Trẻ 6 Tháng ăn được Những Gì?

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng của bé cao hơn giai đoạn trước để có thể phát triển toàn diện. Vì vậy bên cạnh nguồn sữa mẹ, mẹ cần cho bé ăn dặm. Ở thời điểm này, việc chọn loại thực phẩm nào cho bé cần vô cùng chú ý vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện.

Những loại thức ăn không phù hợp có thể khiến bé khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc dị ứng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Vì thế, việc "trẻ 6 tháng ăn được những gì?" là điều mà các bà mẹ rất quan tâm.

Dấu hiệu cho thấy bé 6 tháng tuổi sẵn sàng ăn dặm

Khi bé của bạn đã được 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu sau đây thì đó là lúc bạn hãy bắt đầu cho bé tập ăn dặm nhé:

- Bé đã bắt đầu có thể tự ngồi được nếu như có sự hỗ trợ của người lớn.

- Bé đã có thể giữ được đầu ở tư thế thẳng đứng và ổn định mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn.

- Bé đã biết tém và nhai thức ăn bằng nướu.

- Bé đã có nhu cầu ăn nhiều hơn, dù cho bạn đã cho bé ăn 8 - 10 cữ bú mỗi ngày.

- Bé tỏ ra thích thú, tò mò về các loại thức ăn khi nhìn và ngửi thấy chúng.

- Bé đã biết dùng tay để cầm nắm bất cứ cái gì mà bé thấy và cho vào miệng.

- Bé đã có thể tập nhai bất cứ thứ gì được bố mẹ cho vào miệng.

Bé 6 tháng ăn được những gì?

Sau đây là những loại thực phẩm bé 6 tháng có thể ăn được mà các mẹ nên lựa chọn:

1. Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Trong giai đoạn này mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sử dụng các sản phẩm sữa công thức, vì đó là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến khi 1 tuổi. Mẹ cho bé bú 2-3 giờ một lần hoặc theo nhu cầu của bé. Nếu sữa mẹ không đủ thì có thể bổ sung sữa công thức cho bé. Lựa chọn sữa công thức cho trẻ 6 tháng tuổi theo những nguyên tắc sau:

- Không nên chọn loại sữa có nhiều đường, sữa dạng bột nguyên kem hoặc sữa bò tươi. Bởi vì hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sẽ không thể hấp thụ được, khiến trẻ dễ bị đi ngoài.

- Không nên cho trẻ sử dụng cùng lúc hai loại sữa là sữa mẹ và sữa công thức. Bởi các thành phần dinh dưỡng trong hai loại sữa này khi trộn lẫn vào nhau có thể khiến trẻ bị thừa chất hoặc bị dị ứng.

- Không nên thay đổi liên tục loại sữa mà trẻ 6 tháng tuổi sử dụng. Bởi vì hệ tiêu hóa còn non nớt của các bé sẽ phải mất thời gian để làm quen với các loại sữa mới. Từ đó làm trẻ không tăng cân nhanh mà cứ mãi còi cọc.

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé

2. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như gạo, lúa mạch, yến mạch có nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, magiê, sắt, mangan và chất xơ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ có thể lựa chọn các loại ngũ cốc ăn dặm cho trẻ em được chế biến sẵn của các thương hiệu nổi hoặc.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự chế biến bột ngũ cốc từ các loại gạo và đậu cho bé. Khi nấu bột ngũ cốc cho bé, mẹ có thể trộn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé dễ ăn. Độ loãng, đặc của bột cần điều chỉnh cho phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé.

3. Trái cây

Trái cây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho bé các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Hơn nữa, trái cây có vị ngọt tự nhiên sẽ khiến bé thích thú. Mẹ có thể cho bé 6 tháng tuổi ăn các loại trái cây nghiền nhuyễn như táo, lê, chuối, bơ.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bé

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bé

4. Rau củ

Rau củ là nguồn chất xơ và vitamin tuyệt vời cho bé. Ăn nhiều rau củ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Các loại rau củ bé 6 tháng tuổi có thể ăn bao gồm khoai tây, cà rốt, rau ngót, rau cải, bí ngô, củ cải… Khi chọn mua rau cho bé mẹ nên chọn rau hữu cơ để đảm bảo chúng không có hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu. Cần phải rửa rau thật sạch trước khi nấu cháo cho bé.

5. Các loại thịt

Khi được 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt và kẽm của bé tăng cao. Vì vậy bên cạnh sữa mẹ, bé cần được ăn thêm các loại thịt để được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết này. Thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá thịt trắng là nguồn bổ sung chất sắt và kẽm hoàn hảo cho bé trong quá trình ăn dặm. Mẹ nên cho bé ăn một ít một và xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn này không.

Các loại thịt bổ sung chất đạm, sắt, kẽm cho bé

Các loại thịt bổ sung chất đạm, sắt, kẽm cho bé

6. Sữa chua

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là một thực phẩm an toàn và rất tốt cho bé. Chúng là nguồn cung cấp protein, vitamin A, B, canxi, khoáng chất và các lợi khuẩn giúp tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.

Nếu mẹ cho bé ăn sữa chua đúng cách, axit lactic và các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp tiêu hóa các loại thức ăn khác nhanh chóng và dễ dàng hơn. Với bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn khoảng 50g sữa chua 1 ngày.

Bé 6 tháng không nên ăn gì?

Như vậy, các mẹ đã có thể biết được trẻ 6 tháng ăn được những gì dựa theo những hướng dẫn mà chúng tôi đã cung cấp. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào mà bé 6 tháng cũng có thể ăn được. Các mẹ có thể tham khảo để phòng tránh như sau:

1. Đồ ngọt

Các loại bánh kẹo hoặc đồ uống chứa nhiều đường, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ 6 tháng tuổi ăn thường xuyên. Bởi vì các loại thực phẩm đó có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm nhiều đường có thể khiến trẻ bị biếng ăn, chậm lớn,...

2. Đồ ăn mặn

Đồ ăn mặn nói chung hay muối nói riêng là những loại thực phẩm các mẹ cần hạn chế cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Đó là bởi thận của các bé vẫn còn yếu, chưa có khả năng đào thải muối ra khỏi cơ thể.

3. Lòng trắng trứng

Mặc dù trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thế nhưng lòng trắng trứng lại là tác nhân có thể khiến trẻ 6 tháng tuổi bị dị ứng nếu như ăn phải. Do đó các mẹ cần theo dõi sát sao khi cho trẻ ăn lòng trắng trứng. Nếu như bé bị dị ứng thì nên dừng ngay việc ăn loại thực phẩm này, mà hãy để sau này khi bé lớn lên thì mới cho sử dụng trở lại.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày đầu Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày đầu Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng luôn đảm bảo bé ăn đủ bốn nhóm thực phẩm gồm tinh bột, vitamnin, chất đạm và chất béo. Bấm xem >>

Từ khóa » Thực Phẩm đạm Cho Bé 6 Tháng