BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Cơ khí - Chế tạo máy
BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 68 trang )

Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátBài 1THÁO, LẮP NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN1.1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.1.1.1. Nhiệm vụTrong quá trình động cơ làm việc, ở các bề mặt ma sát các chi tiết có sựchuyển động tương đối nên sinh ra ma sát, gây cản trở sự chuyển động của chúng,đồng thời tại các bề mặt làm việc đó nhiệt độ sẽ tăng lên, các chi tiết máy bị màimòn, có thể bị bó kẹt. Do đó công suất và tuổi thọ của động cơ giảm. Vì những lí dođó, trên động cơ đốt trong phải có hệ thống bôi trơn (HTBT). Hệ thống bôi trơn cócác nhiệm vụ sau:- Bôi trơn bề mặt ma sát làm giảm tổn thất ma sát.- Làm mát bề mặt làm việc của các chi tiết có chuyển động tương đối.- Tẩy rửa bề mặt ma sát:- Bao kín khe hở giữa các chi tiết như cặp piston - xi lanh - xéc măng để giảmlọt khí.- Chống ô xy hóa (kết gỉ) nhờ chất phụ gia trong dầu.- Rút ngắn quá trình chạy rà động cơ.* Sự hình thành màng dầu bôi trơn trong quá trình làm việc của bạc và trục:Dầu được bơm tới khoảng khe hở của trục và bạc với một áp suất nhất định.Khi trục quay sẽ cuốn dầu bôi trơn theo tạo lên một cái nêm dầu giữa khe hở của trụcvà bạc có xu hướng nâng trục lên. Tốc độ quay của trục càng cao, áp lực của nêmdầu càng lớn thắng được trọng lượng của trục sẽ có xu hướng đẩy trục lên đồng tâmvới bạc. Nhờ vậy trục sẽ được quay trên đệm dầu và giảm được ma sát tối đa. Vùnglàm việc tối ưu khi trục quay tạo được nêm dầu nâng trục lên đồng tâm với bạc.Hình 1.1. Sự hình thành màng dầu1. Bạc4,5. Vùng phân bố tải trọng2. Trục6. Bề mặt ma sát3. Tải trọng của trục7. Dầu bôi trơn1Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát1.1.2. Phân loại hệ thống bôi trơn3 loại chính: - Bôi trơn bằng phương pháp vung té.- Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu trong nhiên liệu- Bôi trơn bằng phương pháp cưỡng bức1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.1.2.1 Bôi trơn bằng phương pháp vung téLà phương án thường dùng trong các động cơ cỡ nhỏ công suất vài mã lựchoặc động cơ một xi lanh kiểu nằm ngang, tốc độ thấp.Dầu bôi trơn được chứa trong các te nằm ngay dưới trục khủyu ở một khoảngcách thích hợp đủ để các thìa múc dầu gắn trên đầu to thanh truyền có thể tới được.Khi động cơ làm việc các thìa múc dầu lên và vung té. Lúc này trong hộp trục khuỷusẽ hình thành một không gian sương mù gồm các giọt dầu có kích thước lớn đến cáchạt dầu lơ lửng với kích thước rất nhỏ. Các giọt dầu và hạt dầu sẽ bám lại trên bề mặtcác chi tiết trong hộp trục khuỷu và bôi trơn chúng. Ví dụ như: Piston, xi lanh, ổ trục …* Ưu, nhược điểm:Phương án này không đảm bảolượng dầu bôi trơn và làm mát đối vớitất cả các chi tiết trong động cơ đặcbiệt là trong ổ trục khuỷu, ổ trục cam… Chất lượng dầu bôi trơn cho cácbề mặt ma sát kém do dầu khôngđược lọc. Nhưng kết cấu đơn giản.(Hiện nay bôi trơn bằng phương phápvung té thuần túy không còn sửdụng).Hình 1.2. Bôi trơn bằng phương phápvung té1- Muôi vung dầu2- Lỗ phun dầu lên vách xi lanh1.2.2. Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu trong nhiên liệuĐây là phương án được sử dụng trong các động cơ xăng hai kì cỡ nhỏ sử dụngdòng khí quét trong hộp trục khuỷu. Dầu được pha với xăng theo một tỉ lệ nhất định1/20 đến 1/25. Trong quá trình làm việc khí hỗn hợp có lẫn các hạt dầu rất nhỏ đượcđưa vào trong hộp trục khuỷu sau đó mơí theo lỗ quét vào trong các xi lanh. Như vậycác hạt dầu sẽ bám trên bề mặt và bôi trơn các chi tiết máy trong hộp trục khuỷu nhưổ trục, đầu to thanh truyền, chốt piston, piston, xi lanh …Một phần dầu không cháy hết trong xi lanh sẽ chảy xuống góp phần bôi trơntrong mặt gương xi lanh, piston và xi lanh2Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát* Các phương pháp pha dầu trong nhiên liệu:- Cách thứ nhất: Xăng và dầu được hòa trộn trước gọi là xăng pha dầu(Thường bán ở các trạm xăng dầu).- Cách thứ hai: Dầu và xăng chứa ở hai thùng riêng rẽ trên động cơ. Trongquá trình động cơ làm việc, dầu và xăng được hòa lẫn song song tức là dầu và xăngđược trộn theo định lượng khi ra khỏi thùng chứa.- Cách thứ ba: Dùng bơm phun dầu trực tiếp vào trong họng khuếch tán hayvị trí bướm ga. Nên định lượng dầu hòa trộn rất chính xác và có thể tối ưu hóa ở cácchế độ, tốc độ và tải trọng khác.Hình 1.3. Bôi trơn trong động cơ hai kì.