Bất Nhị: Khi Nào Cần Thiết? - NiemPhat.Vn
Có thể bạn quan tâm
- 1.Dẩn nhập:
- 2. Thuyết bất nhị và trung quán luận.
- 3. Tu theo bất nhị 32 bồ tác không có hai.
- 4. Thật chất của tánh bất nhị.
- 5. Lời Phật nói ở kinh Đại bát niết Bàn và Lục tổ Huệ Năng nói:
- 6. Duy Thức và Vô phân biệt.
- 7. Vô phân biệt duới gốc độ khoa học.
- 8. Kết luận
1.Dẩn nhập:
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ. Lý thuyết này được thịnh hành một thời trong đạo Phật, sau đó bị tranh cãi với phép tu của Thần Tú phía bắc Trung Hoa nên kết hợp lại Nam Bắc tông là Đốn ngộ rồi Tiệm tu. Vậy Tánh vô phân biệt là gì và làm sao có được? Có phải chỉ có Thiền tông mới chú trọng Tánh vô phân biệt? Vô phân biệt là không có ý thức vậy tương đương là người bị thần kinh lú lẫn hay mộng du hay Down syndrome? Thiền Lâm tế và Tào động kế nối thiền lục tổ Huệ Năng cho đến ngày nay có đạt được như lý thuyết này hay không? Huệ Năng dùng thiền để KIẾN tánh còn các thiền khác là Khán Tâm, khán tâm là cố gắng nhìn sâu vào tâm, nỗ lực nhìn, còn Kiến là thấy tự nhiên như mây tan thì trăng hiện. Kiến thì không cần phân tích suy nghĩ đắn đo nên gọi là vô phân biệt. Giác ngộ có thể từ tiếng hét, tiếng chảy của dòng suối, tiếng rớt của viện gạch, lý do tuệ giác có sẵn trong tâm ta. Chỉ cần vô bám trụ, không mong cầu, không chấp trước, không phân tích là Ngộ đạo. Trong khi các đường lối tu tập khác là: giới định tuệ, văn tư và tu tức là giới luật đi đến Định do Thiền chỉ rồi Quán chiếu đi đến Tuệ giác, văn là hiểu biết do học hỏi rồi suy tư phân tích và áp dụng tu tập. Huệ năng bác bỏ tất cả các điều này Định và Tuệ có thể nhập là một, không cần có văn tự nên bất lập văn tự để học hỏi, không cần tư duy suy nghĩ vì suy nghĩ là ý thức phân biệt nên gọi là vô phân biệt. Đây đúng là cuộc cách mạng về Thiền. Nhưng kéo dài một thời gian đến nay thì lý thuyết này yếu dần đi đến hòa hợp Đốn ngộ rồi Tiệm tu là đi theo đường lối cũ: giới định tuệ văn tư tu. Các môn phái khác không công nhân đường lối Vô phân biệt Vô niệm này? Để giải đáp các câu hỏi trên, chúng ta nghiên cứu sâu về Vô phân biệt. Trước hết chúng ta tìm hiểu Trung quán luận Tánh Không vì đó là lý thuyết từ chối. Mục đích từ chối này là đạt được Vô phân biệt. Vì Vô phân biệt bỏ mất ý thức nên có trạng thái mà Thiền Tông gọi là “Hầm sâu tăm tối mà hành giả rơi vào giếng không có đáy”
