Bầu ăn Rau Sống được Không? [Tư Vấn Dinh Dưỡng]
Có thể bạn quan tâm
Bầu ăn rau sống được không? đang là vấn đề được rất nhiều chị em nữ giới quan tâm. Bởi hiện nay có nhiều thông tin trái chiều nhau, có người cho rằng việc ăn rau sống rất tốt cho bà bầu. Nhưng có người lại cho rằng việc bà bầu ăn rau sống không tốt và rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là khuẩn listeria gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác? mời các mẹ hãy cùng tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Bầu ăn rau sống được không?
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:
“Rau sống là tên gọi chung cho những loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng kèm trong các món ăn khác nhau. Một số loại phổ biến thường được sử dụng có thể kể đến như: xà lách, rau cải con, rau muống bào, diếp cá, tía tô, bạc hà, kinh giới, húng quế,… Bên cạnh đó, người ta cũng có thể thêm vào những loại quả sống có hương vị thơm ngon như: cà chua, cà rốt, hoa, quả thân non cây chuối hột, khế chua…”
Lý do rau sống được nhiều người lựa chọn là vì nó đem lại sự tươi mát, giòn ngọt hơn so với khi đã nấu chín. Đặc biệt, là rau sống cũng có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn hẳn. Chính vì thế, không có bất kỳ lý do gì mà bà bầu không nên dùng rau sống trong các bữa ăn của mình.
Như vậy với câu hỏi bầu ăn rau sống được không? đáp án có. Việc ăn các loại rau sống khi mang thai sẽ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Theo khuyến cáo, nhóm thực phẩm xanh nằm trong những nhóm dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé.”
Những lợi ích đến từ việc ăn rau sống trong thai kỳ
Khi mang thai, nhu cầu về khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác tăng lên do sự phát triển của thai nhi. Trong đó, rau sống là cả một “kho” các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, điển hình như:
+ Chất xơ: Rau sống là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp mẹ bầu tránh được các vấn đề như táo bón, đầy hơi khó chịu và tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh hơn.
+ Bổ sung canxi: Canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho thai kỳ mà mẹ cần bổ sung để phát triển hệ xương của bé và ngừa loãng xương cho mẹ sau sinh. Bà bầu ăn một số loại rau sống lá xanh (bó xôi, cải xoăn, bắp cải…) sẽ bổ sung nguồn canxi một cách tự nhiên giúp xương chắc khỏe.
+ Vitamin C: Trong rau sống có chứa rất nhiều vitamin C, do đó khi ăn rau sống sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giúp cho xương chắc khỏe và làn da sáng mịn hơn.
+ Axit folic (folate): Một số loại rau sống như xà lách, măng tây, đậu hà lan, bông cải xanh,… chứa hàm lượng axit folic cao. Dưỡng chất này vào cơ thể sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa dị tật não và cột sống ở thai nhi.
+ Axit béo omega-3: Chất dinh dưỡng này có tác dụng giúp nâng cao sức khỏe của mẹ bầu, cung như sự phát triển thần kinh của thai nhi.
+ Beta-carotene: Đây là một dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển các mô và tăng cường khả năng miễn dịch và thị lực ở thai nhi.
Ngoài ra, khi bổ sung rau sống vào thực đơn ăn uống của mình còn giúp mẹ bầu điều hòa huyết áp và kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
Những loại rau sống bà bầu không nên ăn khi mang thai
Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi, tuy nhiên không phải loại rau sống nào cũng tốt cho bà bầu. Nhưng mẹ bầu là đối tượng rất dễ nhiễm vi khuẩn, gấp 20 lần người bình thường. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi, trong thời gian mang thai mẹ bầu nên tránh ăn những loại rau sống như:
+ Bắp cải sống: Trong rau bắp cải có thành phần goitrogen khá lớn và có thể gây ra những ảnh hưởng đến tuyến giáp. Từ đó, tác động đến hệ thần kinh và não bộ của thai nhi.
Trong trường hợp nếu muốn ăn loại rau này, mẹ nên chế biến thành món canh, món hầm để ức chế thành phần goitrogen.
+ Giá sống: Trong giá sống có chứa lượng axit Phytic. Khi đi vào cơ thể loại chất này sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi, kẽm, sắt, magie. Do đó, nếu mẹ ăn giá sống hằng ngày sẽ dễ bị thiếu máu thai kỳ. Thiếu máu là biến chứng rất nguy hiểm cho mẹ bầu và cả thai nhi.
Do vậy, mẹ nên tránh ăn giá sống, thay vào đó mẹ nên chế biến thành các món xào cùng với gan để bổ sung thêm vitamin A.
+ Đậu đũa sống: Đây cũng là loại rau sống không tốt cho mẹ bầu. Bởi trong đậu đũa có chứa khá nhiều khí ga carbon dioxide. Loại khí này sẽ làm hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, khiến mẹ bầu khó tiêu, đầy bụng khó chịu.
Nhưng nếu mẹ chế biến chín thì các món ngon như đậu đũa xào thịt bò, đậu đũa luộc sẽ giúp mẹ cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
+ Rau cải bó xôi sống: Đây là một loại rau rất giàu chất dinh dưỡng vì nó chứa nhiều chất như: canxi, sắt, kẽm, magie,… nếu được chế biến đúng cách thì nó rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng mẹ cần lưu ý là không ăn sống loại rau này, bởi chúng có chứa axit-oxalic, một hợp chất khiến cơ thể đào thải kẽm và canxi. Điều này có thể khiến mẹ bị thiếu kẽm và canxi, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cơ quan thai nhi.
