Chuyên Gia Tư Vấn Tái Cấu Trúc Tạ Châu Sơn
Có thể bạn quan tâm
- Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị?
- Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản
- Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới
- Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản
- Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
- Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
- Tái cấu trúc doanh nghiệp: Chọn người nhà hay người tài?
Theo ông, những doanh nghiệp loại nào thì cần phải tiến hành tái cấu trúc? Ngoài những doanh nghiệp nhà nước phải tái cấu trúc theo chỉ đạo của Chính phủ thì những doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt như VinGroup, FLC, FPT…hay các doanh nghiệp mới khởi nghiệp có phải tái cấu trúc không? Vì sao?
Mọi doanh nghiệp đều phải liên tục tái cấu trúc, nhưng tùy theo quy mô mà tiến hành. Bước đầu có thể lựa chọn làm trọng tâm, trọng điểm, sau có thể chỉnh sửa và làm mới hoàn toàn mô hình.
Vingroup hay FLC hiện đang hoạt động rất hiệu quả, nhưng theo tiến hóa của hành vi tiêu dùng và văn hóa xã hội (yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh số) thì cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc tái cấu trúc.
Nếu các doanh nghiệp này bằng lòng với hiện trạng của họ thì đặt vấn đề này có thể chưa cần thiết. Nhưng theo kinh nghiệm quản trị và điều hành công ty của tôi thì lúc nào cũng có việc và khu vực để tái cấu trúc trong doanh nghiệp. Nếu không có doanh số tức là có lỗi, nếu lợi nhuận thấp cũng có lỗi trong quản trị. Do vậy bình thường coi là rút kinh nghiệm và điều chỉnh, còn với doanh nghiệp cỡ lớn như họ thì Quy trình tái cấu trúc doanh số tối đa, quản trị tối ưu, nguồn vốn phát triển bền vững phải làm thường xuyên vì hệ thống lớn thì “quán tính lớn – chi phí lớn”, có thể sập cả hệ thống nếu không đạt doanh số theo kế hoạch.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường ở tình trạng thiếu tài nguyên như công nghệ, vốn, kỹ năng bán hàng… nên tất yếu phải tái cấu trúc liên tục, tìm kiếm giải pháp và quy trình tối ưu là việc cần làm nghiêm túc.
Vừa qua Việt Nam có lượng doanh nghiệp phá sản rất lớn là do các doanh nghiệp này chưa thực sự thấy nguy cơ cần phải tái cấu trúc. Ví dụ đã có dấu hiệu không có doanh số thì thông thường các doanh nghiệp này lại co lại, tiết kiệm, loay hoay tìm vốn đầu tư.. trong khi cần phải nghiêm túc xem lại cấu trúc sản phẩm, mô hình kỹ thuật bán hàng, đầu tư tiếp cho PR, xây dựng dự án với Biểu đồ dự báo dòng tiền chính xác hơn để huy động vốn. Logic khởi nghiệp cũng có vấn đề lớn là vì các mô hình khởi nghiệp chưa đánh giá hết được thị hiếu khách hàng và thực sự chưa biết bán.
Do đó tái cấu trúc doanh số là việc phải thường xuyên tư duy và liên tục đánh giá và tìm kiếm giải pháp hiệu quả nhất.
Ông Tạ Châu Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Social CRM. |
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang lựa chọn mô hình tái cấu trúc nào? Vì sao, thưa ông?
Hiện nay có nhiều mô hình tái cấu trúc như sử dụng mô hình Start-up để tinh gọn bộ máy, hoặc tối ưu hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp bằng ERP. VNPT, Viettel, FPT, VinGroup .. đều đã ứng dụng ERP để tái cấu trúc khu vực quản trị.
Điển hình là Vincom đang áp dụng mô hình Startup để xây dựng nghiệp đoàn với nhiều công ty thành viên kinh doanh trên một nền tảng chung, tinh gọn, dùng chung, hạn chế tối đa tiêu sản.
Hiện chưa có một mô hình tối ưu nào vì tùy theo quy mô và cam kết của doanh nghiệp sẽ dẫn đến một quy trình có thể bị chia nhỏ thành các các công thức và nguyên tắc để tái cấu trúc chứ không có tái cấu trúc toàn diện.
Tôi đưa ra tiêu chí lấy doanh số làm trung tâm tái cấu trúc thì các yếu tố cấu thành làm ảnh hưởng tới doanh số đều phải nghiên cứu, đánh giá và điều chỉnh. Mô hình tái cấu trúc được đóng gói thành quy trình không dựa trên công thức và nguyên tắc sẽ là ưu việt nhất thời điểm này. Do đó "Con người – Quy trình – Công nghệ" là cách thức để tiến hành Tái cấu trúc.
Theo kinh nghiệm của ông thì rong tái cấu trúc doanh nghiệp, vấn đề then chốt, quan trọng nhất và cần làm nhất là lĩnh vực gì? Vì sao?
Theo tôi, trong tái cấu trúc doanh nghiệp thì doanh số là tiêu chí quan trọng nhất để tiến hành tái cấu trúc. Doanh số không đạt mà vẫn phải chi phí thì không khác gì là "miệng ăn núi lở".