* Ưu, nhược điểm:Phương án này tuy đơn giản nhưng không an toàn do khó đảm bảo đủ lượngdầu bôi trơn cần thiết. Mặt khác do dầu bôi trơn trong hỗn hợp bị đốt cháy cùngnhiên liệu nên dễ tạo muội than bám nên đỉnh piston ngăn cản quá trình tản nhiệt củapiston.Dầu pha với tỉ lệ càng lớn muội than hình thành càng nhiều dẫn đến piston bịnóng quá dễ xảy ra cháy sớm, kích nổ, bu zi bị đoản mạch. Động cơ khó khởi độngdo dầu bị lắng xuống đáy buồng phao nhất là khi trời lạnh. Ngoài ra khí thải do dầubị đốt cháy trong quá trình cháy thải ra môi trường gây ô nhiễm. Ngược lại pha ítdầu bôi trơn dễ làm cho piston bị bó kẹt trong xi lanh.1.2.3. Hệ thống bôi trơn bằng phương pháp cưỡng bứcHầu hết các động cơ đốt trong ngày nay đều sử dụng phương pháp bôi trơncưỡng bức. Dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn( HTBT) được bơm dầu đẩy đến cácbề mặt ma sát dưới một áp suất nhất định. Do đó có thể đảm bảo được yêu cầu bôitrơn, làm mát, tẩy rửa các bề mặt ma sát. Thông thường tùy theo vị trí chứa dầu.HTBT cưỡng bức chia ra làm hai loại là HTBT các te ướt và HTBT các te khô.3Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátHình 1.4. Sơ đồ chung của hệ thống bôi trơn cưỡng bức trên động cơ 1NZ-FEHình 1.5. Đường dầu bôi trơn trong động cơ.a. Hệ thống bôi trơn các te ướt* Sơ đồ nguyên lí (Hình 1.6)4Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátHình 1.6. Hệ thống bôi trơn các te ướt.1- Các te dầu; 2- phao lọc dầu; 3- bơm dầu; 4- van ổn áp; 5- bầu lọc thô; 6- Van antoàn; 7- đồng hồ báo áp suất; 8- đường dầu chính; 9- đường dầu đến ổ trục khuỷu;10- đường dầu đến ổ trục cam; 11- bầu lọc tinh; 12- két làm mát dầu; 13-van nhiệt;14- Đồng hồ báo mức dầu;15- Miệng đổ dầu;16- que thăm dầu.* Nguyên lí làm việcKhi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động, lúc này dầu trong các te (1)qua phao lọc dầu (2) đi vào bơm (3). Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng (26) KG/cm2.được chia thành hai nhánh:- Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két (12), tại đây dầu được làm mát rồi trở về cácte nếu nhiệt độ dầu cao quá quy định.- Nhánh2: Đi qua bầu lọc thô 5 đến đường dầu chính 8. Từ đường dầu chínhdầu theo nhánh 9 đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền qualỗ khoan chéo xuyên qua má khuỷu, (Khi lỗ đầu to thanh truyền trùng với lỗ khoantrong cổ biên dầu sẽ được phun thành tia vào ống lót xi lanh). Dầu từ đầu to thanhtruyền theo đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn dầu ở mạchchính theo nhánh 10 đi bôi trơn trục cam…cũng từ đường dầu chính một đường dầukhoảng 15 -20% lưu lượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc tinh 11. Tại đâynhững phần tử tạp chất rất nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất sạch. Sau khi rakhỏi bầu lọc tinh với áp suất còn lại rất nhỏ dầu trở về các te.Van ổn áp 4 của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khôngvượt quá giới hạn cho phép trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ.Khi bầu lọc thô 5 bị tắc van an toàn 6 sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không đi qua bầu lọcmà lên thẳng đường dầu chính bằng đường dầu qua van để đi bôi trơn, tránh hiệntượng thiếu dầu cung cấp đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.5Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátVan nhiệt 13 chỉ hoạt động (Đóng) khi nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng 80 0C.Dầu sẽ qua két làm mát 12 trước khi về các te.* Ưu, nhược điểm :Do toàn bộ dầu bôi trơn chứa trong các te, nên các te phải sâu để có dung tíchlớn do đó làm tăng chiều cao động cơ. Ngoài ra dầu trong các te luôn tiếp xúc vớikhí cháy có nhiệt độ cao lọt từ buồng cháy xuống mang theo hơi nhiên liệu và hơi axít sẽ làm giảm tuổi thọ của dầu. Không phù hợp cho các xe hoạt động ở vùng đồinúi có độ dốc lớn, dầu bôi trơn sẽ bị dồn, nên bơm dầu có thể không hút được dầu, gâythiếu dầu.b. Hệ thống bôi trơn các te khô* Sơ đồ nguyên lí (Hình 1.7)Hình 1.7. Hệ thống bôi trơn các te khô.1- Các te dầu; 2,5-Bơm dầu; 3- Thùng dầu; 4- Phao hút dầu; 6- Bầu lọc thô; 7Đồng hồ báo áp suất; 8- Đường dầu chính; 9- Đường dầu đến ổ trục khuỷu; 10Đường dầu đến ổ trục cam; 11- Bầu lọc tinh; 12- Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 13- Kétlàm mát dầu*. Nguyên lí làm việc:HTBT các te khô khác cơ bản với HTBT các te ướt ở chỗ có thêm từ một đếnhai bơm dầu số 2, làm nhiệm vụ chuyển dầu, sau khi bôi trơn rơi xuống các te. Từcác te dầu qua két làm mát 13 rồi về thùng chứa 3 bên ngoài động cơ. Từ đây dầuđược bơm lấy đi bôi trơn giống như ở HTBT các te ướt.