Khám Phá Nét đẹp đền Vạn Kiếp ở Buôn Mê Thuột - Viet Fun Travel

Những ai đã từng đi du lịch Buôn Mê Thuột chắc hẳn đều đã nghe nói về ngôi đền Vạn Kiếp. Vạn Kiếp là một ngôi đền thờ lớn, cổ kính tọa lạc tại thành phố Buôn Mê Thuột suốt nhiều năm qua. Ngôi đền này còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa thờ Mẫu đặc trưng của đồng bào dân tộc sinh sống ở đây. Hãy cùng Viet Fun Travel khám phá nét đẹp đền Vạn Kiếp ở Buôn Mê Thuột ngay các bạn nhé!

Đền Vạn Kiếp là nơi thờ tự linh thiêng theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở Buôn Mê Thuột

1. Đền Vạn Kiếp là ngôi đền đẹp rất linh thiêng ở Buôn Mê Thuột:

Đền Vạn Kiếp hay đền Ông Cảo là một trong những ngôi đền thờ linh thiêng ở Buôn Mê Thuột có vẻ ngoài cổ kính. Đền có tên là Vạn Kiếp, nghĩa là trường tồn nghìn năm. Đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 1000m2. Ngôi đền thờ này được xây dựng để thờ Đức Thánh Trần Đại Vương. Đền được đạo nhân Nguyễn Đình Cả xây dựng vào năm 1960 nên người dân trong vùng quen gọi đền với cái tên khác là đền Ông Cảo.

Cổng vào đền Vạn Kiếp được xây dựng theo lối kiến trúc chùa thời Lý

Vẻ đẹp kiến trúc của đền Vạn Kiếp giống với nét đẹp của những ngôi chùa thời Lý. Nét đẹp đó thể hiện rõ nét qua hình ảnh cổng Tam Quan có mái uốn cong. Trên mỗi mái cong là một con rồng hướng lên trên. Mái cao nhất cổng Tam Quan có đôi song long tranh nhật nguyệt thể hiện ý nghĩa trường tồn qua năm tháng… Đền thờ bên trong cũng lợp ngói đỏ, cột chạm trổ hình rồng tinh xảo. Đặc biệt, nơi thờ Đức Thánh Trần Đại Vương còn được trang trí thêm bảng hiệu sơn son thiếp vàng.

Đền được xây dựng để thờ Đức Thánh Trần Đại Vương

Bên trong đền được chia thành nhiều khu vực thờ tự tôn nghiêm. Từ trong ra ngoài lần lượt là: Đền thờ mẹ Âu Cơ Tam Tòa Thánh Mẫu – Quốc Tổ Hùng Vương, cộng đồng Trần Triều Đức Hưng Đạo Đại Vương, đức vua cha Ngọc Hoàng – Nam Tào Bắc Đẩu – hội đồng Quan Lớn, hộ pháp Tôn Miếu, sơn trang Tiên Động, Bà Trưng – Bà Triệu – Nhị vị Vương Cô, Thủy Cung Công Chúa.

Mỗi bàn thờ đều có cách bày trí riêng tương xứng với người được thờ. Mỗi ngày đều có người đến các bàn thờ cắm hương, đèn nghi ngút, tạo không khí trang nghiêm. Mặc dù xây dựng nhiều bàn thờ thần nhưng khuôn viên đền Vạn Kiếp vẫn có khoảng trống để trồng cây xanh tạo bóng mát. Du khách có thể ngồi thư giãn dưới những chiếc ghế đá trong lúc chờ dâng hương, cúng vái.

Ngay cửa vào còn có bàn thờ Hộ Pháp Tôn Miếu

Không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc, đền Vạn Kiếp còn giữ nguyên văn hóa thờ Mẫu linh thiêng của người Việt. Tín ngưỡng này vẫn được người dân sinh sống ở đền Vạn Kiếp lưu giữ và phát triển đến ngày nay.

2. Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu đặc biệt ở đền Vạn Kiếp:

Đền thờ Vạn Kiếp là nơi lưu giữ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Theo những người dân trong vùng, tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Vạn Kiếp đã có từ lúc đạo nhân Nguyễn Đình Cả sáng lập đền Vạn Kiếp. Thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu, đạo nhân Nguyễn Đình Cả mong muốn con cháu đời sau luôn nhớ về dòng dõi “Con Rồng Cháu Tiên” của người Việt.

Đền Vạn Kiếp thờ Bà Trưng – Bà Triệu (còn gọi là Nhị Vị Vương Cô)

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có mặt ở Việt Nam từ hàng ngàn năm trước. Đây là tín ngưỡng đi theo sự sùng bái tự nhiên, rất phù hợp với một nước giàu truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam. Quan niệm thờ Mẫu tức là thờ bà. Đầu tiên là bà Trời – bà Đất – bà Nước. Trong dân gian, ba bà còn được gọi là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (mẫu Thủy).

