Kinh Nghiệm Chữa Hăm Tã Hiệu Quả Và Cách Phòng Chống Hăm ở Trẻ

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi bị hăm da các bé thường rất khó chịu, đau rát chính vì vậy mà các mẹ cần phải hiểu rõ về bệnh này và có cách xử lý, cũng như chăm chóc bé một cách tốt nhất.

Nội dung chính

  • 1 Hăm tã là gì ?
  • 2 Nguyên nhân gây hăm da ?
  • 3 Những cách chữa hăm tã hiệu quả
    • 3.1 1. Dùng kem trị hăm
    • 3.2 2. Các bài thuốc dân gian
    • 3.3 9 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé cực kỳ "hiệu quả"
  • 4 Cách phòng chống hăm tã ở trẻ
  • 5 Kinh nghiệm chữa hăm cho con hiệu quả của các bà mẹ bỉm sữa

Hăm tã là gì ?

Hăm tã là một bệnh ngoài da ở các khu vực tiếp xúc với tã như mông, bộ phận sinh dục, đùi bẹn…Triệu chứng khi trẻ bị hăm tã là nổi đỏ ở những vùng da quấn tã, ở bộ phần sinh dục, đôi khi kèm theo mùi khai. Vùng da có thể bị đỏ bắt đầu từ hậu môn và sẽ lan dần tới mông, đùi, da căng và có nốt li ti, kèm lở loét, đau rát.

Nguyên nhân gây hăm da ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hăm tã dưới đây:

– Ẩm ướt: Do phân và nước tiểu đọng lại quá lâu mà mẹ chưa kịp thay cũng có thể kiến cho bé bị hăm tã. Bởi dù loại tã/ bỉm nào đó thấm hút tốt nhất thì vẫn có thể gây ẩm da bé. Cùng với vi khuẩn ở nước tiểu, phân càng làm cho tình trạng hăm nặng hơn. Chính vì vậy với những bé thường xuyên đóng bỉm, tã sẽ có khả năng bị hăm cao hơn.

– Sự cọ xát khi mặc bỉm, cùng các hóa chất như tạo mùi, cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm.

– Mặc bỉm quá lâu, 24/24h hàng ngày cũng là nguyên nhân có thể khiến bé bị hăm tã

– Do khi tắm cho bé xong, mẹ chưa kịp lau khô người cho bé mà đã vội vàng đóng tã, bỉm ngay.

– Khi các bé bị tiêu chảy đi ngoài liên tục cũng khiến cho khu vực bé mặc tã, bỉm bị nhiễm khuẩn. Cho nên nếu mẹ vệ sinh không sạch thì có thể làm cho bé bị hăm.

– Do nhiễm khuẩn: ở những nơi đóng tã, bị thường là ẩm ướt nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển và gây nên hăm tã, nhất là ở các nếp gấp và vết nứt da. Hoặc khi bé uống kháng sinh thì kháng sinh có thể diệt cả những vi khuẩn có lợi bảo vệ bé nên cũng dễ bị nhiễn khuẩn. Hơn nữa có nhiều bé uống kháng sinh vào còn bị tiêu chảy, đi ngoài, xì xoẹt cả ngày khiến cho hậu môn của bé bị nổi đỏ. Thường bé sẽ bị hăm vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bé bị tiêu chảy.

Những cách chữa hăm tã hiệu quả

Khi bé sơ sinh bị hăm tã mẹ cũng không nên quá lo lắng quá. Bệnh hăm tã cũng không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu, đau rát, quấy khóc, kém ăn, khó ngủ ở trẻ. Vì vậy khi bé bị hăm tã mẹ cần biết cách xử lý và chăm sóc bé:

1. Dùng kem trị hăm

– Đầu tiên mẹ cần giữ cho khu vực bị hăm luôn được sạch sẽ, thoáng. Nếu có thể thì mẹ nên ngừng đóng bỉm cho bé một thời gian.

– Sau đó mẹ nên sử dụng các loại kem trị hăm cho bé như: Bepanthen, Sudocream, Desitin…những loại kem hăm này giúp làm mềm da và điều trị hăm tã rất hiệu quả. Đã được nhiều mẹ dùng và cho ý kiến tốt.

– Với các loại kem trị hăm này mẹ nên bôi mỗi lần thay tã vệ sinh sạch sẽ cho bé. Lau sạch khu vực bị hăm bằng nước ấm, rồi lau thật khô, bôi kem hăm rồi để da trần cho ngấm kem một lúc mới mặc bỉm tiếp nhé.