* Ưu, nhược điểm:Do phần lớn lượng dầu được chứa trong thùng 3 ngoài các te của động cơnên HTBT các te khô khắc phục được những nhược điểm của HTBT các te ướt. Cụthể là động cơ thấp hơn, tuổi thọ dầu bôi trơn được kéo dài nên chu kì thay dầu dài6Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm máthơn. ngoài ra động cơ làm việc lâu dài ở địa hình dốc mà không sợ bị thiếu dầu dophao không hút được dầu. Nhưng HTBT này phức tạp hơn vì có thêm bơm dầu vàthường được sử dụng cho động cơ diesel lắp trên máy ủi, xe tăng hoặc các xe quânsự khác…1.2.4. Bơm dầu.1.2.4.1. Nhiệm vụHút dầu từ thùng chứa qua phao lọc và đẩy vào hệ thống bôi trơn với một ápsuất nhất định để đi bôi trơn các chi tiết trong động cơ.1.2.4.2. Phân loạiTrên ô tô hiện nay thường sử dụng các loại bơm dầu sau:- Bơm bánh răng:+ Bơm bánh răng ăn khớp ngoài.+ Bơm bánh răng ăn khớp trong.- Bơm kiểu piston.- Bơm cánh gạt.- Bơm rô to.1.2.4.3. Bơm dầu kiểu bánh răng1.2.4.3.1. Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài:a) Sơ đồ cấu tạo:( Hinh 1.8)Cấu tạo gồm có : Thânbơm đúc bằng gang hoặcthép. Trong thân bơm cókhoang rỗng chứa hai bánhrăng. Thông với khoang nàycó đường dầu vào 6 và đườngdầu ra 5. Nối giữa hai đườnglà van ổn áp gồm có lò xo 10 Hình 1.8. Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớpvà viên bi cầu 11. Bánh răng ngoài.chủ động 4 được lắp cố định 1- Thân bơm; 2- Bánh răng bị động; 3- Rãnh giảmvới trục chủ động còn bánh áp; 4- Bánh răng chủ động;5- Đường dầu ra; 6răng bị động 2 lắp quay trơn Đường dầu vào; 7- Đệm làm kín; 8- Nắp điều chỉnhvan; 9- Tấm đệm điều chỉnh; 10- Lò xo; 11- Viêntrên trục.b) Nguyên lí làm việc: bi; A- Buồng đẩy; B- Buồng hút.Khi động cơ làm việc thông qua trục cam bằng cặp bánh răng ăn khớp làmcho bánh răng chủ động 4 quay, bánh răng bị động 2 sẽ quay theo chiều ngược lại.Ở khoang A, khi các bánh răng rakhớp sẽ làm thể tích khoang A tăng lên7Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátáp suất sẽ giảm, dầu được hút từ các tequa phao đi vào buồng hút. Dầu từkhoang A điền đầy vào khoảng giữa hairăng rồi được guồng sang phía khoangB. Tại đây do các bánh răng vào khớpthể tích giảm, áp suất tăng dầu bị ép nêncó một áp suất nhất định đi theo đườngdầu ra lên bầu lọc thô.Khi áp suất ở phía buồng đẩy quá lớn. Áp lực dầu thắng sức căng lò xo 10Hình 1.9. Sơ đồ dẫn động bơm dầumở bi 11 để tạo ra một dòng dầu chảy ngược về đường dầu vào. Áp suất dầu sẽgiảm đi van bi đóng lại ngăn không cho dầu từ buồng đẩy về đến buồng hút.Rãnh giảm áp 3 có tác dụng tránh hiện tượng chèn dầu giữa các răng khi vàokhớp. Nhờ vậy giảm được ứng suất và sức mỏi của bánh răng. Đối với loại bơm này,lưu lượng và hiệu suất bơm phụ thuộc rất nhiều vào khe hở hướng kính giữa đỉnhrăng với thân bơm, khe hở hướng trục giữa mặt đầu bánh răng và nắp bơm. Thôngthường các khe hở này không vượt quá 0,1mm.1.2.4.3.2. Bơm bánh răng ăn khớp trong:a) Sơ đồ cấu tạo:Bơm này thường được lắp trên đầu trục khuỷu vành ngoài của bơm lắp với ổ trụcvành trong lắp với trục khuỷu. Ưu điểm của loại này là kết cấu gọn nhẹ, lưu lượng bơmlớn.Hình 1.10. Bơm dầu kiểubánh răng ăn khớp trong.1- Khoang lưỡi liềm ;2- Buồng hút;3- Van ổn áp;4- Buồng đẩy;5- Bánh răng trong;6- Bánh răng ngoài.b) Nguyên lí làm việc:Khi động cơ làm việc, bánh răng trong được dẫn động và quay với tỉ số truyềnthích hợp. Do bánh răng trong luôn luôn ăn khớp với bánh răng ngoài lên làm bánhrăng ngoài quay theo cùng chiều. Dầu được hút ở nơi các bánh răng ra khớp (có thể8Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm máttích tăng, áp suất giảm) và guồng sang phía các răng vào khớp. Tại đây dầu sẽ cómột áp suất cao nhất định được chuyển qua phía đường ra đi bôi trơn.1.2.4.3.3. Bơm cánh gạt:a) Sơ đồ cấu tạo:Hình 1.11. Bơm dầu kiểu cánh gạt1- Thân bơm2- Đường dầu vào3- Cánh gạt4- Đường dầu ra5- Rô to6- Trục dẫn động7-Lò xob) Nguyên lí làm việc:Rô to 5 nhận được truyền động từ trục cam hoặc bộ chia điện. Khi rô to quaymang theo các phiến gạt 3 quay. Nhờ lực văng ly tâm và lò xo 7 phiến gạt 3 luônluôn tì sát bề mặt vỏ bơm 1 tạo thành các không gian kín. Và nhờ rô to và stato lắplệch tâm tạo ra buồng hút và buồng đẩy.