Bật Tính Năng Lọc ánh Sáng Xanh Cả Ngày Liệu Có Hiệu Quả? - MATTI

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính và điện thoại được cho là nguyên nhân gây ra hội chứng thị giác màn hình, bệnh thoái hoá điểm vàng, chứng mất ngủ do rối loạn nhịp sinh học. Những nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng xanh thậm chí làm tăng lượng đường huyết và gây ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Hầu hết các hãng công nghệ điện thoại và máy tính lớn trên thế giới như Windows của Microsoft, điện thoại Samsung hay iPhone và các biết bị của Apple đều đã tích hợp các tính năng “chế độ ban đêm” được cho là có thể lọc ánh sáng xanh, nhằm giúp bảo vệ mắt của người dùng. Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng tính năng này như thế nào, vào lúc nào để có hiệu quả?

Mục lục ẩn 1. Cơ chế lọc ánh sáng xanh trên máy tính và điện thoại là gì? 2. Vì sao gọi lọc ánh sáng xanh là “chế độ ban đêm” 3. Có còn hiệu quả vào ban ngày? 4. Một số nhược điểm của tính năng ban đêm – lọc ánh sáng xanh 5. Tranh cãi về việc lọc ánh sáng xanh có hại

Cơ chế lọc ánh sáng xanh trên máy tính và điện thoại là gì?

Theo f.Lux – hãng phần mềm phát triển tính năng ban đêm giúp lọc ánh sáng xanh đầu tiên trên thế giới:

“Màn hình máy tính và điện thoại được thiết kế để hiển thị ánh sáng trắng, giống với ánh sáng mặt trời để chúng ta có thể nhìn rõ các nội dung. Chúng ta không thể nhìn vào ánh sáng mặt trời vào ban đêm, điều này gây hại cho mắt và sức khoẻ”.

Theo đó, tất cả các tính năng và phần mềm lọc ánh sáng xanh hiện nay đều có cơ chế chuyển đổi tông màu hiển thị trên màn hình về tông màu ấm hơn – thường là màu vàng ở cuối quang phổ. Tông màu này giống với màu mặt trời ở cuối ngày, lúc hoàng hôn, là màu vàng nhạt.

Cơ chế lọc ánh sáng xanh trên các phần mềm và ứng dụng là chuyển màu sắc hiển thị trên màn hình từ “màu ban ngày – ánh sáng trắng” thành “màu buổi chiều tối – ánh sáng vàng – ánh sáng hoàng hôn”.

Vì sao gọi lọc ánh sáng xanh là “chế độ ban đêm”

Cơ chế hoạt động của các phần mềm và ứng dụng lọc ánh sáng xanh trên máy tính và điện thoại là chuyển màu sắc ánh sáng trắng thành màu sắc ánh sáng ấm, đây là màu sắc trông giống với ánh sáng buổi chiều, bắt đầu từ hoàng hôn.

Do đó các hãng phát triển phần mềm thường gọi tính năng của họ là “chế độ ban đêm”, các bạn có thể tham khảo cách sử dụng và download về ở link dưới đây:

  • Night Shift (chuyển sang ban đêm) trên các thiết bị iPhone, iPad, Macbook của Apple
  • Night Light (ánh sáng đêm) trên Windows 10
  • f.Lux trên Windows 7 và Windows 8
  • Blue Light Filter trên điện thoại Samsung
  • Twilight (Hoàng hôn) trên điện thoại chạy hệ điều hành Android

Ánh sáng xanh bắt đầu nhạt dần từ buổi hoàng hôn và biến mất hoàn toàn vào buổi tối, vì vậy các tính năng “chế độ ban đêm” sẽ tạo ra ánh sáng hiện thị trên màn hình là ánh sáng hoàng hôn, không chứa ánh sáng xanh hoặc chứa ít ánh sáng xanh hơn. Như vậy những tính năng này có thể chặn hoặc lọc một phần ánh sáng xanh.

Có còn hiệu quả vào ban ngày?

Tính năng “chế độ ban đêm” có cơ chế chuyển màu sắc ánh sáng hiển thị từ ban ngày về ban đêm, vì vậy mặc dù không nói ra, nhưng tên gọi của các tính năng và phần mềm này khiến người dùng ngầm hiểu không nên sử dụng vào ban ngày.

Thay vào đó vào ban ngày bạn nên sử dụng thiết bị kính chống ánh sáng xanh sẽ phù hợp hơn. Vì kính chống ánh sáng xanh chỉ chặn hoặc lọc ánh sáng xanh mà không làm thay đổi hoặc xáo trộn các màu sắc khác trong quang phổ ánh sáng.

Một số nhược điểm của tính năng ban đêm – lọc ánh sáng xanh

Hầu hết các thiết bị công nghệ mới tích hợp tính năng ban đêm một vài năm trở lại đây, như iPhone, iPad hay Macbook mới chỉ tích hợp vào những phiên bản từ năm 2015-2017. Trong khi Microsoft mới chỉ tích hợp trên phiên bản Windows 10, các phiên bản Window 7 và 8 vẫn phải dùng phần mềm của bên thứ ba.

Ngoài ra, do cơ chế hoạt động của tính năng ban đêm là điều chỉnh ánh sáng, vì vậy tính năng này dễ làm biến dạng màu sắc, đặc biệt trên các loại màn hình đời cũ. Đây cũng là lý do tại sao các hãng công nghệ hàng đầu như Samsung, iPhone và Microsoft không cập nhật tính năng cho người dùng thiết bị cũ, vì chất lượng màn hình không đủ đáp ứng.

Tranh cãi về việc lọc ánh sáng xanh có hại

Có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng lọc ánh sáng xanh gây hại, đặc biệt do thói quen người dùng bật tính năng này cả ngày và đêm.

Nghiên cứu mới đây do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Manchester, Anh Quốc. Trưởng nhóm, Tiến sĩ Tim Brown cho biết các thử nghiệm lọc ánh sáng xanh trên chuột cho thấy các tính năng này làm lũ chuột căng thẳng và mất ngủ trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, công bố của tiến sĩ Tim Brown gặp nhiều phản ứng của các nhà nghiên cứu khác, vì nhóm nghiên cứu trường đại học Manchester mới chỉ thực hiện trên chuột bằng hình thức quan sát. Hơn nữa, nhóm mới thực hiện nghiên cứu ở cấp độ vi sinh, nên kết quả này chưa được coi là có giá trị.

Từ khóa » Chế độ Lọc ánh Sáng Xanh Là Gì