Báu Vật ở “địa Ngục Trần Gian - Báo Công An Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
Ở nơi được canh giữ nghiêm ngặt và được mệnh danh là “địa ngục trần gian” như nhà tù Côn Đảo, mấy ai biết rằng, tại đây đã từng có 2 chiếc radio được những cựu tù chính trị yêu nước bí mật cất giữ như báu vật.
Chiếc radio hiệu Sony được những cựu tù chính trị yêu nước sử dụng trong thời gian ở nhà tù Côn Đảo hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội). |
Món quà quý từ 2 người bạn Pháp
Ông Tạ Châu Sơn (1949) sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Điện Hồng, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1967, ông Sơn bắt đầu gia nhập quân đội, chiến đấu tại miền Đông Nam Bộ. Trong trận đánh tại Trường Quốc gia Nghĩa Tử (Sài Gòn) vào rạng sáng ngày 6-5-1968, ông bị thương và bị địch bắt, tra khảo ở trại biệt kích Ngô Quyền. Mặc những đòn tra tấn dã man của kẻ thù, đặc biệt là vết thương vẫn còn rỉ máu, nhưng ông quyết không khai nửa lời. Biết không thể khuất phục được ông, quân thù liên tục chuyển ông từ nhà tù Chí Hòa ra nhà tù Côn Đảo.
Ở tuổi xế chiều, có nhiều chuyện có thể quên, nhưng kỷ niệm cùng với đồng đội dũng cảm, mưu trí đưa được 2 chiếc radio từ nhà tù Chí Hòa về nhà tù Côn Đảo cả đời ông vẫn không quên được. Kể về câu chuyện đầy xúc động này, ông Sơn cho biết, đầu năm 1972, để phản đối sự tàn bạo của kẻ thù trong việc đàn áp, tra tấn những cựu tù chính trị yêu nước, ông Sơn cùng nhiều đồng đội khác quyết định tuyệt thực. Thời gian sau, biết không thể khuất phục được ý chí của các tù chính trị, quân thù đã đưa ông Sơn cùng nhiều chiến sĩ khác vượt biển về nhà tù Chí Hòa để chữa trị vết thương. Tại đây, ông cùng với ông Phạm Văn Ba (nguyên Trưởng Ban liên lạc Hội Tù yêu nước Đà Nẵng) làm quen và thân thiết với 2 bạn tù người Pháp tên André Menras và Jean Pierre Débris (hai người phất cờ quân Giải phóng trước trụ sở Hạ viện Sài Gòn năm 1970), sau đó được 2 người này tặng cho 2 chiếc radio hiệu Sony. Chiếc đài lớn có chiều dài 25cm, dùng pin đại. Chiếc đài còn lại nhỏ hơn, có thể bỏ lọt vào chiếc cà mèn. Hai chiếc đài được ông Sơn và ông Ba thay nhau cất giữ cẩn trọng với quyết tâm không để kẻ thù phát hiện.
“Đến cuối năm 1972, chúng tôi được thông báo về lại nhà tù Côn Đảo. Trước tình hình trên, Đảng ủy nhà tù đề ra nhiều phương án để xử lý 2 chiếc đài trên. Ý kiến được đông đảo mọi người ủng hộ nhất là việc ngụy trang cho 2 chiếc đài sau đó mang ra nhà tù Côn Đảo, phục vụ công tác nắm thông tin, đấu tranh cho anh em ngoài đó. Tôi và anh Ba được Đảng ủy nhà tù tin tưởng phân công nhiệm vụ này. Trước đêm lên tàu, anh em chúng tôi ngụy trang cho 2 chiếc radio bằng cách bỏ chiếc đài lớn xuống đáy chiếc thùng đựng đồ y tế, bên trên lót một tấm nhựa che khít lại và bỏ các dụng cụ y tế lên trên. Chiếc đài nhỏ còn lại, chúng tôi bỏ lọt vào 1 chiếc cà mèn, sau đó lót thêm 1 bao ni-lông để đổ cháo lên”, ông Sơn nhớ lại.