Ở buồng hút thể tích tăng, áp suất giảm dầu được hút từ thùng chứa và đượccác phiến gạt, gạt sang phía buồng đẩy.Loại bơm này có ưu điểm rất đơn giản, nhỏ gọn. Nhưng nhược điểm là màimòn bề mặt tiếp xúc giữa phiến gạt và thân bơm rất nhanh.1.2.4.3.4. Bơm dầu kiểu rô to:a) Cấu tạo:Hình 1.12. Bơm dầu kiểu rô to.1- Rô to ngoài; 2- Rô to trong; 3- Khoang dầu ra; 4-Túi chứa dầu;5- Khoang dầu vào.Gồm có vỏ chứa hai rô to lồng vào nhau (rô to trong và rô to ngoài). Rô to ngoàikhoét lõm hình sao đỉnh tròn. Rô to trong dạng chữ thập đỉnh tròn và lắp lọt vào trong rôto ngoài. Rô to trong gắn trên trục bơm và rô to ngoài lắp trong thân bơm. Trục dẫn độngbơm đặt lệch tâm trong thân bơm làm cho đỉnh răng của hai rô to ăn khớp về một phía củathân bơm.9Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátb) Nguyên lí làm việc:Khi trục bơm quay thì rô to trong quay làm rô to ngoài quay qua một răng ănkhớp. Các rô to quay tạo thành túi chứa dầu ở phía cửa vào của bơm và truyền tớicửa ra đi cung cấp. Vì các đỉnh của hai rô to lắp khít lên không cho dầu đi ngược trởlại đường dầu vào.1.2.5. Bầu lọc dầu.1.2.5.1. Nhiệm vụLọc những tạp chất cơ học khỏi dầu bôi trơn.1.2.5.2. Phân loại* Theo mức độ lọc: Lọc thô và lọc tinh.* Theo phương pháp:có lọc lắng, lọc thấm, lọc ly tâm.- Lọc lắng: Đưa dầu vào cốc lọc,những cặn bẩn có trọng lượng lớn dược giữlại ở đáy, còn dầu sạch thì nổi lên trên. Phương pháp này lọc những cặn bẩn nhẹ sẽkhó khăn.- Lọc thấm: Đưa dầu bẩn thấm qua một lõi lọc có thể bằng giấy,da, nhựa xốp,tấm đồng xen kẽ . . Những cặn bẩn có kích thước lớn hơn khe hở của lõi lọc sẽ bị giữlại. Phương pháp này lọc những cặn bẩn có kích thước nhỏ sẽ khó khăn.- Lọc ly tâm: Dựa theo nguyên lý ly tâm làm văng những cặn bẩn có trọnglượng lớn ra xa còn dầu sạch sẽ được lấy ở gần tâm quay.Tùy theo cách lắp đặt bầulọc ly tâm trong hệ thống, người ta phân biệt bầu lọc ly tâm toàn phần và bầu lọc lytâm bán phần.+ Bầu lọc ly tâm toàn phần được lắp nối tiếp trên mạch dầu. Toàn bộ lượngdầu do bơm cung cấp đều đi qua lọc dầu. Một phần dầu (khoảng 15- 20)% qua cáclỗ phun ở dưới rô to rồi quay trở về các te. Bầu lọc ly tâm trong trường hợp này đóngvai trò bầu lọc thô.+ Bầu lọc ly tâm bán toàn phần không có đường dầu đi bôi trơn. Dầu đi bôitrơn do bầu lọc riêng cung cấp, chỉ có khoảng (10 -15 )% lưu lượng dầu do bơmcung cấp đi qua bầu lọc ly tâm bán toàn phần, được lọc sạch rồi trở về các te. Bầulọc ly tâm trong trường hợp này đóng vai trò bầu lọc tinh.1.2.5.3.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động1.2.5.3.1. Bầu lọc thôa. Bầu lọc thô dùng tấm kim loại* Cấu tạoPhần tử lọc gồm các tấm kim loại dập (13) (dày khoảng 0,3- 0,5 mm ) vàphiến cách (14), sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành khe lọc có kích thước bằng chiều dàycủa nó (khoảng 0,07- 0,08mm) các phiến gạt cặn (15) có cùng chiều dày với phiến10Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátcách (14) và được lắp với nhau trên một trục cố định ở nắp bầu lọc, còn các tấm (13)và (14) được lắp trên trục (9) có tiết diện vuông và có tay gạt có thể xoay được.Hình 1.13. Bầu lọc thô dùng tấm kim loại.1- Nút lỗ xả; 2- Vỏ bầu lọc; 3- Trục tấm quét; 4- Thân bầu lọc; 5- Van thông; 6- Lòxo;7- Vỏ giữ lò xo; 8- Đai ốc; 9- Trục giữa; 10- ốc chắn; 11,16 - Đệm; 12- Tay gạt;13- Lá lọc; 14- Lá trung gian hình sao; 15- Tấm quét; 17- Bu lông bắt tấm lọc.* Nguyên lí làm việcDầu bôi trơn có áp suất cao chui qua các khe hở nhỏ của phần tử lọc và để lại cáccặn bẩn có kích thước lớn hơn khe hở rồi theo đường dầu ra đi bôi trơn.11Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátNếu lõi lọc dầu bị tắc dầu bôi trơn sẽ không chui qua lõi lọc được, dưới tácdụng của áp suất dầu thắng được sức căng lò xo (6) và mở bi (5) ra để dầu đi thẳngvào đường dầu chính. Để gạt cặn bẩn bám trên phần tử lọc ta xoay gạt (12), lõi lọcquay theo các tấm gạt (15) sẽ gạt sạch các tạp chất bám phía ngoài lõi lọc.b. Bầu lọc thô dùng lưới lọc bằng đồngHình 1.14. Bầu lọc thô có lưới lọc bằng đồng1-Thân bầu lọc;2- Đường dầu vào; 3- Nắp bầu lọc;4- Đường dầu ra; 5- Phần tử lọc;6- Lưới của phần tử lọcThường dùng trên động cơ tàu thủy hoặc động cơ tĩnh tại. Kết cấu lưới lọcgồm các khung lọc (5) bọc bằng lưới đồng ép sát trên trục của bầu lọc. Lưới đồngdệt rất dày có thể lọc sạch các tạp chất có kích thước0,1-0,2mm. .c. Bầu lọc thô dùng dải lọc kim loạiBao gồm các dải băng định hình bằng kim loại số 3 cuốn xung quanh khung 4trên bề mặt của dải có các gờ lồi 2 và khi cuốn chồng lên nhau sẽ hình thành khe hở1, chiều cao của khe hở khoảng 0,04- 0,09mm.12Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátHình 1.15. Kết cấu dải lọc kim loại.1- Khe lọc; 2- Gờ; 3- Dải; 4- Khung.1.2.5.3.2. Bầu lọc tinh:a. Bầu lọc tinh cơ học loại thấm* Cấu tạoPhần tử lọc làm bằng giấy xếp thaythế được, bao gồm một hộp trụ có đục lỗbên ngoài. Hai tấm kim loại tròn có lỗ ởgiữa đậy hai đầu lõi lọc. Khi lắp phần tửlọc vào trụ (2) nó bị ép sát vào nắp, dướitác dụng của lò xo và được bao kín hai đầubằng đệm (6). Van thoát tải (5) gồm mộtlá van hình cốc làm bằng nhựa. ở trạngthái đóng lò xo sẽ đẩy van lên trên cùng vàngăn không cho dầu chưa lọc đi vàokhoang trong của phần tử lọc. Còn lắp (8)sẽ đậy kín phần trên của thân bơm nhờHình 1.16. Bầu lọc tinh cơ học loạiống trụ (2) và đai ốc (7).thấm.