Các yếu tố liên quan tới doanh số có thể chỉ ra gồm các khâu sau: Nghiên cứu lại sản phẩm (Product Research); Định vị khách hàng (Location), Nghiên cứu kênh hiện diện khách hàng (Customer Media); Nghiên cứu thông điệp truyền thông (Copy Writing); Nghiên cứu thiết kế sáng tạo về nhận diện thương hiệu sản phẩm (Creative Design; Các công cụ tiếp cận khách hàng, sưu liệu thông tin, tư vấn tự động trước bán hàng (Landing Page, PR Link, CF Link, SaleBOT); Tư vấn qua điện thoại trong bán hàng (Telesale); Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng (Call Center); Quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM); Xây dựng dữ liệu xã hội của khách hàng gồm: Uy tín, Kinh nghiệm, Học vấn, Quan hệ, Năng lực chi trả. (Social CRM); Tối ưu vận chuyển hàng hóa (Logistic); Ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại như ERP, Social CRM (Social Business), Social Operating System (Social Business); Quản lý kho hàng (Store Management); Chuẩn hóa kỹ năng nhân sự bằng mô hình Huấn luyện Công nghệ (Coach-Tech) kết hợp với cách thức chuyển hóa kỹ năng lao động bằng Nhượng quyền xã hội (Social Franchise)
Điểm quan trọng nhất trong khâu tối ưu doanh số là việc phối hợp các yếu tố trên thành một quy trình nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Đó chính là việc đau đầu của các doanh nghiệp hiện nay.
Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp đang trên con đường tìm kiếm mô hình tái cấu trúc phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình?
Các doanh nghiệp đang tìm kiếm mô hình nên dựa vào các tư duy gốc trong quản trị kinh doanh để tái cấu trúc. Không thể nói kinh doanh nếu không có doanh số, không thể nói doanh nghiệp biết làm việc nếu không tìm được tiêu chí và cách thức để doanh số tối đa. "Khẩu hiệu" lấy khách hàng làm trung tâm đã được nói rất nhiều nhưng cách thức để làm như thế nào thì hầu hết lại không hiểu rõ.
Với thời đại hiện này thì nên áp dụng các mô hình tối ưu bằng cách chia sẻ, dùng chung, kết hợp nguồn lực để tái cấu trúc. Không nên hoành tráng hóa ý tưởng cũng như chiến lược của công ty. Lúc này quan trọng nhất là Quy trình để HOW TO PLAY (Cách để hành động hiệu quả).
Có thể chỉ ra mô hình Kinh tế chia sẻ như Uber, Airbnb, .. khi có một cộng đồng lớn tham gia đóng góp tài nguyên và cùng vận hành đang là một mô thức tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp mới.
Cũng có thể lấy tiêu chí xã hội tính bằng mô hình kinh doanh xã hội (Social Business – phiên bản Hệ điều hành xã hội) làm mô hình để tối ưu hóa các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam sang mô hình nghiệp đoàn, sử dụng chung một nền tảng (Social Enterprise Platform), trong đó cung ứng Công nghệ -Truyền thông - Nguồn vốn - Văn phòng dùng chung - Văn phòng tổng hợp..
Hiện tại tập đoàn VinGroup của Việt Nam đang hoạt động theo mô hình "Cấu trúc nền" (Platform Structure) rất hiệu quả. Đây cũng là điển hình đáng để tham khảo để các doanh nghiệp lớn tái cấu trúc nhằm đi vào phát triển bền vững.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Ngổn ngang trước giờ G Quá trình cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước hay thoái vốn ngoài ngành đang gặp nhiều trở ngại dù chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ phải về... #Tái cấu trúc doanh nghiệp # chuyên gia tái cấu trúc doanh nghiệp # tái cấu trúc doanh số # tái cấu trúc VNPT # tái cấu trúc Viettel # tái cấu trúc FPT # tái cấu trúc VinGroup Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Doanh nhân Đoàn Thị Kiều Vân: Làm mỹ phẩm thuần chay BIOQ từ vỏ thanh long
- Đinh Thanh Phong, Nhà sáng lập Gazano: Bỏ công nghệ để… chăm sóc giày da
- Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị?
- Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá
- Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản
- Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu
- Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới
- Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam
- Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản
- Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
- Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
- 1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm”
- 2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm
- 3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường
- 4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- 5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
Từ khóa » Tạ Châu Sơn Là Ai
-
Social Business - TẠ CHÂU SƠN Là Người Sán Lập Dự án ... - Facebook
-
Chuyên Gia Tạ Châu Sơn: Nền Tảng Doanh Nghiệp Xã Hội Là Hướng ...
-
Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp: Lớn, Nhỏ đều Cần
-
Tạ Châu Sơn - Nhà Lãnh Đạo
-
Tìm Hướng đi Mới Trong Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Trước Tác động ...
-
SocialCRM - Giải Pháp Tái Cấu Trúc Doanh Số Tối đa
-
NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA DCAPITAL - MR TẠ CHÂU SƠN
-
Báu Vật ở “địa Ngục Trần Gian - Báo Công An Đà Nẵng
-
Lãnh đạo Bộ - Bộ Tài Chính
-
Đặt Tên Cho Con Tạ Châu Sơn 57,5/100 điểm Trung Bình
-
Thời Kinh Doanh Xã Hội - Social Business đã đến?