Ông Tạ Châu Sơn và vợ - bà Nguyễn Thị Dung cũng là cựu tù yêu nước hiện sống tại P. Thanh Khê Tây (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng). |
Báu vật vô giá
“Ngày 26-12-1972, chuyến tàu đưa chúng tôi ra lại Côn Đảo được khởi hành. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, 2 chiếc đài cuối cùng cũng được đưa lên đảo an toàn. Theo kế hoạch ban đầu, sau khi lên đảo chúng tôi sẽ chôn đài dưới cát để chờ thời cơ đưa vào nhà lao. Tuy nhiên, khi đoàn tàu vừa cập đảo cũng là lúc anh em tù yêu nước đang tập trung ở bãi biển rất đông. Lợi dụng thời điểm hỗn loạn đó, tôi cùng anh Ba nhanh trí chuyền ngay chiếc thùng y tế cho những người khác mang vào giấu ở một vị trí an toàn. Về cái cà mèn chứa chiếc đài nhỏ, tôi cũng khéo léo đưa nhanh vào hàng rào, nơi có một số tù binh yêu nước đang đợi sẵn để tiếp nhận”, ông Sơn kể.
Kể từ khi có 2 chiếc đài, nó được các tù yêu nước ví như báu vật vô giá giữa địa ngục trần gian. Để bảo quản 2 “báu vật”, Đảng ủy nhà lao giao cho các tù chính trị uy tín canh giữ. Trong đó, Anh hùng Lao động, Tiến sĩ Sử học Bùi Văn Toản là người có thời gian cất giữ lâu nhất. Thông qua những thông tin nghe được, ông Toản cùng với nhiều tù binh khác được giao nhiệm vụ biên tập, trình bày báo tường, phục vụ công tác truyền tải tin tức đến toàn thể các chiến sĩ cách mạng bị tù đày. Đặc biệt, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhờ thông tin được truyền tải kịp thời thông qua hệ thống sóng radio, Đảng ủy nhà lao nhanh chóng cập nhật những diễn biến quan trọng của chiến dịch để kịp thời có đối sách, phòng địch thủ tiêu tù binh trước giờ giải phóng. Đêm 30-4, tin tức thắng trận được lan truyền cũng là lúc các cựu tù chính trị yêu nước bắt đầu vùng lên đấu tranh và đến rạng sáng hôm sau thì hoàn toàn làm chủ được nhà tù Côn Đảo.
Mang theo những vết thương trở về sau những năm tháng bị tù đày, ông Sơn quyết tâm học tập để rồi sau này trở thành quyền Hiệu trưởng Trường Công đoàn tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Bây giờ, mặc dù đã bước qua tuổi ngoại thất tuần và là thương binh 3/4 nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia công tác kết nối các cựu tù chính trị yêu nước tại địa phương. Với ông Sơn, không riêng thời chiến, mà trong bất cứ thời kỳ nào ông cũng có cách để thể hiện lòng yêu nước.
NGỌC QUỐC
Từ khóa » Tạ Châu Sơn Là Ai
-
Social Business - TẠ CHÂU SƠN Là Người Sán Lập Dự án ... - Facebook
-
Chuyên Gia Tư Vấn Tái Cấu Trúc Tạ Châu Sơn
-
Chuyên Gia Tạ Châu Sơn: Nền Tảng Doanh Nghiệp Xã Hội Là Hướng ...
-
Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp: Lớn, Nhỏ đều Cần
-
Tạ Châu Sơn - Nhà Lãnh Đạo
-
Tìm Hướng đi Mới Trong Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Trước Tác động ...
-
SocialCRM - Giải Pháp Tái Cấu Trúc Doanh Số Tối đa
-
NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA DCAPITAL - MR TẠ CHÂU SƠN
-
Lãnh đạo Bộ - Bộ Tài Chính
-
Đặt Tên Cho Con Tạ Châu Sơn 57,5/100 điểm Trung Bình
-
Thời Kinh Doanh Xã Hội - Social Business đã đến?