* Nguyên lí làm việc:1.Nút lỗ xả; 2.Thanh giữaKhi dầu được bơm đầy vào thân 3- Thân bầu lọc;bầu lọc (khoảng 15-20% lưu lượng đường 4, 10- Cảm biến chỉ áp suất dầu bôi trơndầu chính), một phần các tạp chất cơ học 5- Van chuyển; 6- Đệm khítvà nước sẽ lắng xuống đáy bầu lọc. Sau 7- Đai ốc lắp; 8- Nắp; 9- Lõi lọckhi đi qua lớp các tông xốp phần tạp chấtcòn lại cũng được lọc sạch. Dầu sạch sẽchảy dọc trong ống trụ (2) xuống dưới vàrơi trở về các te.Trong trường hợp độ chênh lệch áp suất dầu phía trong và phía ngoài phần tửlọc vượt quá 0,7 - 0,9 KG/cm2, lá van bị đẩy xuống mở cho dầu vào trực tiếp trongống trụ (2), sau đó đi thẳng về các te. Thông thường khi phần tử lọc chưa bị bẩn, độchênh lệch áp suất này chỉ vào khoảng 0,1- 0,2 KG/cm 2.b. Bầu lọc tinh cơ học loại tấm kim loại*Cấu tạo13Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátLõi lọc gồm các phiến kim loại dập (8) và tấm lọc (7) bằng giấy xếp xen kẽ.Trong lõi lọc có lắp ống trung tâm. Thân ống có lỗ nhỏ. Miệng dưới của ống bắt vớilỗ dầu ra và lỗ dầu vào, vỏ bầu lọc lắp với ống đưa dầu vào, Nắp bầu lọc lắp chặtvới đầu trên ống trung tâm bằng đai ốc, lõi lọc lồng vào ống trung tâm trên và dư ớicó tấm chắn. Phía trên cùng có lò xo ép chặt.( Hình 1.17)1- Nắp bầu lọc;2- Lõi lọc;3- Vỏ;4- Nút cửa xả;5- Mũ ốc giữ đầu ra;6- Cửa dầu vào;7- Tấm lọc;8- Đệm;9- Cung hở.Hình 1.17. Bầu lọc tinh cơ học loại tấm kim loại.* Nguyên lí làm việcDầu bôi trơn từ mạch dầu chính theo đường ống đi vào thân bầu lọc qua lỗ(6) trên vỏ. Lọt qua khe hở giữa lỗ khoét rỗng và chỗ khuyết. Tạp chất sẽ bị gạt lạingoài lõi lọc và dầu sạch chảy vào lỗ khoét dầu và rãnh dầu. Dầu đi qua lỗ nhỏ ởống trung tâm vào trong trung tâm rồi qua lỗ dầu ra theo đường trở về các te.c. Bầu lọc tinh kiểu thấm.Đây là loại bầu lọc sử dụng một lần được sử dụng phổ biến hiện nay.Phần tửlọc là sợi hoặc giấy thấm được bọc kín trong vỏ bọc kim loại không tháo được.Trong bầu lọc có bố trí an toàn phòng khi bầu lọc bị tắc thì dầu vẫn có thể điqua bầu lọc để đi bôi trơn. Bầu lọc loại này có thể lắp chung với bộ làm mát dầu.14Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátHình 1.18. Bầu lọc tinh kiểu thấmd. Bầu lọc tinh kiểu li tâmBầu lọc tinh là bầu lọc sử dụng phương pháp tách và giữ lại các tạp chất cơhọc có trong dầu bằng lực li tâm.- Ưu điểm:+ Khả năng lọc tốt hơn nhiều bầu lọc tinh khác. Khi vòng quay của rô tođạt giá trị định mức bầu lọc có thể giữ lại các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn1- 3 mm và toàn bộ nước.+ Mức độ cặn bẩn lắng trong bầu lọc ảnh hưởng rất ít đến mức độ lọc vàkhông ảnh hưởng đến khả năng đi qua của bầu lọc. Vì vậy chúng làm việc với độ tincậy cao.+ Kiểm tra và bảo dưỡng, Không cần phải thay thế các phần tử lọc.- Nhược điểm:+ Hiệu quả lọc phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ quay của động cơ. Tức làdầu không được sạch khi ở số vòng quay động cơ thấp.* Cấu tạo:Trục rô to (1) kết cấu dạng trục rỗngcó hai bậc. Rô to (4) được lắp động với trụcgiữa bằng ổ bi. Hai ziclơ (2) được bố trí ởđáy rô to có lỗ phun ngược chiều nhau, (3) làmáng dầu để hứng dầu thừa.( Hình 1.19)Hình 1.19. Bầu lọc dầu li tâm củađộng cơ ZMZ-531- Trục rô to;2- Ziclơ;3- Máng dầu;4- Rô to;5- Nắp rô to;6- Vỏ bầu lọc;7- Lới lọc;8- Đai ốc bắt chặt nắp rô to;9- Đai ốc bắt chặt rô to;10- Đai ốc tai hồng bắt chặt vỏ bầu lọc.