thờ Ông Cảo Buôn Ma Thuột mang đậm nét văn hóa xưa.

Tín ngưỡng thờ mẫu tại đền thờ Ông Cảo Buôn Ma Thuột là tín ngưỡng đi theo sự sùng bái tự nhiên, bởi người Việt ta là dân tộc có nền nông nghiệp lúa nước, nên văn hóa thường gắn liền với tự nhiên, mang tính chất dài lâu bền chặt.

Quan niệm của người Việt là hướng tới sự phồn thực, nặng tính chất nông nghiệp, nên thờ cúng chủ yếu là các bà, các mẹ, các mẫu.

Cảnh quan ngoài đền thờ Ông Cảo
Cảnh quan ngoài đền thờ Ông Cảo

Trước hết, đó là bà Trời, bà Đất, bà Nước –  là những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên quan trọng nhất, gần gũi nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Đây là ba vị thần có tầm ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa mẫu hệ của người Việt.

Trong dân gian, ba nữ thần này còn được thờ chung như một tam tài dưới dạng tín ngưỡng tam phủ với ba bà cai quản ba vùng Trời – Đất – Nước: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Mẫu Thủy).

Ngoài ra còn có tín ngưỡng thờ Bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp, thờ thần không gian (ngũ hành), thờ thần thời gian (12 vị thần, còn gọi là 12 bà mụ). Đặc biệt, người Việt vốn có truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” nên thường thờ những người có công dựng nước và giữ nước, hình thành nên tín ngưỡng Tứ Phủ (Trời – Đất – Nước và con người).

Đền Thờ Ông Cảo Rất Linh Thiên
Đền Thờ Ông Cảo Rất Linh Thiên

Tại đền thờ ông Cảo Buôn Ma Thuột, đền thờ Mẫu theo quan niệm tín ngưỡng Tứ Phủ. Hằng năm, vào mùa xuân và mùa thu, ở  đền này đều có tổ chức lễ hội (gọi là giỗ bà, giỗ ông); bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như:  buổi hát chầu văn, hầu đồng tái hiện lại giai đoạn hào hùng của các vị thần thánh, tướng lĩnh…

Đây còn là dịp gặp gỡ, hòa nhập, lưu giữ và truyền bá văn hóa thờ mẫu cho mỗi thành viên trong cộng đồng, để con cháu đời sau kế thừa và phát huy. Nó còn mang  ý nghĩa giáo dục sâu sắc về lịch sử dân tộc, ý thức cộng đồng, lối sống và bản sắc văn hóa của cộng đồng người Việt.

Khi đến đền ông Cảo Buôn Ma Thuột cần lưu ý những điều gì?

Là du khách đến tham quan và tìm hiểu về đền ông Cảo Buôn Ma Thuột bạn cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những điều không hay, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng cũng như nét văn hóa tâm linh tại đây:

Không ăn mặc trang phục hở hang, thiếu sự tôn trọng các vị thần thánh nơi tôn nghiêm.

Khi bước vào nhà chính của đền nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa.

Không nhìn ngang ngó dọc xung quanh đền, không nói những lời bừa bãi, bất kính với các vị thần, cũng không được lấy tay chỉ trỏ các vị thần.

Đền Ông Cảo
Đền Ông Cảo

Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kì của đền ông cảo ở Buôn Ma Thuột về nhà làm của riêng. Vào trong đền  không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.

Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào đền, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.

Các bạn không nên thắp hương trong đền, bởi vì bên ngoài đã có lư hương.

Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong đền, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

Trên đây là bài viết chia sẻ về đền ông cảo ở Buôn Ma Thuột với văn hóa thờ mẫu và những lưu ý khi bước vào đền cho du khách ở xa, hy vọng sẽ mang lại cho các bạn kiến thức bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đền ông Cảo Buôn Ma Thuột