Bầy Khỉ đền ơn Tha Mạng - Phật Giáo

 Tôi đã có dịp đến xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, Thái Nguyên để mục sở thị tận mắt về cái hang thần bí mà người dân nơi đây luôn tôn kính, hang nằm ở đại bàn bản Hợp Thành. Nó có nhiều tên như hang ma Ba Tổng, hang Quan Tài, hoặc hang Tiền, nhưng người dân nơi đây thường gọi bằng cái tên “hang ma Ba Tổng”.

Sự kỳ bí của nó khiến bao người phải ghê sợ, kể cả những người bản địa cũng ít người dám bén mảng tới lãnh địa hang ma. Nằm ở độ cao cách thung lũng dưới chân núi khoảng 600m, đường lên hang ma Ba Tổng vô cùng hiểm trở, dốc đá cheo leo, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thẳm. Vào những đêm rằm, người ta vẫn nghe thấy tiếng hú hét vang vọng khắp núi rừng, xuất phát chính hang ma Ba Tổng này.

Nhưng có một người thợ săn lão luyện đã dám đặt chân tới đây. Và câu chuyện trong những lần đặt chân tới hang ma này đã khiến người thợ săn ấy phải từ giã sự nghiệp. Để tìm hiểu rõ câu chuyện, tôi đã tìm đến người thợ săn để nghe câu chuyện ly kỳ của ông. Ông là Hoàng Văn Nam, ngưởi ở bản Hợp Thành, một thời từng là tay súng “bách phát bách trúng” nổi tiếng nơi đây.

Ngồi bên ấm trà trong buổi chiều, ông Nam chậm rãi nhớ lại từng chi tiết của chuyến săn định mệnh ấy với khách. Trong ký ức của ông Nam vẫn chưa bao giờ quên câu chuyện này: “Đó là một buổi trưa cuối năm 1997, như mọi buổi đi săn khác, sau khi ăn xong, tôi vác đồ nghề lên vai, dắt theo đàn chó săn tinh nhuệ, cùng ba người anh em nữa, thẳng tiến lên núi rừng Ba Tổng”. Đồ nghề của ông là những cái bẫy sắc ngọt dùng để săn thú và khẩu súng săn đã theo ông chinh chiến hơn chục năm trời. Sau khi đặt bẫy, cả mấy thợ săn.

Lối vào 'hang ma' Ba Tổng

Lối vào "hang ma" Ba Tổng

Nhìn thấy cảnh con khỉ cầu xin được tha chết và cả gia đình con khỉ ấy dắt díu nhau vào hang, người thợ săn như thức tỉnh. Bao nhiêu năm cầm súng, giờ đây, ông bỗng chùn bước bởi cảnh tượng chứa đựng cái tình chan chứa của nhà khỉ. Câu chuyện về một người thợ săn lão luyện buông súng bỏ nghề sau một chuyến săn định mệnh đã trở thành một huyền thoại sống nơi rừng núi đất chè, ngồi hút thuốc và ngồi đợi kết quả thu được.

Mãi một lúc không thấy động tĩnh gì, ông cùng anh em quyết định truy lùng theo kiểu đánh động theo thế gọng kìm. Lùng sục một lúc lâu, bốn người thợ săn nhìn thấy một con khỉ đầu bạc rất to xuất hiện trên ghềnh đá. Cả bốn người chưa từng thấy con khỉ nào lạ lùng đến thế. Nghĩ là một chiến lợi phẩm ngon lành, mọi người cẩn thận, tỉ mỉ tiếp cận mục tiêu, cố không để con khỉ bỏ trốn. Khi cách con vật tầm 30m, những tiếng súng vang lên, con khỉ đầu bạc trúng đạn và hoảng hốt chạy trốn.

Không thể đánh mất chiến lợi phẩm, những người thợ săn lành nghề rượt theo cho kỳ được. Lần theo vết máu, ông Nam tới trước cổng hang Ba Tổng – nơi người dân bản địa ít dám đặt chân tới. Con khỉ bị chảy máu ở chân, nó ngồi trên phiến đá ngay trước cửa hang, cách ông Nam và đồng đội chừng 10m. Lúc này, cả bốn người giương súng săn, nhắm bắn thẳng vào con vật tội nghiệp. Nhớ lại giây phút đó, ông Nam nói: “Kỳ lạ thay, chẳng phát súng nào trúng, dù con khỉ vẫn ngồi đó và chẳng thèm bỏ trốn như ban đầu. Nó giương đôi mắt ngân ngấn hai dòng lệ, nhìn chằm chằm vào những người thợ săn. Bất chợt, nó lôi ra từ đâu một nắm quả rừng, chìa ra phía chúng tôi ý như muốn cho để cầu xin sự sống”.

Tất cả chúng sanh đều có phật tánh.

Tất cả chúng sanh đều có phật tánh.