* Nguyên lí làm việc:15Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátKhi động cơ làm việc dầu từ đường dầu chính rẽ nhánh đi vào trục rỗng rô to(1) của bầu lọc, rồi qua những lỗ nhỏ khoan trên trục tràn ra chứa đầy trong rô to (4).Từ khoảng trống dưới nắp (5) dầu bôi trơn chảy qua lưới lọc (7) và ziclơ (2) đi vàothân bầu lọc và từ đó chảy về máng dầu. Dưới tác động của những tia dầu bôi trơnphun qua hai ziclơ, rô to (4) bằng nhựa quay rất nhanh. Lúc này các phần tử dầucũng quay theo và do lực li tâm các cặn bẩn có tỉ trọng lớn hơn sẽ văng ra ngoài vàbám vào quanh thành rô to rồi lắng xuống dưới. Còn những phần tử dầu sạch, sẽ ởgần trục rô to hơn và dầu qua các ziclơ (2) là dầu sạch được dẫn ra ngoài đưa trở vềcác te.1.2.6. Két làm mát dầu.1.2.6.1. Nhiệm vụTrong quá trình bôi trơn động cơ, dầu bôi trơn bị nóng lên làm giảm độ nhớtvà giảm hiệu quả bôi trơn do vậy ở một số loại động cơ có bố trí két làm mát dầu đểgiữ cho nhiệt độ của nó ở trong khoảng nhất định (70- 850C ).1.2.6.2. Cấu tạo và nguyên lí làm việcKét làm mát dầu (bằng không khí) gồm có các ống dẫn dầu bằng thép hoặcđồng ghép với những lá tản nhiệt (như két nước), phía trước két làm mát dầu có lắpvan an toàn để tránh làm vỡ ống tản nhiệt khi nhiệt độ của dầu thấp (áp suất của dầusẽ lớn). Lò xo van điều chỉnh với áp suất 1,5- 2 kG/cm 2. Khi áp suất dầu lớn van nàysẽ mở để dầu không đi qua két mà trở về các te hoặc qua bầu lọc thô đi bôi trơn. Khidầu nóng tới 85-950C sức cản của két nhỏ, van sẽ đóng lại cho dầu đi qua két làmmát.Hình 1.20. Két làm mát dầubằng không khía- dạng chung,b- van đóng,c- van mở;1,3- ống dẫn,2- Két làm mát dầu.Trên một số động cơ sử dụng bộ làm mát dầu gắn liền với bầu lọc dầu.Bộ làm mát dầu sử dụng nước của hệ thống làm mát động cơ để làm mátdầu.16Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátBộ làm mát dầu thường được gắn liền với bầu lọc dầu kiều lọc thấm thànhmột khốiHình 1.21 .Bộ làm mát dầu1.2.7. Đèn cảnh báo áp suất dầu.Đèn cảnh báo áp suất dầu báo cho lái xe biết áp suất dầu ở mức thấp khôngbình thường. Cảm biến báo áp suất dầu được lắp trên mạch dầu chính.( Hình 1.22)17Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátĐèn cảnh báo, báo mức dầu thấp trong các te động cơ. Cảm biến mức dầuthấp được lắp trong các te dầu.Hình 1.22. Đèn báo áp suất và mức dầuKhi đèn báo áp suất dầu hoặc đèn báo mức dầu thấp bật sáng, khi đó áp suấtdầu hoặc mức dầu thấp ơn mức quy định, cần dừng động cơ để kiểm tra, khắc phục.1.2.8. Thông gió hộp trục khuỷuTrong quá trình làm việc của động cơ, khí nén và khí cháy có nhiệt độ caothường lọt từ buồng cháy xuống hộp trục khuỷu mang theo hơi nhiên liệu và các sảnphẩm cháy làm cho dầu bôi trơn giảm độ nhớt, bị phân huỷ dẫn tới giảm tuổi thọ củađộng cơ.Để tránh các tác hại trên, động cơ được tổ chức thay đổi khí bên trong hộptrục khuỷu hay gọi là thông gió hộp trục khuỷu.1.2.8.1. Thông gió hởĐây là kiểu thông gió tự nhiên, để khí trong hộp trục khuỷu tự thoát ra ngoài.18Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátKhí trong hộp trục khuỷu lưu động là do pít tông chuyển động hoặc do ô tôchuyển động (nếu là động cơ lắp trên ô tô) tạo thành vùng áp suất thấp ở miệng ra 5của ống 6 nên khí trong hộp trục khuỷu tự thoát ra ngoài.Không khí vào được bộ lọcbụi 3, còn khí thoát ra được gạn lạidầu ở bộ phận lọc 7. Tại đây dầu rơitrở lại hộp trục khuỷu.Phương án này đơn giảnnhưng hiệu quả thông gió khôngcao, chóng phải thay dầu và khítrong hộp trục khuỷu thoát ra gây ônhiễm môi trường.Hình 1.23. Thông gió hở.1-Bầu lọc gió; 2-Nắp xilanh; 3- Lọc không khí; 4-ống gió vào; 5-Cửa gióra; 6-ống ra; 7-Lọc ngăn dầu.1.2.8.2. Thông gió kínĐây là kiểu thông gió lợidụng độ chân không trong đườngống nạp hút khí trong hộp trụckhuỷu đưa vào trong xi lanh củađộng cơ cùng với khí nạp mới.Không khí từ bầu lọc 5 qua đườngthông trên nắp bầu lọc theo ống 2vào hộp trục khuỷu. Sau khi thônggió hộp trục khuỷu, khí theo ống ra3 trở lại bầu lọc và được hút vàođộng cơ.Hình 1.24. Thông gió kín.1.ống đổ dầu; 2.ống gió vào; 3. ống gió ra;4.Đường nạp; 5. Bầu lọc gió; 6. Dầu giữ bụi.Do thông gió cưỡng bức nên hiệu quả thông gió cao, chu kỳ thay dầu dài hơnvà giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, xu páp và xi lanh dễ bị đóng muội và mònnhanh.1.3. Quy trình tháo, lắp hệ thống bôi trơn1.3.1 Trình tự tháoa.Chuẩn bị.19Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát- Dụng cụ tháo, lắp:lê tròng miệng các loại, tay nối ngắn, tay lực, tuyps10,12,14,17,19, 22,27 . .- Nguyên vật liệu: giẻ lau, dầu nhờn, mỡ, khay đựng dụng cụ, dụng cụ kê,chèn, thùng chứa.b. Trình tự tháo.- Xả dầu bôi trơn.- Xả nước làm mát.-Tháo đáy các te.- Tháo két mát dầu, két nước.- Tháo lưới lọc sơ.- Tháo bơm dầu.- Tháo bình lọc tinh.- Tháo các vanc. Trình tự lắp.Ngược lại với quy trình tháod. Yêu cầu kỹ thuật:- Tháo theo trình tự, nới lỏng dần các bu lông lắp ghép giữa các chi tiết.- Đặt các chi tiết tháo rời lên giá chuyên dùng.- Gioăng đệm đặt cẩn thận, tránh nhần lẫn.