2. Thuyết bất nhị và trung quán luận.
Trung quán luận còn gọi là Tánh Không là sự phủ định với công thức không + không = Có. Đó là đặc điểm của sự giải thích đạo Phật. Sự giải thích này gồm 3 hình thức: nói trực tiếp thẳng vào vấn đề mà giải nghĩa. Kế đến là phủ định cộng với phủ định lần nữa đẻ ra sự khẳng định. Thứ ba là đưa hình tướng biểu tượng để giải thích. Lời giải thích thứ nhất là Phật giáo Nguyên thủy, lối thứ hai là Trung quán luận Tánh không, lối thứ ba là Pháp hoa kinh biểu tượng bông sen mà giải thích sự vi diệu của kinh Phật. Trung quán luận là sự phủ định mọi hiện tượng, biện chứng bằng Tứ cú bằng ngồi thiền quan sát Tánh không. Mọi biện chứng đều được phủ định, bị tri thức phủ định tức là sự không có mặt của cái tự tánh nào cả. Kế tiếp là sự hiện hữu của một vật phải do trí thức nhận biết, trí thức ấy là trí tuệ Bát nhã. Vì thế nên có Tục đế và Chân đế. Thứ ba là Trung quán phủ nhận sự có và không theo Tứ cú: Có, không, cả hai vừa có vừa không, không có cả hai có và không. Không có hiện tượng nào nằm ngoài 4 phép đó. Cuối cùng Trung quán xác nhận 4 nguyên nhân: từ chính nó, từ cái khác, từ cả hai hợp lại, không do nguyên nhân nào hết. Tất cả 4 nguyên nhân này đều bị bác bỏ. Trung quán luận chú trọng nhất là đối tượng bị phủ định là tư duy phân biệt chính là vô minh, vô minh đây chỉ là sự phân biệt có và không nên đi đến tham sân si là phiền não lậu hoặc. Vì thế muốn hết phiền não hết vô minh là phủ nhận mọi phân biệt là vô phân biệt. Tức dựa vào trực giác mà dẹp bỏ ý thức. Tánh không là thành quả của trực giác trực nhận chứ không phải do suy luận phân tích. Đó là sự giác ngộ là nhận chân thật của các pháp, lìa xa phân biệt là tuệ giác Bất nhị của các Bồ tác. Thấy như thị các pháp tức là thấy cái thế Duyên khởi của chúng. Muốn vậy phải đoạn trừ tư duy phân biệt nên hiểu được Tánh không do 3 nguyên nhân:
- Bát nhã cho rằng mỗi hiện tượng là biểu tượng của Tâm ngoài tâm ra tất cả là Không. Không là không có tự tánh, là không chấp trước là phát huy cái tinh thần tự do vô ngại, vận dụng hoạt động vô vi vô tác thực hiện từ bi bình đẳng vô phân biệt.
- Muốn trừ vô minh thì phải tích cực vận dụng Tâm năng để chứng minh cái huyễn ảo là của vọng tưởng, giác ngộ là sự khẳng định của Phật: thấy Pháp tức thấy Phật, thấy Phật tức thấy Pháp.
- Đầu tiên chúng sanh vì thấy hình tướng phân biệt mà đặt cái tên tạo ra chấp trước vọng tưởng nên cần phải phủ định vì chúng sai lầm cho là có tự tánh có biết đâu là do duyên mà có. Từ do duyên là Tục đế đó mới đi đến Chân đế là Không. Phật dạy: này kashyapa, thí dụ ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa thời hai que củi đó bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, nầy kashyapa, phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ thì tiêu diệt phân biệt đích thực( kinh Ratnakuta suttra). Tánh Không hiện hữu và có ba phẩm tánh: không do tạo tác mà thành, không nhờ vào pháp khác mà thành, và bất biến dị. Nếu pháp thật có tự tánh thì sau đó lẽ ra không có sự biến dị vì tự tánh mà nếu còn có tướng biến dị thì hoàn toàn không hợp lý. Lý giải việc nầy Trung quán lý luận: phủ nhận ba phẩm tính trên là phủ định chưa đến mức dẫn đến cực đoan thường kiến. Phủ định tư duy phân biệt là phủ định quá mức đưa đến cực đoan đoạn kiến và đưa đến ảo giác sống, hành động tùy thích đưa đến tạo nghiệp luân hồi. Chấp sự hữu có tự tánh nên buộc vào luân hồi. Thiền chỉ Thiền quán trực chỉ vào Tánh không là biết vạn pháp do duyên khởi nên vô tự tánh là chứng ngộ [1]. Kết lại: các pháp do duyên khởi nên ta nói là không, là giả danh và cũng chính là trung đạo. Trong kinh Phật có ghi được 32 Bồ Tác tu thành đắc đạo nhờ vào Tánh không có hai. Như vậy không chỉ có Thiền Tông mới tu Tánh Bất Nhị mà các môn phái khác cũng áp dụng.
