Bé Bị Hăm Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bé bị hăm cổ là một hiện tượng thường gặp do vùng da cổ không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Tuy nó không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này rất dễ tái đi tái lại, lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét da gây đau, rát ở vùng hăm. Vậy làm sao để điều trị dứt điểm được tình trạng này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Nguyên nhân bé bị hăm cổ
Bé bị hăm cổ là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những trẻ sơ sinh bé bụ bẫm có nhiều ngấn da (nếp gấp) tạo thành các kẽ nhỏ ở cổ, tay, đùi. Vậy nguyên nhân bé bị hăm cổ là gì? Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm cổ, cụ thể như:
1.1 Bé bị hăm cổ do ma sát
Nguyên nhân đầu tiên khiến cho bé bị hăm nổi mụn ở cổ là do cọ xát giữa da vùng cổ với quần áo của trẻ. Bên cạnh đó, phần cổ của trẻ sơ sinh còn non nớt không thể giữ thẳng nên vùng da này thường xuyên chạm vào nhau, khiến cho bé bị hăm.
1.2 Bé bị hăm cổ do ứ đọng mồ hôi
Trẻ sơ sinh thường ra rất nhiều mồ hôi ở vùng cổ và nếu mẹ không lau khô sẽ bị ứng đọng mô hôi sinh ra hiện tượng hăm, ngứa.
1.3 Bé bị hăm cổ do đổ sữa, nước dãi của trẻ
Khi trẻ ti bình hay nhưng lúc trẻ chảy nhiều dãi nhưng mẹ vệ sinh không sạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng nổi đỏ, mẩn ngứa và hăm.
1.4 Bé bị hăm cổ do phấn rôm
Nhiều mẹ hay có thói quen dùng phấn rôm cho trẻ sau mỗi lần tắm, tuy nhiên khi dùng quá nhiều phấn rôm khiến da của bé bị bít tắc lỗ chân lông nên dẫn đến bé bị hăm cổ.
1.5 Bé bị hăm cổ do bị nhiễm nấm
Một số trường hợp bé sơ sinh bị hăm cổ do vùng da này bị nhiễm nấm, dẫn tới những tổn thương trên da của trẻ.
Xem thêm: Fagomom cung cấp dịch vụ tắm bé tại nhà ưu đãi 40%
2. Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm cổ
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bé bị bé bị hăm cổ bố mẹ cần chú ý để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
+ Vùng da ở cổ của trẻ xuất hiện các hiện của mụn nước nhỏ li ti.
+ Khi bước giai đoạn nặng hơn, các vết đỏ lan rộng, mụn nước mưng mủ, khi vỡ gây lở loét, viêm nhiễm.
+ Khi bé bị hăm cổ sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rất ở vùng cổ, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc mỗi khi vệ sinh thay quần áo mới.
Xem thêm: [Chia sẻ] Trẻ sơ sinh bị viêm da tắm lá gì để nhanh khỏi?
3. Cách điều trị hăm cổ cho trẻ
Bé bị hăm nổi mụn ở cổ tuy không gây nguy hiểm nhưng nó khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ,… Vì vậy khi bé bị hăm cổ, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây.
3.1 Trị hăm cổ cho bé bằng thuốc bôi
Sử dụng thuốc bôi trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh là một trong những cách đơn giản và phổ biến để giúp bé cải thiện tình trạng hăm cổ. Ưu điểm của phương pháp này vừa cải thiện được tình trạng hăm cổ, vừa ngăn ngừa tái phát. Vậy bé hăm cổ bôi thuốc gì hiệu quả?
Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ chỉ nên chọn các loại kem có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Một số loại kem được sử dụng phổ biến hiện nay là kem chống hăm Cetaphil, Skinbibi, Baby Sebamed Diaper Rash Cream,…
3.2 Trị hăm cổ cho bé bằng các loại lá thảo dược
Trị hăm cổ cho bé bằng các loại lá thảo dược là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Vậy trẻ bị hăm cổ tắm lá gì? Dưới đây là một số cách chữa hăm cho trẻ bằng các loại lá cây các mẹ có thể tham khảo:
Bé bị hăm cổ tắm lá chè xanh: Với đặc tính chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm dịu và mát da. Bố mẹ có sử dụng một ít lá chè xanh đun lên lấy nước tắm cho bé.
Bé bị hăm cổ tắm lá trầu không: Lá trầu có khả năng chống khai, tiêu viêm, sát trùng nên rất được nhiều bà mẹ áp dụng để chữa hăm rất hiệu quả. Dùng một vài lá trầu rửa sạch, cho vào nồi để đun sôi rồi để nguội. Sau đó dùng khăn nhúng vào nước trầu không đã nguội, cẩn thận thấm lên chỗ bị hăm của bé.