- Trong quá trình kiểm tra, sửa chữa nếu hư hỏng nhiều ở các bộ phận cần thaymới.20Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátBài 2BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN2.1. Mục đích- Đề phòng những hư hỏng, sai lệch, ngăn ngừa sự mài mòn trước thời hạncủa hệ thống, khắc phục kịp thời những hư hỏng bất thường của các bộ phận, chi tiếtcủa hệ thống, đảm bào hệ thống luôn hoạt động tốt. Kéo dài tuổi thọ các chi tiết.2.2. Nội dung bảo dưỡng2.2.1. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên.- Thường xuyên kiểm tra mức dầu bôi trơn, đảm bảo mức dầu luôn ở mứcgiới hạn cho phép.- Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn, thông qua việc theo dõi số Km hoạt độngcủa xe ô tô hay số giờ hoạt động của máy nổ. Sơ bộ kiểm tra chất lượng, độ nhớt củadầu thông qua việc kiểm tra mức dầu hàng ngày.- Theo dõi chất lượng chung của hệ thống thông qua các thiết bị tự chuẩnđoán có trong hệ thống như: đèn báo áp suất, đồng hồ báo áp suất. .2.2.2. Nội dung bảo dưỡng định kỳ.- Thay dầu theo số Km hay giờ máy nổ theo quy định của nhà sản xuất.- Bảo dưỡng bầu lọc dầu( hoặc thay thế bầu lọc dầu) theo định kỳ.- Bảo dưỡng định kỳ bơm dầu, điều chỉnh các van của hệ thống kịp thời.2.2.3.Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn.2.2.3.1. Các hư hỏng của hệ thống bôi trơnHư hỏng của hệ thống bôi trơn có thể được phát hiện qua các hiện tượng sau:a. Chỉ số áp suất dầu bôi trơn thấpDo các nguyên nhân:- Áp kế chỉ sai.- Dầu bị rò rỉ qua đệm.- Nhiệt độ động cơ quá cao.- Dầu trong cacte thiếu.- Độ nhớt dầu không đúng hoặc đã bị giảm.- Khe hở ổ trục quá lớn.- Bơm dầu không đảm bảo lưu lượng.- Lưới lọc bị tắc, ống hút, ống đẩy bị tắc.- Bơm bị mòn quá.- Van an toàn không kín, lò xo van yếu, chỉnh sai.- Bầu lọc dầu hỏng.- Van an toàn không kín, lò xo yếu.- Đường dầu bị tắc, lọc bị tắc.21Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát- Đối với lọc ly tâm khe hở trục, bạc quá lớn. Các mối ghép không kín.Khi áp suất dầu giảm từ từ thường do hao mòn, hay lọc bị tắc. Khi áp suấtgiảm đột ngột thường do có sự cố trên trục, bạc. Hoặc sau khi sửa chữa điều chỉnh lòxo van an toàn sai, khe hở bạc cạo quá lớn, đệm lắp ghép bị hở không kín. Khi ápsuất giảm không cho phép điều chỉnh van an toàn vì không giải quyết tận gốc nguyênnhân.b. Chỉ số áp suất dầu bôi trơn caoDo các nguyên nhân:- Đồng hồ hoặc cảm biến hỏng.- Van an toàn của bơm dầu kẹt không mở được.- Lò xo van an toàn quá cứng.- Do đường dầu bị tắc, hoặc do lâu ngày sử dụng dầu đóng cặn trên thànhđường dầu chính.Ngoài ra còn có các hiện tượng hư hỏng sau: chảy dầu ra bên ngoài; xupáp,thanh truyền, trục khuỷu làm việc quá ồn do thiếu dầu bôi trơn; tiêu hao dầu quá lớn; . . .2.2.3.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơna. Kiểm tra, thay dầu hệ thống* Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơnYêu cầu chất lượng của dầu bôi trơn:- Dầu bôi trơn phải đợc dùng theo mùa và nhiệt độ môi trường .- Phải dùng đúng với loại mà động cơ đó chỉ định, dầu phải sạch không có tạpchất.- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dầu, áp suất dầu và lượng dầu. Sửdụng dầu bôi trơn theo (API).- Đối với xe tải, xe Bus, máy nông nghiệp. Động cơ xăng nên dùng SE hoặcSE/CC.Vùng nhiệt đới nên dùng dầu : SAE 30 hoặc SAE 40.Đối với xe con dùng loại dầu :- SC. đời xe 1964-1967.- SD. đời xe 1968-1970- SF .đời xe 1980-1989.- SG .đời xe 1990- SE .đời xe 1971-1979.Các loại dầu bôi trơn đang đợc sử dụng ở Việt Nam :- Caston; Sell; Caltex; Mobil; PCCChất lượng dầu bôi trơn phụ thuộc vào:Thời gian làm việc của động cơ.Dầu bôi trơn dùng có đúng loại không.Khả năng lọc sạch của lọc.22Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mátTốc độ hao mòn các bề mặt ma sát.Chất lượng nhiên liệu (hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu).Lý do dầu bôi trơn giảm chất lượng:Do lượng tạp chất cơ học trong dầu (mạt kim loại)Do sản phẩm cháy sinh ra bị ngưng tụ (bồ hóng).Cách kiểm tra chất lượng dầu:Dùng các thiết bị phân tích dầu để phân tích các tính chất của dầu có còn đảmbảo hay không.Phương pháp quan sát: hâm nóng dầu đếnnhiệt độ 60oC, để tấm giấy lọc lên nắp máy cònnóng. Nhỏ bốn giọt dầu lên bốn tấm giấy lọc, để10 phút đo các trị số D, d1, d2. Lấy giá trị trungbình. D là đường kính ngoài lớn nhất của vết, d 1Hình 2.1.Vết dầu bôi trơnđường kính của vết, d2 đường kính của hạt (Xemhình 2.1).K = D/d1 đặc trưng cho sự có mặt của chất phụ gia.K < 1,3 dầu còn dùng được.K ≥ 1,3 dầu không còn chất phụ gia, giảm khả năng trung hoà axit, khôngdùng được nữa.Nếu vết hạt dầu có màu đen hay xám thì xác định thêm hệ số K 1 = d1/d2. (K1đặc trưng cho lượng tạp chất cơ học).K1 ≥ 1,4 lượng tạp chất còn trong giới hạn cho phép.K1 < 1,4 lượng tạp chất ngoài giới hạn cho phép cần phải thay.b. Thay dầu bôi trơn- Dầu bôi trơn thường được thay vàocác kỳ bảo dưỡng của động cơ.