3. Tu theo bất nhị 32 bồ tác không có hai.
Các Bồ tác quán chiếu phép tu “không có hai” với các trọng tâm quán chiếu. Thí dụ sanh diệt là có hai, Bồ tác tu tập quán chiếu không có hai là không sanh không diệt là Vô sanh pháp nhẫn. Nhờ quán tuệ giác Vô sanh mà đắc đạo Bồ tác thập địa. Có nghĩa là dựa tiền đề Tục đế là có hai khác biệt nhau đi đến Chân đế là không còn có hai nửa.
Có tất cả 32 vị Bồ tác đắc đạo vào tánh “không có hai” kể như sau: 1. Bồ tác Pháp Tự Tại: sanh và diệt có nghĩa là đắc đạo không có hai sanh diệt tức là vô sanh pháp nhẫn. 2. Bồ tác Đức Thủ: Ta và cái của Ta. 3. Bồ tác Bất Thuần: thọ và không thọ. 4. Bồ tác Đức Đỉnh: nhiểm ô và thanh tịnh. 5. Bồ tác Thiện Túc: phóng dật và tập trung. 6. Bồ tác Thiện Nhãn: tướng duy nhất và không tướng. 7. Bồ tác Diệu Tý: tâm bồ tác và tâm thanh văn. 8. Bồ tác Phất Sa: Thiện và ác. 9. Bồ tác Sư Tử: Tội và Phước. 10. Bồ tác Sư tử Ý: hữu lậu và vô lậu. 11. Bồ tác Tịnh Giải: hữu vi và vô vi. 12. Bồ tác Na la Dien: Thế gian và xuất thế gian. 13. Bồ tác Thiện Ý: sanh tử và niết bàn. 14. Bồ tác Hiện Kiến: Tận và bất tận. 15. Bồ tác Phổ Thủ: Ngã và vô ngã. 16. Bồ tác Điện Thiên: Minh và Vô minh. 17. Bồ tác Hỷ Kiến: Sắc và Không. 18. Bồ tác Minh Tướng: Bốn đại chúng và không đại chúng. 19. Bồ tác Diệu Ý: mắt và sắc. 20. Bồ tác Vô tận Ý: Bố thí và hồi hướng. 21. Bồ tác Tịch Căn: Phật pháp tăng. 22. Bồ tác Tâm vô Ngại: các uẩn và sự diệt các uẩn. 23. Bồ tác Thượng Thiện: Thân khẩu ý thiện. 24. Bồ tác Phước Điền: hành động phước, tội và trung tính . 25. Bồ tác Hoa Nghiêm: Do ngã mà sanh khởi nhị nguyên. 26. Bồ tác Đức Tạng: có chỗ Đắc không chỗ Đắc. 27. Bồ tác Nguyệt Thượng: Tối và sáng. 28. Bồ tác Ấn Thủ: vui thích niết bàn, không vui thích thế gian. 29. Bồ tác Đỉnh Vương: chánh đạo và tà đạo. 30. Bồ tác Lạc Thật: Thật và không Thật. 31. Bồ tác Văn thù sư Lợi: không biết giáo pháp nào, không lời, không nói, không chỉ bày, không giải thích, không chỉ danh, lìa hết hỏi đáp. 32. Bồ tác Duy ma Cật: Im lặng. Ba mươi mốt vị Bồ tác ở trước nói về sự ngộ cái tánh không hai, đi từ Tướng vào Tánh, hội cái hai về cái không hai. Đến ngài Văn Thù Sư Lợi nói về sự nhập Tánh không hai này. Trong Tánh không hai, nghĩa là trong thực tại, tất cả mọi sự giải thích cái này và cái kia, mọi sự quy cái nhiều về cái một… đều vô nghĩa. Tất cả đều là Tánh không hai, có lời nào để nói, có cái gì để chỉ bày, giải thích, chỉ danh, có ai để hỏi và đáp? Trong bản tánh của tâm, nghĩa là trong thực tại, mọi khởi niệm dứt niệm, mọi thức phân biệt giải thích cái này cái kia, mọi hoạt động dù theo cách nào của thức, đều chỉ là Tâm. Vì tất cả chỉ là Tâm nên “đường ngôn ngữ dứt, chỗ “tâm hành” tuyệt” vậy .
