Bé 6 Tháng ăn được Gì? Bí Quyết Dinh Dưỡng Quan Trọng Cho Trẻ 6 ...

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng không đủ để đáp ứng cho sự phát triển của bé. Do đó, trong giai đoạn này bạn cần tập cho bé yêu ăn dặm và làm quen với nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ. Vậy bé 6 tháng ăn được gì? Bạn nên giúp bé làm quen với thức ăn như thế nào?

Bé 6 tháng ăn được gì có lẽ là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về việc tập cho bé ăn dặm thay đang gặp một vài khó khăn khi cho bé ăn dặm thì có thể tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết sau của Hello Bacsi nhé!

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Trước khi biết trẻ 6 tháng ăn được gì hay bé 6 tháng tuổi ăn được những gì, cùng xem dấu hiệu bé có thể ăn dặm là gì. Thông thường, bé 6 tháng tuổi đã có thể biết tém miệng, tập nuốt để ăn dặm. Tuy nhiên, để xác định bé 6 tháng ăn được gì và bé đã thật sự sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa thì ba mẹ nên chú ý thêm các dấu hiệu khác. Một em bé có thể làm quen với thức ăn đặc và thô khi có đủ điều kiện sau:

  • Trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần ba mẹ hỗ trợ nhiều.
  • Trẻ kiểm soát vùng đầu và cổ tốt.
  • Trẻ có kỹ năng cầm nắm đồ vật tốt và có thể cho vào miệng.
  • Trọng lượng cơ thể của bé nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ có dấu hiệu quan tâm đến thức ăn của người lớn, chẳng hạn như tò mò khi nhìn thấy ba mẹ ăn hoặc dùng tay với lấy thức ăn ở gần.
  • Trẻ có nhu cầu ăn nhiều hơn dù mẹ đã cho bé bú 8 – 10 cữ bú/ngày.

Bạn có thể xem thêm:

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày? Lịch ăn dặm theo tháng tuổi

Cách giúp con làm quen với thức ăn đặc ngoài sữa

trẻ 6 tháng ăn được gì

Trẻ 6 tháng ăn được những gì, bé 6 tháng ăn được những gì hay bé 6 tháng ăn được gì là thắc mắc của nhiều người. Đối với bé 6 – 8 tháng tuổi đã sẵn sàng ăn dặm, bạn cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo hoặc trái cây, rau củ xay nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa. Thông thường, bạn chỉ cần cho bé ăn dặm nửa chén thức ăn mềm mỗi bữa và một ngày có thể cho con ăn từ 2 – 3 bữa. Song song đó là vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến khi được 12 tháng tuổi để đảm bảo nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé.

Nếu muốn thúc đẩy khả năng nhai và cầm nắm của trẻ, bạn nên cho con làm quen với thức ăn có nhiều kết cấu, kích cỡ cũng như mùi vị khác nhau. Nếu bé thích tự ăn, bạn có thể đưa thìa (muỗng) cho bé để con tự xúc thức ăn cho vào miệng. Tuy sẽ có nhiều bừa bộn nhưng kiểu ăn dặm “tự túc” sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về khả năng phối hợp giữa tay và mắt.

Ngoài ra, trong những ngày đầu tập ăn thức ăn đặc với nhiều hương vị khác nhau có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm. Vì vậy, nếu con có biểu hiện “từ chối” thức ăn thì bạn không nên ép buộc trẻ mà hãy kiên nhẫn hơn và cho bé thử lại vào một lần khác nhé!

Bạn có thể xem thêm:

Tập ăn dặm cho bé nên bắt đầu thế nào? Bí quyết để bé ăn ngoan, đủ chất

Bé 6 tháng ăn được gì? Mách bạn những thực phẩm cần thiết cho bé

6 tháng bé ăn được những gì hay trẻ em 6 tháng tuổi ăn được những gì? Trong giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi, ngoại trừ mật ong thì em bé có thể ăn và uống được khá nhiều món khác nhau. Nguyên tắc ăn dặm trong giai đoạn này là bạn cần đảm bảo những thức ăn đầu tiên của trẻ luôn được nấu chín và xay hay tán nhuyễn mịn.

