TUỆ GIÁC TƯƠNG TỨC - Tri Tin Education
Có thể bạn quan tâm
Pháp môn thực tập của chúng ta phải là bất bạo động. Bất bạo động chỉ có thể pháp sinh từ tuệ giác bất nhị, tuệ giác tương tức. Theo tuệ giác này, tất cả mọi sự vật đều có liên hệ với nhau, và không có gì mà có thể tự nó có mặt một mình. Vậy thì bạo hành người khác tức là bạo hành chính mình. Chừng nào mà ta không có được tuệ giác bất nhị thì chừng đó ta sẽ còn bạo động, còn muốn trừng phạt, muốn đàn áp, muốn phá bỏ. Nhưng khi đã thấu triệt lẽ thật bất nhị và tương tức thì ta sẽ có thể mỉm cười với cả hoa và rác trong ta, ta có thể ôm ấp cả hai. Cho nên, tuệ giác tương tức là nền tảng của bất bạo động.
Khi bạn có được tuệ giác bất nhị và tương tức thì bạn sẽ đối xử với thân tâm mình một cách thật sự bất bạo động. Bạn chăm lo các tâm hành của bạn, kể cả tâm hành sân hận, một cách bất bạo động. Bạn sẽ đối xử với cha mẹ, anh em, bạn bè, cộng đồng, xã hội của bạn với tất cả sự hiền dịu. Như vậy thì không thể nào có bạo động. Dưới cái nhìn của tuệ giác tương tức không có ai là kẻ thù.
Căn bản của sự thực tập của chúng ta là tuệ giác bất nhị, là tuệ giác tương tức. Tuệ giác này dạy ta chăm sóc nâng niu thân thể, chăm sóc nâng niu sân hận, tuyệt vọng trong ta. Sân hận có gốc rễ từ những yếu tố không phải sân hận, từ lối sống hằng ngày của chúng ta. Nếu chăm lo thân tâm, không kỳ thị bất cứ điều gì, năng lượng tiêu cực sẽ không thể trấn áp ta được. Chúng ta làm cho những hạt giống tiêu cực trong ta suy yếu đi và không còn tràn ngập trong ta nữa.
Bộc lộ cơn giận một cách khôn ngoan. Khi cơn giận phát hiện, ta phải nhận diện và chấp nhận rằng sân hận có mặt trong ta và cần được chăm sóc. Trong những lúc này ta đã được dạy là không vì giận mà nói hay làm gì. Phải tức khắc trở về tự thân và mời năng lượng chánh niệm lên để nhận diện, ôm ấp và chăm sóc cơn giận.
Nhưng chúng ta cũng được dạy rằng phải nói cho người kia biết là ta đang giận, ta đang khổ. “Người thương ơi! Tôi đang giận. Tôi đang khổ. Xin biết cho tôi điều đó.” Và nếu bạn thực tập giỏi, bạn có thể thêm: “Tôi đang cố gắng hết lòng để chăm sóc cơn giận của tôi.” Và câu thứ ba sẽ là: “Xin giúp tôi đi!” Bạn nói được ba câu đó vì người kia là người thương, là người gần gũi nhất của bạn. Bạn còn cần đến người ấy. Bày tỏ cơn giận như thế là rất khôn ngoan, là rất thành thực, rất chung thuỷ bởi bì ngày trước ta đã có lời cam kết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
Ngôn ngữ ấy, truyền thông ấy sẽ làm cho người kia thêm kính nể, thúc đẩy người ấy nghĩ lại và tu tập như bạn. Người kia sẽ thấy rằng bạn là người tự trọng. Bạn đã chứng tỏ rằng khi giận, bạn biết chăm sóc cơn giận. Bạn đã cố gắng hết lòng để ôm ấp cơn giận, bạn không còn coi người làm cho bạn giận là kẻ thù đáng bị trừng phạt. Bạn xem người kia như là một đồng minh sẵn sàng có đó để hỗ trợ, nâng đỡ bạn. Ba câu nói ấy là ba câu nói rất tích cực.
Hãy nhớ rằng phải nói cho người đã làm cho bạn giận biết trong vòng hai mươi bốn giờ. Bụt dạy rằng một ông thầy tu có quyền giận, nhưng không được giận quá đêm. Ôm giữ cơn giận quá lâu sẽ có hại cho sức khoẻ. Đừng bao giờ ôm giữ cơn giận trong lòng quá một ngày. Bạn phải nói câu đó trong bình tĩnh, yêu thương. Bạn phải tập để nói được như thế. Nếu bạn chưa đủ bình tĩnh sau hai mươi bốn giờ thì bạn phải viết ba câu đó lên giấy và trao cho người kia: “Người thương ơi! Tôi đang giận. Tôi đang khổ. Xin biết cho tôi điều đó. Tôi đang cố gắng để chăm sóc cơn giận của tôi. Xin giúp tôi.” Hãy trao tận tay thông điệp hoà bình ấy cho người kia. Ngay khi bạn nói lên những câu nói đó hay trao bức thư đó thì bạn đã cảm thấy nhẹ đi phần nào.
(Trích từ sách Giận, tác giả Thích Nhất Hạnh)
Từ khóa » Tuệ Giác Bất Nhị Là Gì
-
Bất Nhị Là Triết Lý đông Phương (I) - .vn
-
Bất Nhị (Niềm Vui Không Nguyên Nhân) - Đạo Phật Ngày Nay
-
Hiểu Về "trí Tuệ Vô Phân Biệt, Tuệ Giác Bất Nhị" Của Thiền Sư Thích ...
-
Tuệ Giác Chân Thực - Làng Mai
-
Bất Nhị: Khi Nào Cần Thiết? - NiemPhat.Vn
-
Bản Thể Luận & đạo đức Luận Của Phật Giáo Qua Pháp Môn "Bất Nhị"
-
Tính Bất Nhị Trong Văn Phong Của Tuệ Trung Thượng Sĩ
-
Bất Nhị - Thư Viện Hoa Sen
-
Dòng Sông Tâm Thức: Bát Nhã Tâm Kinh (II) - Phật Giáo Tiền Giang
-
Bước đầu Tìm Hiểu Tư Tưởng "Bất Nhị Pháp Môn" Qua Bài Kệ Thị Tịch ...
-
4. Bất Nhị Pháp Môn Trong Kinh Duy Ma | Thư Viện | Sách
-
Sinh Phật Bất Nhị - Tu Viện Quảng Đức
-
Con đã Có đường đi - Thích Nhất Hạnh - Sách Khai Minh
-
Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển - Trung Tâm Hộ Tông