Từ chỗ vào (ngộ) của ba mươi mốt vị Bồ tát, và cứ thế mà hành thì người ta sẽ đến chỗ nhập như ngài Văn Thù chỉ dạy. Ban đầu tuy ngộ (tức là vào, nhưng mới vào, mới nhập) nên mặc dù đã kinh nghiệm được tánh, nhưng vẫn còn kinh nghiệm các tướng phân biệt (vì đây là nghiệp từ bao đời nay). Hai kinh nghiệm ấy, một bên là kinh nghiệm Tánh không hai, một bên là kinh nghiệm sự có hai của các tướng, tranh chấp nhau từng bước một cho đến khi đối với hành giả tất cả chỉ toàn là Tánh. Và kinh nghiệm chỉ toàn là tánh này phải xuyên suốt cả ba hình thái của đời sống, tức là khi thức, khi thiền định và khi ngủ. Cho đến chót đỉnh của sự nhập là cái lặng thinh, không chút ngôn ngữ nào của ngài Duy Ma Cật. Với sự im lặng vô ngôn vô thủy vô chung này, chúng ta không còn có thể “bình giảng” gì được nữa cả, vì đó là cùng đích của tất cả mọi kiếp người, chấm dứt mọi học hỏi, mọi tham thiền, thiền định. Nhưng điều quan trọng nhất là, cái gì ở cuối con đường cái đó cũng đã có ở từ đầu con đường. Nghĩa là sự im lặng vô ngôn vô thủy vô chung ấy của ngài Duy Ma Cật không đợi đến cuối con đường mới hiện hữu, mà nó đã có ở nơi mỗi chúng ta trong lúc này. Sự im lặng vô ngôn của tánh không hai đó đang hiện diện cùng chúng ta trong mỗi bước thời gian, trong mọi nơi chốn, trong từng cử động, trong từng động niệm [2]. Nhưng không dể dàng đắc đạo nhờ tánh bất nhị mà phải qua tiến trình tu tập rất công phu. Theo Pháp Bảo Đàn Kinh Tánh Bất Nhị thực chất là gì?
4. Thật chất của tánh bất nhị.
Một người bạn hỏi: vô niệm là vô là vô phân biệt nhị biên chủ và khách vậy thì đưa cho bạn hai chén cơm và chén đất bạn chọn ăn chén nào? Vậy bỏ nhị biên là sao?
Đây là một sai lầm của rất nhiều người . “Các vị chớ có lầm tâm vô phân biệt là cái tâm không biết phân biệt sự sự vật vật muôn sai ngàn khác. Vô phân biệt chính là thấy pháp nào đúng như chính pháp đó chứ không thấy ra thành một tướng khác của vọng tâm. Như người sợ hãi thấy sợi dây thành con rắn, người mất búa thấy đứa bé hàng xóm là đứa ăn cắp. Đó chính là tướng phân biệt chủ quan của vọng tâm, nên gọi là tâm phân biệt. Thấy sợi dây đúng là sợi dây, thấy thằng bé như nó đang là, tức vô phân biệt. Vậy tâm vô phân biệt chính là trí tuệ phân biệt rành rẽ phân minh pháp nào ra pháp đó.”
Đức Phật tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam kusalassa upasampadà – Dhammapada)?
Lão Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo phi thường đạo – Đạo Đức Kinh)?
Ngài Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo Đàn Kinh Thích duy Lực dịch)? Phẩm này là giai đoạn cuối đời lục tổ Huệ Năng trước khi chết đã truyền cho các đệ tử phép truyền đạo Phật, với nhắn nhủ rất quan trọng: nếu không có phép đối đãi thì ba pháp nhị biên và trung đạo đều dứt chẳng có chỗ nương tựa. Do đó có Tam khoa là Ấm-Nhập-Giới: có rất nhiều pháp đối nhau. Lại nói về Bất lập văn tự mà kẻ nào chấp là không có văn tự là không có kinh luận là phỉ báng Phật, chấp tự tánh chẳng cần tự chứng là điều sai lầm. Phật tánh vốn chẳng sanh diệt nên khi người ra đi các môn đệ không nên rơi lệ [3].