Thủy Cung Công Chúa cũng là một vị thần được người theo tín ngưỡng thờ Mẫu thờ phụng

Ngoài ba Bà - Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - tín ngưỡng này còn thờ Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp, Bà Ngũ Hành và những người có công dựng nước, giữ nước như Bà Trưng, Bà Triệu, Thủy Cung Công Chúa… Quan niệm dân gian đặt tên cho tín ngưỡng này là tín ngưỡng Tứ Phủ (thờ Trời – Đất – Nước – con người).

Những dịp lễ giỗ ở đền Vạn Kiếp sẽ diễn kịch về các giai thoại hào hùng của các Bà

Hàng năm, cứ đến dịp lễ giỗ ông, giỗ bà vào mùa xuân và mùa thu là đền Vạn Kiếp lại diễn ra các hoạt động văn hóa đặc sắc như hát chầu văn, hầu đồng, diễn kịch kể về các giai thoại hào hùng của các vị thần, vị tướng… Đến tham quan đền Vạn Kiếp vào những ngày diễn ra lễ hội là dịp để du khách khám phá lịch sử hào hùng của dân tộc, tìm hiểu văn hóa thờ Mẫu của người dân ở Buôn Mê Thuột.

3. Địa chỉ đền Vạn Kiếp Buôn Mê Thuột nằm ở đâu?

Địa chỉ đền Vạn Kiếp Buôn Mê Thuột nằm ở số 100 Nguyễn Du, Tự An, TP.Buôn Mê Thuột. Đây là một trong những địa điểm du lịch văn hóa không thể bỏ lỡ ở thành phố Buôn Mê Thuột.

Đường vào đền Vạn Kiếp đủ lớn để xe khách có thể vào tận bên trong

Hướng dẫn đường đi đền Vạn Kiếp Buôn Ma Thuột:

Từ trung tâm thành phố, du khách đi thẳng quốc lộ 14 đến vòng xoay quốc lộ 14 – Nguyễn Du (ngay bảo tàng Đắk Lắk) thì rẽ phải vào đường Nguyễn Du. Chạy thẳng theo đường Nguyễn Du, qua ngã tư Nguyễn Du – Đinh Tiên Hoàng, rồi qua một cây cầu nhỏ là đến cổng đền Vạn Kiếp. Đường vào đền Vạn Kiếp khá rộng rãi, xe ô tô đều có thể vào được.

4. Một số lưu ý khi đi tham quan đền Vạn Kiếp:

Đền Vạn Kiếp là nơi thờ tự nổi tiếng linh thiêng của người dân ở Buôn Mê Thuột nói riêng và người theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung. Chính vì thế, khi đến địa điểm du lịch tâm linh Buôn Mê Thuột – đền Vạn Kiếp, du khách cần phải lưu ý không nên mặc các loại trang phục hở hang, nên lựa chọn cái loại trang phục kín đáo, phù hợp với nơi tôn nghiêm để thể hiện sự tôn kính với các vị thần được thờ ở đây.

Du khách nên chọn trang phục trang nghiêm khi đi viếng đền Vạn Kiếp

Trong lúc đi tham quan các khu thờ tự, du khách lưu ý không nên gây mất trật tự, nói to tiếng. Đặc biệt, du khách không nên chỉ chỏ lung tung vào các vị thần được thờ, cũng như nói tục, bất kính với các vị thần.

Du khách cũng lưu ý không đụng chạm, lấy hay di dời những món đồ để ở trong các đền thờ. Một lưu ý khác là du khách không nên chụp ảnh và quay phim trong lúc đi tham quan, cúng viếng ở đền Vạn Kiếp. Như vậy là bất kính với các vị thần.

Để thể hiện nét văn minh, lịch sự trong khi tham quan nơi thờ tự linh thiêng, du khách nên để điện thoại ở chế độ rung, và không hút thuốc trong lúc viếng đền.

Một lưu ý nhỏ dành cho những du khách mới đến đền Vạn Kiếp lần đầu là khi bước vào nhà thờ chính ở đền, du khách nên đi cửa 2 bên hông, và tránh bước qua cửa chính giữa. Bên cạnh đó, du khách nên tránh dẫm bậu cửa, mà hãy bước qua luôn.

Xem thêm “Top 10 ngôi chùa linh thiêng có tiếng ở Đà Nẵng.”

Chuyến đi khám phá nét đẹp đền Vạn Kiếp ở Buôn Mê Thuột hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều điều thú vị và có trải nghiệm khó quên. Đây là dịp để du khách ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc của đền Vạn Kiếp, cũng như khám phá nét độc đáo của tín ngưỡng thờ Mẫu. Vậy, du khách còn đợi chờ gì mà chưa lên kế hoạch viếng đền Vạn Kiếp ngay hôm nay! Xin chào và hẹn gặp lại du khách trong những bài chia sẻ du lịch Buôn Mê Thuột tiếp theo.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Từ khóa » đền ông Cảo Buôn Ma Thuột