- Tuy nhiên trong quá trình vận hành,thường phải kiểm tra mức dầu để bổ sung đếnmức quy định, khi kiểm tra phát hiện nếu thấydầu bẩn, đen, lẫn nhiều mạt kim loại và biếnchất (độ nhớt kém), thì phải thay dầu ngay.Quy trình thay dầu động cơ.Công việc chuẩn bị:23Hình 2.2. Xả dầu động cơ.Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát+ Dầu mới để thay.+ Các dụng cụ nâng hạ, tháo lắp, thùng chứa dầu xả.+ Bầu lọc thấm mới (nếu phải thay bầu lọc).Các bước tiến hành.- Nâng xe lên độ cao cần thiết và đưa thùng dầu vào vị trí xả dầu (Hình 2.2).Chú ý: với các loại xe gầm cao không nhất thiết phải nâng xe lên mà có thể xảtrực tiếp.- Tháo nắp đổ dầu và rút que thăm dầu ra .- Dùng clê tháo nút xả dầu ( Hiện nay sử dụng thiết bị hút dầu động cơ thôngqua lỗ que thăm dầu , không cần thiết phải tháo nút xả dầu).và hứng dầu vàothùng chứa .- khi dầu chảy hết ta lắp lại nút xả dầu (chú ý gioăng đệm và xiết lại ốc theođúng mô men quy định.- Hạ động cơ xuống và lắp que thăm dầu vào.- Thay bầu lọc thấm nếu phải thay.- Đổ dầu vào động cơ tuỳ theo từng loại động cơ mà ta sử dụng dầu cho phùhợp, đúng chủng loại.Chú ý: chỉ nên thay dầu khi động cơ cònnóng thì mới mới thải hết dầu cũ và các cặn bẩn.Trước khi thay phải vệ sinh sạch sẽ không đổdầu thải ra ngoài môi trường và phải chọn dầubôi trơn có thể phụ thuộc theo mùa.- Khi đổ dầu vào động cơ kiểm tra xemHình 2.3. Kiểm tra mức dầu.có bị rò rỉ không kiểm tra lại mức dầu bằng cáchrút que thăm dầu xem.- Mức dầu nằm trong phạm vi từ L(Low) đến F(Full) nếu thiếu phải bổ sung(hình 2.3).- Ví dụ: Đối với động cơ TOYOTA 1RZ, 2RZ.Sử dụng dầu bôi trơn ký hiệu SD,SE,SF,SG theo tieu chuẩn chất lượng API về độnhớt và đặc tính tiết kiệm nhiên liệu. Lượng dầu đổ lần đầu là 5,2 lít. Lượng dầu đổkhi thay dầu không thay bầu lọc là 3,6 lít.Lượng dầu đổ khi thay bầu lọc là 4,1 lít.c.Sửa chữa thay thế.- Lọc dầu cũng được thay thế định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Thường thì lọc dầu được thay thế trong mỗi lần thay dầu hoặc sau vài lần thay dầu.24Khoa Công nghệ Ô tôGiáo trình BD&SC hệ thống bôi trơn và làm mát- Bơm dầu không cần thiết phải bảo dưỡng trong diều kiện vận hành bìnhthường. Nếu bơm không duy trì được áp suất cần thiết thì phải tháo bơm để sửa chữahoặc thay mới.- Van an toàn áp lực không được khuyến khích điều chỉnh hoặc sửa chữa,Nếu nó không hoạt động tốt thì nên thay mới.- Các thiết bị chỉ báo áp lực dầu cũng không cần thiết bảo dưỡng, khi chúnghư hỏng thì phải thay mới.25

Tài liệu liên quan

  • on tap ve he thong boi tron va he thong lam mat on tap ve he thong boi tron va he thong lam mat
    • 15
    • 1
    • 13
  • Tài liệu Chương 13: Khớp nối, hệ thống bôi trơn và làm mát docx Tài liệu Chương 13: Khớp nối, hệ thống bôi trơn và làm mát docx
    • 73
    • 644
    • 5
  • Tài liệu HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN pot Tài liệu HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN pot
    • 60
    • 817
    • 5
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 4 pps Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 4 pps
    • 6
    • 526
    • 1
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 5 pot Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 5 pot
    • 5
    • 597
    • 1
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 6 ppsx Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 6 ppsx
    • 11
    • 493
    • 2
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 7 ppt Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 7 ppt
    • 26
    • 539
    • 0
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 8 pptx Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 8 pptx
    • 7
    • 433
    • 1
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 9 doc Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 9 doc
    • 13
    • 507
    • 2
  • Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 11 pptx Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 11 pptx
    • 7
    • 669
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(8.2 MB - 68 trang) - BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hệ Thống Bôi Trơn Làm Mát