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không khi định nghĩa trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”.
Pháp vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh.
Phân biệt là Tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là Tánh giác. Chính vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch nên mới “thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.
Phán đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm. Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân biệt” vậy.
Với những lý luận trên chúng ta biết vô phân biệt là không phân biệt theo vọng tâm của mình, để trở về cái phân biệt minh bạch của chân tâm thấy được thực tướng các pháp bằng tánh giác, tức là phân biệt bằng Tánh giác nên phân biệt đúng đắn nhất. Kinh có câu thị pháp trụ pháp vị thế gian thường trụ pháp, chỉ rõ mọi pháp có một vị trí riêng biệt của nó đúng nhiệm vụ mà nó cưu mang và phân biệt biết đúng đắn vị trí của pháp đó là điều giác ngộ, chỉ có tánh giác mới phân biệt được điều này. Còn cái phân biệt của ý thức chúng sanh là phân biệt vọng tưởng vọng tâm cần phải bỏ đi. Làm sao làm được việc đó? Phải thiền mới đạt tánh giác, thiền vô niệm là vô niệm phân biệt để chân như niệm là Tánh giác bật lên và nhờ Tánh giác mà ta phân biệt đúng các pháp thực tướng của nó. Vậy vô nhị biên là phương tiện thiện xảo để đạt Tánh giác và với Tánh giác ta phân biệt minh bạch nhất rõ ràng nhất. Tiếp theo là lời Phật thuyết và Lục tổ Huệ Năng nói về Tánh Bất Nhị.
5. Lời Phật nói ở kinh Đại bát niết Bàn và Lục tổ Huệ Năng nói:
Niết Bàn vốn không có sự vui, do vì bốn điều vui nên gọi là đại Niết Bàn. Một là vì dứt những sự vui, chẳng dứt sự vui thời gọi là khổ, nếu có khổ thời chẳng gọi là thiệt vuị. Vì dứt sự vui nên không có khổ, không khổ không vui mới gọi là Đại lạc. Tánh Niết Bàn không khổ không vui nên Niết Bàn gọi là Đại lạc. Do nghĩa nầy mà gọi Đại Niết Bàn.
Thiện căn có hai: Một là thường, hai là vô thường; còn Phật tánh thì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường cho nên chẳng bị đoạn, đó gọi là không hai. Một là thiện, hai là bất thiện, còn Phật tánh chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, đó gọi là không hai. Uẩn và Giới phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tánh của chúng không hai, tánh không hai là Phật tánh
Con người từ thuở ban sơ cái tâm giống như tâm trẻ thơ, chưa hề biết Ác là gì do đó cũng không có ý niệm Thiện. Đó là “tánh không hai” vốn có sẵn “chẳng phải thiện, chẳng phải ác”, đó cũng là Phật tánh. Ngày nay chúng ta biết cái Ác nên có cái Thiện, đó là “nhị nguyên”.
Lời lục tổ Huệ Năng: Ðừng nói có sáng, có tối, Ðừng hiểu rằng tu theo Ðạo là lấy Sáng trừ Tối, lấy Bồ Ðề phá Phiền Não, là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai. Nếu lấy trí huệ phá phiền não tức là chấp có hai của hàng Thanh Văn Duyên Giác. Hàng trí cao không thể làm như vậy. Ðối với sáng và tối, kẻ phàm thấy có hai, hàng Ðại Thừa thấy “bất nhị” (không hai). Tánh “bất nhị” là thực tánh Chân như. Thực tánh nầy bình đẳng ở muôn vật, bất cứ ở đâu, ở phàm phu không bớt, ở hiền thánh không thêm, ở phiền não không loạn, ở Thiền định không lắng. Cái thấy “Bất nhị” tuyệt đối ấy chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đi, chẳng đến, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng động, thường trụ chẳng dời. Ðó là Ðạo. “Đừng hiểu rằng tu theo Đạo là lấy Bồ Đề phá Phiền Não, là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai” : Khi ta còn ý niệm lấy Bồ Đề phá Phiền Não (cũng giống như khi khổ vì nghèo thì tìm cách làm giầu để được sung sướng, phá cái khổ khi còn nghèo), tức là tâm ta còn mang hai ý niệm bồ đề – phiền não, là Nhị nguyên, vì bị phiền não ta mới nghĩ tới bồ đề và tìm bồ đề để phá phiền não, cũng như tìm “hoan hỉ” để phá “sầu muộn” vĩnh viễn, là điều không thể được. Con đường duy nhất là xóa bỏ ranh giới giữa bồ đề và phiền não, trở về với Tâm vô phân biệt, không còn phân hai nữa (Bất nhị), bồ đề hòa chung với phiền não làm một, không còn bồ đề mà cũng chẳng còn phiền não, lúc này bồ đề tức phiền não, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai. Tất cả lời nói trên đều được hiểu ở gốc độ Chân Đế. Vô phân biệt là sự từ chối, sự từ chối này theo Bát Nhã Tâm kinh dưới góc nhìn của Duy Thức.