Bé bị hăm cổ tắm lá khế: Lá khế có tính sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa nên thường được dân gian dùng để cải thiện tình trạng bé bị hăm cổ.
Bố mẹ chọn một ít lá khế chua, sau đó rửa sạch cho vào nồi đun sôi cùng một chút muối. Dùng nước vừa nấu xong pha thêm nước vào, dùng khăn mềm sạch thấm và chấm lên các vùng da bị hăm ở cổ của bé.
Một số lưu ý sử dụng các loại lá thảo dược điều trị cho bé:
+ Chỉ sử dụng các loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
+ Nhớ rửa sạch lá cây và ngâm qua nước muối 10 -15 để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn bám trên lá cây.
+ Chỉ sử dụng một lượng lá phù hợp với bé, tránh lạm dùng sẽ gây kích ứng da.
+ Bố mẹ có thể ở các vùng da khác trước khi sử dụng cho bé bị hăm da vùng cổ để hạn chế kích ứng.
3.3 Trị hăm cổ cho bé bằng cách vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên
Khi bé bị hăm cổ, bố mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày. Bố mẹ nên sử dụng sữa tắm có độ pH cân bằng cho bé để gột sạch mồ hôi cũng các vi khuẩn có thể bám trên da của bé.
Ngoài việc lau rửa vùng cổ, bố mẹ cũng cần quan tâm vệ sinh các vùng da nếp gấp khác để tránh tình trạng bị hăm da cổ lan rộng trên cơ thể bé.
Xem thêm: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
4. Biện pháp phòng tránh hăm cổ ở trẻ sơ sinh
Việc phòng tránh bé bị hăm cổ rất đơn giản, chỉ cần các mẹ thực hiện hằng ngày những điều sau:
+ Không lạm dụng phấn rôm thoa lên vùng cổ của bé. Vì phấn rôm có thể gây bít lỗ chân lông, khiến cho vùng da cổ của bé dễ bị hăm.
+ Các mẹ hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da cổ của bé mỗi ngày bằng nước ấm, nhất là sau khi cho con ăn và uống sữa. Thoa kem trị hăm cổ khi đã vệ sinh cổ cho bé sạch sẽ.
+ Khi sử dụng sữa tắm cho con thì nên chọn loại sữa tắm có độ PH ở khoảng 4,5 đến 5,5 để tránh gây kích ứng da. Đối với bột giặt cũng vậy, mẹ nên chọn loại chuyên dùng cho trẻ hoặc chọn những loại nào hương liệu nhẹ nhàng, không có chất tẩy rửa.
+ Tránh để vùng da cổ của trẻ tồn đọng quá nhiều mồ hôi bằng cách cho bé mặc trang phục thoải mái, sử dụng quạt, điều hòa phù hợp trong những ngày nắng nóng.
Trên đây là một số cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến bố mẹ. Hãy nhớ theo dõi website của Fagomom hằng ngày để biết thêm nhiều mẹo hay trong chăm sóc con cái nhé.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » Hình ảnh Hăm Cổ ở Trẻ Sơ Sinh
-
Hình ảnh Bị Hăm Da ở Trẻ Nhỏ - Me Cần Nhận Biết Ngay
-
Cảnh Giác Khi Trẻ Bị Hăm Cổ | Vinmec
-
Trẻ Bị Hăm Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm ở Cổ: 5 Bước Giải Cứu Bé Cưng - MarryBaby
-
Hăm ở Cổ Là Gì?Bé Bị Hăm Cổ Bôi Thuốc Gì?Cách Trị Hăm Cổ Cho Trẻ ...
-
Bé Bị Hăm Cổ: Nguyên Nhân & Cách điều Trị DỄ DÀNG - Diệp An Nhi
-
Bé Bị Hăm Loét Cổ: Hướng Dẫn 3 Cách Trị Hiệu Quả 2020
-
Ghi Nhớ Ngay Cách Trị Hăm Cổ ở Trẻ Sơ Sinh đơn Giản Mà Hiệu Quả
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Hăm ở Cổ Phải Làm Sao? Có Nên Bôi Phấn Rôm?
-
Hình ảnh Bé Bị Hăm Tã Mẹ Nào Cũng Nên Biết
-
Hăm Cổ ở Trẻ?cách Chữa Hăm Cổ Hiệu Quả - Webtretho
-
"BỎ TÚI" 4 MẸO TRỊ HĂM CỔ CHO BÉ AN TOÀN, HIỆU QUẢ - Skinbibi
-
5 VỊ TRÍ DỄ BỊ HĂM DA NHẤT Ở TRẺ SƠ SINH - Skinbibi