Vì vậy, mẹ nên chế biến cải bó xôi dưới dạng chín và ăn kèm với các món giàu vitamin C để giúp cho quá trình hấp thụ sắt, kẽm được tốt hơn.
+ Măng sống: Đây cũng là món ăn không phù hợp với bà bầu. Tốt nhất mẹ bầu cần ăn măng đã nấu chín kỹ để không hấp thụ quá nhiều xyanua. Một hợp chất gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Hơn nữa, việc ăn măng sống có thể khiến mẹ bị chóng mặt, buồn nôn do nó dễ gây ngộ độc đối với cơ thể.
Do vậy, nếu muốn ăn măng mẹ nên ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc kỹ trước khi chế biến, những mẹ vẫn cần hạn chế ăn măng trong thai kỳ.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn rau sống
Để đảm bảo an toàn và tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi thì bên cạnh những loại ra sống cần tránh, khi ăn các loại rau sống các mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều sau:
- Chỉ nên ăn các loại rau sống sau khi đã được làm sạch, sơ chế cẩn thận, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đối với một số loại rau mầm, nguy cơ tiềm ẩn các loại vi khuẩn như salmonella, listeria, E. coli chiếm tỷ lệ cao. Do đó, nếu có sở thích ăn rau mầm, bà bầu hãy chắc chắn sử dụng sản phẩm đã được làm sạch cẩn thận hoặc đã nhúng sơ qua nước sôi để đảm bảo an toàn.
- Các loại rau ăn sống cần phải rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng để làm giảm các hóa chất và vi khuẩn. Để an toàn hơn, khi ăn mẹ có thể nhúng rau qua nước sôi nhằm loại bỏ hóa chất và vi khuẩn,…
- Bà bầu nên ăn rau sống một cách hợp lý, vì nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến dị ứng thực phẩm, ảnh hưởng đến cơ thể.
- Để rau ráo nước trước khi ăn
- Trong trường hợp những mẹ bị rối loạn tiêu hóa, mắc hội chứng kích thích ruột, bị viêm đại tràng hoặc bệnh thận,… tuyệt đối không được ăn rau sống. Bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bên cạnh việc tìm hiểu về rau sống, trong thời gian mang thai mẹ cũng cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cho cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.
Đặc biệt, là mẹ cần chú ý thực hiện thăm khám khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, tầm soát và phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi (nếu có) và xử lý kịp thời. Nhưng để quá trình thăm khám diễn ra an toàn và có được kết quả chính xác thì mẹ nên lựa chọn cho mình những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện.
Nếu vẫn chưa biết lựa chọn địa chỉ nào làm nơi thăm khám thai thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Ma – Ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho các mẹ. Đây là cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín thuộc top đầu tại Hà Nội và đạt 83 tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế.
Không những thế, phòng khám còn sử hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi với hàng chục năm kinh nghiệm và từng làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn của thủ đô trực tiếp thực hiện thăm khám – siêu âm thai và đọc kết quả. Cùng với đó là cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, tiện nghi, cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại mang tầm “bệnh viện khách sạn” giúp cho việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, chính xác. Môi trường y tế sạch sẽ, các phòng ban và dụng cụ y tế luôn được vô trùng – vô khuẩn theo đúng quy định.
Mặt khác, phòng khám còn có thời gian làm việc linh hoạt, từ 8h00 – 20h3030 tất cả các ngày, cùng thủ tục thăm khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi. Chi phí hợp lý và được niêm yết giá công khai, minh bạch phù hợp với quy định của bộ y tế.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bầu có ăn được rau sống không? và những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Đồng thời lựa chọn được cho mình địa chỉ thăm khám – siêu âm thai uy tín, chất lượng.
+ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Bà bầu có ăn được rau ngót không?
- Bà bầu thiếu canxi nên ăn gì?
- Bầu 1 tháng có ăn dứa được không?
Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọn đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
+ Nguồn tham khảo: Eating Raw Vegetables during Pregnancy – Is It Safe? https://parenting.firstcry.com/articles/eating-raw-vegetables-during-pregnancy-is-it-safe/ Truy cập ngày: 17/11/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
Từ khóa » Các Loại Rau Sống Bà Bầu Không được ăn
-
Các Loại Rau Thơm Bà Bầu Không Nên ăn Vì Dễ Gây Sảy Thai, Sinh Non
-
Bà Bầu ăn Rau Sống được Không? - MarryBaby
-
Top 5 Loại Rau Sống Bà Bầu Không Nên ăn Trong Thai Kỳ
-
Điểm Danh 5 Loại Rau Thơm Bà Bầu Không Nên ăn - Sức Khỏe
-
Chi Tiết Các Loại Rau, Củ, Quả Bà Bầu Nên ăn Và Không Nên ăn
-
Điểm Danh 5 Loại Rau Thơm Mẹ Bầu Nên Tránh Xa Trong 3 Tháng đầu ...
-
Bà Bầu ăn Rau Sống, Mẹ Chú ý Loại Nên ăn Và Loại Cần Tránh | Bé Yêu
-
Bạn Không Nên ăn Gì Khi Mang Thai? | Vinmec
-
MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU KIÊNG ĂN RAU GÌ?
-
Các Loại Rau Thơm Bà Bầu Không Nên ăn Kẻo ảnh Hưởng Tới Thai Nhi
-
Bầu 3 Tháng đầu ăn Rau Sống được Không? Chú ý điều Sau để Bảo ...
-
10 Loại Rau Mẹ Bầu Không Nên ăn - Procare
-
Top Các Loại Rau Thơm Bà Bầu Không Nên ăn để Khỏe Mạnh Hơn
-
Những Loại Rau Củ Nào Bà Bầu Không được ăn? - Bách Hóa XANH