6. Duy Thức và Vô phân biệt.
Trung quán luận có trước Duy thức luận, khi duy thức ra đời người ta bàn đến Tánh không của Không gọi là Tha tánh Không. Khi nhìn tục đế thì Không là không có tự tính, khi nhìn Chân để thì không này bị phủ định lần nữa là không không áp dụng tánh vô phân biệt thì đó là Tha tánh Không còn gọi là Phật tánh hay pháp tánh. Lúc đó năng tri và sở tri là một.Tha tánh không là Không và Bất Không. Không có 4 không: Pháp tướng không , Vô pháp không, Tự pháp không, Tha pháp không. Tha tính không là Tự tánh Không của vạn pháp và của nhận thức. Tha tánh Không là áp dụng duy thức vào Không nên có 3 tự tánh duy thức: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thật. Đối với Tha tánh Không, Viên thành thật là cơ sở y cứ của Không và đối tượng bác bỏ là Biến kế sở chấp và Y tha khởi. Phái Tha tánh Không (duy thức) chủ trương mọi hiện tượng vô tự tánh hay không thật, được thấy tưởng như hiện hữu nhưng kỳ thật không hiện hữu. Tha tánh Không được coi như thời kỳ thứ ba đức Phật chuyển pháp luân, trong thời gian đó giáo pháp liễu nghĩa về sự hiện hữu của Pháp tánh và Như lai Tạng được Thế tôn thuyết giảng [4]. Sau duy thức ra đời là có sự giảng phủ định không của cả tánh không nên mới gọi là Tha tánh không là Phật tánh. Nhờ sự phủ định này mà có thể hiểu được Chân đế tánh chứng đắc có trong chúng sanh. Rất nhiều trong kinh sách người ta không nói về Tha tánh Không nhưng nói đến duy thức phủ nhận luôn cái Không là không có tự tánh, Thiền sư Suzuki gọi là phủ nhận trên phủ nhận tức là tuyệt đối phủ nhận. Tóm lại Tánh Không của Bát Nhã trong ý nghĩa tuyệt đối là Phật Tánh. Tương đối thì là không có Tự Tánh do duyên giả hợp.
7. Vô phân biệt duới gốc độ khoa học.
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên. Thế giới đó bị hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, tưởng rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó là khách quan nằm ngoài ý thức.
Mặc dầu nhận thức này là sai lầm nhưng rất hữu dụng, tuy nhiên nó có thể đưa đến hậu quả tai hại, đó là khổ, sinh tử luân hồi. Điều đó giống như cơ học Newton rất hữu dụng trong đời thường nhưng không hoàn toàn đúng. Một điều rất nghịch lý nhưng lại có thật, đó là chính vô minh và lầm lẫn là công dụng của thế giới đời thường. Nếu chúng ta không có vô minh, không có lầm lẫn thì không thể thấy được nguyên tử là vật, không thể cảm nhận được thế giới, chỉ thấy không mà thôi. Theo Einstein, không có tốc độ nào vượt quá tốc độ ánh sáng (khoảng 300.000 km/giây). Như vậy chỉ có thể hiểu theo như Kinh Phật nói, khoảng cách không gian chỉ là ảo tưởng trong tâm thức mà thôi, tức là không có thật.
