Bé Bị Hăm Tã – Cách Trị Hăm Tã ở Trẻ Sơ Sinh - KidsPlaza

Nội dung chính

  • 1 Hăm tã là gì ?
    • 1.1 Hăm tã do các nguyên nhân sau :
  • 2 Cách phòng chống bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh
    • 2.1 Các mẹo chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh
      • 2.1.1 Một vài sản phẩm kem chống hăm bạn nên dùng cho trẻ sơ sinh :
    • 2.2 Nhưng lưu ý để tránh hăm tã ở trẻ em
  • 3 Bệnh hăm tã có nguy hiểm không?
    • 3.1 Các triệu chứng bị viêm nhiễm khi hăm tã

Hăm tã là gì ?

Hăm tã được hình thành và phát triển ở những nơi ẩm ướt do những vi khuẩn gây ra lở loét, nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt thường xuyên xảy ra với trẻ sơ sinh khi các bé không được vệ sinh sạch sẽ sau những lần thay bỉm tã. Những mảng phát ban trên trông giống như những vết bớt màu đỏ xuất hiện ở phía hậu môn hoặc vùng sinh dục của trẻ sơ sinh.

các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh

Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã do các nguyên nhân sau :

  • Hăm tã hình thành do kích ứng bởi phân và nước tiểu.
  • Do bé ăn phải những thực phẩm lạ hoặc mặc phải những sản phẩm kích ứng với da.
  • Do da bé rất nhạy cảm.
  • Do bé sơ sinh mặc tã quá chật.

Cách phòng chống bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Cách phòng chống hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Cách quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh là giữ cho cơ thể của bé luôn luôn khô ráo và sạch sẽ và chắc chắn rằng bỉm tã không được quấn quá chặt.
  • Bất cứ khi nào em bé của bạn không mặc bỉm tã thì hãy khoác cho bé sơ sinh một chiếc khăn. Ngoài ra, hãy cho bé có những khoảng thời gian mà không có bỉm tã trong ngày, điều này có thể giúp cho cơ thể bé được thoáng khí và sạch sẽ hơn.
  • Sau khi bạn thay bỉm tã cho bé bố mẹ hãy dùng nước ấm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé và vải mềm nhẹ nhàng lau chùi những khu vực kín đáo dễ ẩm ướt, nơi mà vi khuẩn hăm tã rất dễ hoạt động. Đừng chà xát quá mạnh vào làn da mềm yếu và nhạy cảm của bé, không dùng cồn để lau vệ sinh cho trẻ.
  • Sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm được làm từ nhiên liệu thiên nhiên không chứa những chất hoá học gây ra kích ứng da khi tắm. Hãy chắc chắn rằng sau khi tắm rửa cho bé phải để cơ thể bé hoàn toàn khô ráo trước khi mặc quần áo cho bé.

Các mẹo chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Khi bé bị hăm tã, bạn phải cảnh giác về việc thay bỉm tã cho bé. Tốt nhất nên thay bỉm tã cho bé thường xuyên, nên chú ý và kiểm tra bỉm tã của trẻ sơ sinh để kịp thời thay và vệ sinh cho bé.
  • Rửa sạch tã vải hai đến ba lần để loại bỏ tất cả xà phòng sau khi bố mẹ đã giặt chúng, vì một số bé có thể nhạy cảm với chất tẩy rửa. Ngoài ra, có thể dùng tã giấy một lần siêu thấm có thể giúp giữ cho da bé được khô ráo.
  • Bạn có thể dùng kem chống hăm bôi sau khi vệ sinh sạch sẽ và khô ráo cho bé để là mịn da và ngăn các vi khuẩn tiếp xúc với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Một vài sản phẩm kem chống hăm bạn nên dùng cho trẻ sơ sinh :

kem chống hăm tã cho trẻ

  1. Kem trị hăm Chicco
  2. Kem chống hăm Bubchen
  3. Kem trị hăm Sudocrem
  4. Kem chống hăm Bepanthen

Các loại sản phẩm trên là kem chống hăm giành cho trẻ sơ sinh nên được chiết xuất từ các chất có trong thiên nhiên nên hoàn toàn thích ứng với làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ, giúp bé không cảm thấy khó chịu và đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khoẻ của bé.