Ông Nam kể lại rằng, chưa bao giờ trong đời đi săn của mình, ông lại được chứng kiến cảnh tượng đầy xúc động đó. Nhưng, việc của một gã thợ săn là giết thú rừng, nên mặc dù tấm lưng đã ướt nhẹp mồ hôi, ông vẫn quyết tâm phải bắn hạ bằng được con vật đáng giá ấy. Điều ông không bao giờ nghĩ đến, chính là lúc ông giơ khẩu súng săn bén mùi thịt rừng của mình lên thì bất chợt có thêm hai con khỉ nữa xuất hiện, một to, một nhỏ. Chúng nhìn chằm chằm vào những người thợ săn, rồi chắp tay vái lấy vái để, miệng phát ra những tiếng kêu ú ớ như cầu xin tha mạng. Chứng kiến cảnh tượng đó, bất giác ông Nam và những người anh em buông thõng súng xuống, không ai bắn nữa, rồi cứ đứng như trời trồng, để mặc ba con khỉ dìu nhau vào hang ma lẩn trốn.

Cuộc chạm trán đầy bất ngờ và sự đối đầu không lường trước giữa một gia đình khỉ với những người thợ săn lão luyện như ông Hoàng Văn Nam đã khiến bản tính ông thay đổi ít nhiều. Sau đó, tâm tính ông hiền lành hơn, sự vô cảm dường như không còn nơi chất chứa. Chứng kiến tình cảm của những con vật ấy, ông Nam cảm thấy ám ảnh. Những lần sau, ông vẫn tiếp tục đi săn, nhưng không còn săn những con thú lớn mà chỉ tìm bắt những loài động vật nhỏ mà thôi.

Tiếp đó, khi kể lại câu chuyện thoát chết trong gang tấc nhờ sự “cứu mạng” của bầy khỉ, mà đứng đầu là con khỉ đầu bạc, ông Nam vẫn không khỏi rùng mình. Đó là cả một “sự tích”, một “câu chuyện thần thoại” trong đời thực mà ông Nam may mắn được làm nhân vật chính. Đó cũng là nguyên cớ khiến ông quyết định bỏ nghề, “rửa tay gác kiếm”, không còn vương vấn gì đến cái nghiệp “sát sinh” thú rừng nữa.

Những năm đó, “vì không còn đi săn thú lớn nên tôi cũng không cần nhiều chó săn như trước. Mỗi lần đi, tôi chỉ mang theo một chú chó để huấn luyện dần. Trong một lần đi săn, tôi mang theo chú chó chuyên bắt rắn. Khi tôi và con chó của mình tới trước gềnh núi đá dựng đứng trước hang ma Ba Tổng (một địa điểm từ trước tới nay ông chưa từng đặt chân khám phá), tôi quyết tâm chinh phục một lần, ông kể. Nói là làm, ông Nam bám tay leo lên những ghềnh đá sắc nhọn, cao tầm 7m để tiến vào một cái hang sâu phía trên vách núi. Thế nhưng, thật không may, lúc ông đang thận trọng bám từng nắm tay chắc nịch vào mỏm đá thì bất ngờ tay ông chạm phải một con rắn hổ đang trườn bò phía trên vách núi. Theo bản năng, con rắn phình hai cái mang to như bàn tay người, rồi đớp lấy tay gã thợ săn. Nhanh như cắt, tay trái ông Nam bám chặt vào mỏm đá, tay phải theo phản xạ buông khỏi phiến đá để tránh sự tấn công của con rắn. “Rồi tôi bị trượt tay, té ngã xuống quãng đất trống phía dưới ghềnh đá. Trong lúc va đập ngã xuống, tôi mơ hồ như có cái gì đó kéo tôi lại và tôi ngất đi”, lời ông Nam.

Tỉnh lại, ông thấy mình nằm trong khe đá, ông không hiểu sao mình lại mắc được vào đây, bởi chỉ chút nữa là ông đã ngã xuống vực thẳm. Gần đó, bầy khỉ đầu bạc vẫn ngồi gần chỗ ông nằm, chúng không hề hoảng sợ mà chỉ ngồi nhìn. Điều bất ngờ hơn là ông nhận ra con khỉ đầu bạc đã xin ông tha chết trong lần đi săn trước. Ông tin rằng, chính bầy khỉ đã cứu mạng ông trong phút nguy cấp đó.

Sau sự thoát chết thần kỳ ấy, ông Hoàng Văn Nam lẳng lặng trở về, rồi nhất quyết bỏ nghề mặc sự can ngăn của bạn bè, người thân. Ông cho rằng, “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, cái gì cũng có cái giá nhất định của nó. Ông khuyên con cháu không được theo nghề sát sinh, nhất định phải sống làm người lương thiện. Theo ông, không làm điều ác cũng như một sự trả ơn với núi rừng.

Từ khóa » đền Mạng Kinh Dị