Vì vậy kinh điển Phật giáo thường nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” Khoảng cách không gian chỉ là tâm thức, không có thật, bất cứ khoảng cách là bao nhiêu tỉ quang niên, chỉ một niệm là đến. Kể cả đi từ vũ trụ này qua vũ trụ khác, chỉ một niệm là đến. Chân không lượng tử cũng chính là cái Không trong Phật giáo mà nhà vật lý Phạm Xuân Yêm mượn danh từ Không để diễn tả những khái niệm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Ông nói: “Cái Không lượng tử thực là trạng thái cơ bản, là cội nguồn và chốn trở về cũng như ra đi của vạn vật. Nó không rỗng tuếch chẳng có gì mà là cái thế lắng đọng của tất cả. Chân không-Vật chất-Không gian-Thời gian chẳng sao tách biệt, cái này có là cái kia có, cái này không thì cái kia không, đó là hệ quả của Lượng tử và Tương đối! Sinh vật cũng là một cấu trúc ảo có khả năng phát sinh ra nhất niệm vô minh. Nhiều nhất niệm vô minh khởi lên liên tục tạo thành dòng tâm niệm hay tâm thức, từ đó hình thành cái ta bao gồm thân ngũ uẩn và dòng tâm niệm. Con người trở thành một chủ thể biết tư duy vì nó có ký ức, biết ghi nhớ, biết liên kết những sự kiện riêng lẻ của Sự pháp giới lại thành Lý pháp giới. Tóm lại, Tâm bắt đầu bị phân hoá thành chủ thể và đối tượng khi nó hình thành được sinh vật có cơ thể, bắt đầu hình thành cái ta. Rồi cái ta này nhận thức các vật xung quanh thành đối tượng. Khi đã xuất hiện chủ thể và đối tượng thì không gian, thời gian và số lượng cũng đồng thời hình thành. Tâm vô lượng đã phân hoá thành vô số pháp, vô số chúng sinh, vô số vũ trụ, nói chung là Tam giới [5]. Như vậy muốn Giác Ngộ là trở về nguyên thủy tức là Vô phân biệt, lúc đó nhất niệm vô minh sẽ tan mất đi thì Chân Như niệm hiện ra như mây tan thì trăng tỏ hay tu tập từ từ Giới Định Tuệ thì Ngộ đạo.
8. Kết luận
Làm sao đạt được Vô phân biệt. Chỉ có Thiền là đạt được. Nếu bạn theo dõi hơi thở 16 bước thì khi đạt được Định thì đạt được vô phân biệt. Nếu bạn thiền Tứ niệm Xứ thì giai đoạn 4 đạt Định là đạt được. Nếu bạn theo Lâm tế Tào động thì bạn theo công án đưa ra Thiền miên mật nhập thất thì đạt được vô phân biệt. Nếu bạn tu theo Tịnh Độ thì bạn tụng kinh A di đà đến nhất tâm bất loạn là đạt vô phân biệt. Nói chung là đạt được trạng thái vô ý thức là do Thiền Khán tâm tức là nổ lực nhìn tận sâu Tâm của mình qui về một niệm là Vô phân biệt. Chúng ta đã nghiên cứu sâu xa Vô phân biệt qua nhiều khía cạnh. Đúc kết chúng ta nhận định, Vô phân biệt là một trạng thái lìa khỏi ý thức chỉ xảy ra trong Chân đế mà chúng ta đang ở Tục đế không thể với tới được. Nó chỉ xảy ra ở trong Thiền định đã qua 4 giai đoạn Thiền rồi. Như vậy câu trả lời là chúng ta chỉ xử dụng vô phân biệt ở trong Thiền sau khi Định. Lúc đó chúng ta đi đến Quán chiếu, chỉ có Quán chiếu mới vượt được không gian và thời gian số lượng mới Vô phân