>>> Tham khảo : Giá kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

>>> Tham khảo ngay các sản phẩm đang được chọn mua nhiều nhất:

  • Kem chống và trị hăm Chicco 100ml Kem chống và trị hăm Chicco 100ml 299.000₫ Xếp hạng: 97.000000% of 100 (100) 53 Mua ngay
  • Kem chống và trị hăm Sudocrem 60g Kem chống và trị hăm Sudocrem 60g 115.000₫ Xếp hạng: 98.000000% of 100 (44) 130 Mua ngay
  • Kem chống và trị hăm Bepanthen Balm 30gr Kem chống và trị hăm Bepanthen Balm 30gr 89.000₫ Xếp hạng: 95.000000% of 100 (118) 127 Mua ngay
  • Kem bôi da trẻ em Ích Nhi 20g Mới Kem bôi da trẻ em Ích Nhi 20g 35.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) 6 Mua ngay

Nhưng lưu ý để tránh hăm tã ở trẻ em

  • Bố mẹ nên chú ý đến việc ngăn ngừa phòng chống hăm tã ở trẻ em hơn vì hăm tã rất dễ xảy ra với trẻ sơ sinh vì thế bố mẹ nên tránh những sản phẩm có mùi thơm nồng nặc, bao gồm cả chất làm mềm vải và tắm sấy cho bé, không gây dị ứng và không có mùi thơm gây khó chịu cho bé.
  • Bố mẹ nên cho em bé mặc quần áo thoáng khí, những quần áo kín, bí không khí có thể sẽ tạo ra môi trường nóng ẩm, là cơ hội tốt cho vi khuẩn hăm tã phát triển.
  • Bạn cũng nên hạn chế sử dụng bột phấn trẻ em cho bé sơ sinh vì chúng có thể hít phải, có thể gây hại cho phổi.

Bệnh hăm tã có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh hăm tã gây ra lở loét, mẩn đỏ với da của bé trông rất ghê sợ và gây ra cảm giác khó chịu cho bé nhưng thường thì nó không nguy hiểm đến sức khoẻ cho bé, nó chỉ làm cho những sinh hoạt hàng ngày của bé khó chịu và không được thoả mãi hơn thôi, nếu bố mẹ biết sớm và phòng chữa hăm tã sớm thì bệnh sẽ nhanh khỏi và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Nhưng có một số trường hợp bệnh hăm tã có thể gây ra nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến da và sức khoẻ của bé khi đó bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám bệnh và nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, như thế sẽ đảm bảo được sức khoẻ cho bé hơn.

Các triệu chứng bị viêm nhiễm khi hăm tã

  • Da bé xuất hiện những mụn nước.
  • Bé bị sốt.
  • Da bé bị mẩn đỏ khác lạ.
  • Da bé bị sưng to.
  • Da xuất hiện mụn mủ và dịch được tiết ra.

Khi hăm tã đã phát triển thành một dạng nhiễm trùng nấm hoặc nấm men, nơi đó xuất hiện màu đỏ tươi và khô, lúc đó bố mẹ nên đưa bé đến hỏi các bác sĩ nhi khoa để được khám và chữa trị đúng cách và hợp lý nhất.

Tin liên quan :

  1. 5 mẫu kem trị hăm trẻ em hiệu quả trong mùa đông
  2. Kinh nghiệm chữa hăm tã hiệu quả và cách phòng chống hăm ở trẻ
  3. 8 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé cực kỳ “hiệu quả”

Từ khóa » Hăm Tã ở Trẻ Sơ Sinh