Nhiều mẹ thắc mắc những nhóm thực phẩm nào tốt cho sự phát triển của trẻ? Câu trả lời là không có quy định về thức ăn dặm tốt nhất cho trẻ. Thế nhưng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho bé ăn các nhóm thực phẩm giàu sắt nhằm thúc đẩy não bộ trẻ phát triển và đảm bảo chế độ ăn lành mạnh. Sau đây là gợi ý những thức ăn dặm phù hợp với trẻ 6 tháng:

  • Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì? Các loại thịt, cá: Thịt heo, bò, gà, cá (cá thịt trắng, loại bỏ xương) nấu chín và xay nhuyễn hay tán mịn để bé ăn chung với cháo.
  • Trẻ 6 tháng ăn dặm được những gì? Rau củ nấu chín, xay nhuyễn hay tán mịn: Bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, các loại đậu khô, các loại rau ăn lá, bông cải xanh… bạn có thể cho bé ăn riêng hoặc ăn chung với cháo.
  • Bé 6 tháng ăn được gì? Hoa quả nghiền nhuyễn: Chuối, bơ, táo, lê, dưa gang, đu đủ… Bạn có cho bé ăn riêng lẻ các loại trái cây này hoặc trộn chung với sữa mẹ, sữa công thức đều được.
  • Trẻ 6 tháng ăn được gì? Ngũ cốc xay nhuyễn hoặc bột ngũ cốc dành riêng cho bé 6 tháng: Bạn có thể trộn ngũ cốc với sữa để giúp bé làm quen với thức ăn đặc giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể xem thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

Bé 6 tháng ăn được gì? Những lưu ý để phòng ngừa rủi ro khi trẻ ăn dặm

trẻ 6 tháng ăn được gì

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bé 6 tháng ăn được gì hay trẻ 6 tháng ăn được gì, các mẹ bỉm cũng nên chú ý đến những rủi ro bé có thể gặp phải khi làm quen với thức ăn đặc và thô. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý:

  • Luôn ở bên con để quan sát, theo dõi quá trình ăn dặm của bé.
  • Thắt dây an toàn nếu bé ngồi trên ghế cao để ngăn con di chuyển khi ăn.
  • Tránh cho bé ăn các loại hạt cứng như bắp rang bơ, đậu phộng, hạt điều…
  • Tránh cho bé ăn các loại hoa quả có kích thước tròn và nhỏ như cà chua bi, nho… Đối với các loại trái cây rau củ để bé tự cầm nắm khi ăn thì mẹ nên cắt lát nhỏ hơn để giúp con dễ cắn, nhai và nuốt.
  • Nếu lo ngại về dị ứng thực phẩm, bạn nên cho bé làm quen với từng món ăn, thực phẩm riêng lẻ và quan sát trong một vài ngày để xem con có bị dị ứng hay không. Nếu có vấn đề xảy ra thì nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
  • Tránh dùng gia vị như đường, muối, bột ngọt… khi nấu thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi. Điều này không cần thiết và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bạn có thể xem thêm:

Cho bé ăn dặm đừng quên 10 điều quan trọng này mẹ nhé!

Bé 6 tháng ăn được gì luôn là chủ đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn biết được trẻ 6 tháng ăn được những gì cũng như có thêm nhiều thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Quá trình hấp thu những thức ăn khác ngoài sữa mẹ không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé mà còn giúp con phát triển nhiều kỹ năng và hình thành thói quen ăn uống đầu đời. Vì vậy, mẹ hãy giúp con xây dựng chế độ ăn lành mạnh và khoa học để bé lớn lên một cách khỏe mạnh nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Từ khóa » Thực Phẩm đạm Cho Bé 6 Tháng