biệt được. Nói theo Phân tâm học chúng ta dùng Vô thức để phát ra Trực giác không bị ý thức hay Tiềm thức xen vào. Nói theo Duy thức là khi A lại da thức bật ra niệm không thông qua Mặc na thức và ý thức thì đó là trực nhận Tánh giác từ trong Tàng thức mà chúng ta có sẵn mang đi đầu thai làm người. Chỉ có Tánh giác mới Vô phân biệt. Còn ở Phương diện Tục đế thì ta Vô phân biệt là phân biệt một cách đúng đắn nhất biết rõ thực tướng vạn pháp chính nó là nó không gì ngoài nó, không có gì tạo ra nó, trả pháp về lại cho pháp trong hư không. Còn Chân đế là không phân biệt là vượt qua thời gian không gian số lượng do Thiền định đến trực nhận kèm theo vô phân biệt, lập ra Tánh giác là ngộ đạo. Như thế tánh Bất Nhị áp dụng cho mọi pháp môn tu học vì nó là bước cần thiết đến Ngộ đạo. Cuộc sống hàng ngày chúng ta dùng tánh phân biệt để làm việc và bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Đó còn gọi là Vô minh nhưng rất cần thiết, còn trong Thiền định thì nó không cần thiết nữa nên là Vô phân biệt. Chỉ có Vô phân biệt thì mới trực nhận trực giác thật tướng các pháp tức Ngộ đạo. Còn ý thức là còn cái Tôi xen vào thì chưa ngộ đạo nên Phật mới giảng Vô Ngã tướng. Chúng ta chú ý đến phần 32 vị Bồ Tác đắc đạo qua phép không có hai, ở phần kết luận của ngài Duy Ma Cật: im lặng. Đó mới đúng là Vô phân biệt tuyệt đối.
Tham khảo:
[1] Tìm hiểu trung Luận: tác giả Hồng Dương
[2] Kinh Duy ma Cật: tác giả Đương Đạo, Thư viện Hoa sen
[3] Pháp bảo đàn Kinh: Thích duy Lực, Thư viện Hoa sen
[4] Tìm hiểu trung Luận: tác giả Hồng Dương
[5] Ý nghĩa của Bất Nhị trong Phật giáo: Truyền Bình, Thư Viện Hoa Sen
Chú thích: Tánh Vô phân biệt áp dụng trong tiến trình Giác Ngộ, xin tham khảo thêm bài “Tôi tìm đường Giác Ngộ” cùng tác giả. Chúng ta là con Phật mà Phật không để lại kinh luận văn tự gì hết mà trải qua mấy ngàn năm. Qua bao nhiêu quốc gia biến đổi, nên phải tìm hiểu qua nhiều quan điểm, nhiều tài liệu để được Chân lý. Hiểu đúng mới tu đúng, Văn Tư Tu là vậy.
Cư sĩ Phổ Tấn
Từ khóa » Tuệ Giác Bất Nhị Là Gì
-
Bất Nhị Là Triết Lý đông Phương (I) - .vn
-
Bất Nhị (Niềm Vui Không Nguyên Nhân) - Đạo Phật Ngày Nay
-
Hiểu Về "trí Tuệ Vô Phân Biệt, Tuệ Giác Bất Nhị" Của Thiền Sư Thích ...
-
Tuệ Giác Chân Thực - Làng Mai
-
Bản Thể Luận & đạo đức Luận Của Phật Giáo Qua Pháp Môn "Bất Nhị"
-
Tính Bất Nhị Trong Văn Phong Của Tuệ Trung Thượng Sĩ
-
Bất Nhị - Thư Viện Hoa Sen
-
Dòng Sông Tâm Thức: Bát Nhã Tâm Kinh (II) - Phật Giáo Tiền Giang
-
Bước đầu Tìm Hiểu Tư Tưởng "Bất Nhị Pháp Môn" Qua Bài Kệ Thị Tịch ...
-
4. Bất Nhị Pháp Môn Trong Kinh Duy Ma | Thư Viện | Sách
-
TUỆ GIÁC TƯƠNG TỨC - Tri Tin Education
-
Sinh Phật Bất Nhị - Tu Viện Quảng Đức
-
Con đã Có đường đi - Thích Nhất Hạnh - Sách Khai Minh
-
Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển - Trung Tâm Hộ Tông