Bất Phương Trình, Hệ Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn, Cách Biểu ...
Có thể bạn quan tâm
Vậy bất phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì? Cách biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ra sao? chúng ta sẽ có câu trả lời trong bài viết này.
I. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
• Định nghĩa: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là: ax + by ≤ c (1)
(ax + by > c; ax + by ≥ c; ax + by < c)
trong đó a, b, c là các số đã cho với a, b, c không đồng thời bằng 0 và x, y là các ẩn số.
Cặp số (x0; y0) sao cho ax0 + by0 ≤ c là một bất đẳng thức đúng được gọi là một nghiệm của bất phương trình ax + by ≤ c.
II. Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
1. Định nghĩa
- Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm bất phương trình (1) được gọi là miền nghiệm của nó.
2. Định lý
- Đường thẳng ax + by ≤ cchia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng bờ là (d). Một trong hai nửa mặt phẳng đó (kể cả bờ) là miền nghiệm của bất phương trình ax + by ≤ c. Nửa mặt phẳng còn lại là miền nghiệm của bất phương trình ax + by ≥ c.
3. Cách biểu diễn tập nghiệm (miền nghiệm)
Quy tắc biểu diễn hình học tập nghiệm của ax + by ≤ c (1) như sau:
- Bước 1: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy vẽ đường thẳng Δ: ax + by = c
- Bước 2: Lấy một điểm M0(x0;y0) không thuộc Δ (ta thường lấy gốc tọa độ)
- Bước 3: Tính ax0 + by0 và so sánh với c.
- Bước 4: Kết luận
° Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mặt phẳng bờ Δ chứa M0 là miền nghiệm của ax + by ≤ c.
Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt phẳng bờ Δ KHÔNG chứa M0 là miền nghiệm của ax + by ≤ c.
* Ví dụ (Câu hỏi 1 trang 96 SGK Toán 10 Đại số): Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn: -3x + 2y > 0.
> Lời giải:
- Ta vẽ đường thẳng (d): -3x + 2y = 0.
- Lấy điểm A(1; 1), ta thấy A ∉(d) và có: -3.1 + 2.1 < 0 nên nửa mặt phẳng bờ (d) không chưá A là miền nghiệm của bất phương trình (miền không bị gạch chéo).
III. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn gồm một số bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y mà ta phải tìm các nghiệm chung của chúng. Mỗi nghiệm chung đó được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.
- Cũng như bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ta có thể biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Từ khóa » Giải Bất Phương Trình Bậc Nhất 2 ẩn Lớp 10
-
Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Toán 10
-
Giải Toán 10 Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Toán 10 Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Về Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Lớp 10
-
Bất Phương Trình Và Hệ Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Baitap123
-
Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Bài 4 - Toán Học 10 - YouTube
-
Giải Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn Sgk Đại Số 10 Trang 94
-
Giải Toán 10 Bài 4. Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Giải Bài Tập SGK Toán 10 Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn
-
Đại Số Lớp 10 Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn Chi Tiết Nhất
-
Giải Bài Tập Trang 99 SGK Đại Số 10 Bài 1, 2, 3 - Bất Phương Trình Bậc
-
Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn - Chuyên đề Môn Toán Lớp 10
-
Biểu Diễn Tập Nghiệm Bất Phương Trình Bậc Nhất Hai ẩn