>> Tham khảo thêm những thoại kem trị hăm hiệu quả tại đây: https://www.kidsplaza.vn/kem-tri-ham-cho-be.html

2. Các bài thuốc dân gian

Ngoài ra mẹ có thể vệ sinh hàng ngày cho bé bằng những bài thuốc dân gian dưới đây:

2.1 Nước trầu không.

– Trầu không có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm đau…nên mẹ có thể đun nước lá trầu không để vệ sinh mỗi lần thay tã cho bé.

– Mẹ có thể lấy 3-4 lá trầu rồi rửa sạch đun nước sôi để nguội. Sau đó lấy khăn sạch nhúng vào nước trầu không, lau nhẹ nhàng ở các vùng da bị hăm, các nếp gấp. Một ngày có thể làm 2-3 lần, sau mỗi lần thay tã.

2.2 Nước lá chè xanh.

– Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

– Cách làm cũng tương tự như trên. Mẹ rửa sạch lá chè và đun lên rồi để nguội và rửa cho bé. Tuy nhiên nên chọn lá chè đảm bảo, vì hiện nay nhiều lá chè bị phun thuốc trừ sâu.

2.3 Nước lá ổi.

Bạn dùng nước  lá ổi rửa sạch, nấu lấy nước và dùng nước này để rửa vết hăm cho bé.

2.4 Bôi dầu dừa

Xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

>>>> Còn rất nhiều bài thuôc dân gian khác mẹ xem thêm tại đây nhé: 

9 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé cực kỳ "hiệu quả"

Có nhiều cách trị hăm da khác nhau nhưng an toàn nhất cho trẻ là các phương pháp dân gian từ cây tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe.

Cách phòng chống hăm tã ở trẻ

Do da của các bé sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm dễ bị dị ứng nên hay bị hăm tã. Chính vì vậy mẹ cần chăm sóc bé đúng cách và lưu ý một số điều sau:

– Không nên đóng bỉm cho bé quá lâu, khoảng 3 tiếng thì thay bỉm một lần. Nếu bé ị thì cần thay tã, bỉm ngay.

– Mỗi lần thay tã, bỉm cho bé mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng bỉm. Mẹ nên lấy nước ấm lau rửa nhẹ nhàng, không được chà xát, rồi dùng khăn mềm lau khô ráo hoàn toàn hoặc để da trần cho bé khoảng 15 phút rồi mới đóng tiếp bỉm mới. (Lưu ý: trước khi mặc tã cho bé nên bôi một lớp kem chống hăm )

– Nếu có thể hạn chế đóng bỉm cho bé là tốt nhất. Không nên đóng bỉm 24/24 h. Mùa hè thì mẹ chỉ nên đóng bỉm cho bé vào buổi tối khi đi ngủ. Đồng thời mẹ nên mặc quần áo cho bé rộng rãi thoán mát

– Khi chọn bỉm tã cho bé nên chọn loại bỉm tã mềm, thấm hút tốt, thông thoáng, size phù hợp với bé. Chọn bỉm có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải bỉm nhái, bỉm giả có thể chứa hóa chất gây dị ứng da bé.

– Nếu bé bị đi ngoài, hoặc phải uống kháng sinh thì mẹ nên cho bé uống kèm men tiêu hóa để chống tiêu chảy. Và cần rửa vệ sinh sạch sẽ mỗi lần bé đi ngoài và nhất thiết không được chà xát, lau mạnh sẽ khiến bé bị đau rát.

Hình ảnh có liên quanKinh nghiệm chữa hăm cho con hiệu quả của các bà mẹ bỉm sữa

Chị Ngọc (Hà Nội) chia sẻ: Kinh nghiệm chống hăm của mình là mỗi lần mình thay tã, bỉm cho con thì trước tiên mình rửa sạch vùng quấn tã, sau đó là lau thật khô và bôi một lớp kem chống hăm. Khi bé ị thì cần thay bỉm tã ngay, và cứ 3-4 tiếng đồng hồ là mình lại thay bỉm cho con một lần. Mà các mẹ nhớ đừng lười lau rửa cho con nhé, vì khi bé tè nước tiểu sẽ đọng lại, nếu đóng bỉm ngay cho bé thì dễ bị hăm lắm ạ.

Còn chị Lan thì lại chia sẻ: mình thường xuyên lau rửa, vệ sinh cho bé bằng nước trà xanh ấm. Sau đó cũng lau thật khô và bôi một lớp mỏng kem chống hăm. Mình thấy cách này cũng khá hiệu quả, bé nhà mình mùa đông những hôm lạnh mình đóng bỉm suốt cũng không thấy bị hăm. Còn mùa hè thì mình chỉ đóng buổi tối thôi, hạn chế mặc bỉm cho con thông tháng.

Còn chị Anh một người mẹ từng có con bị hăm cũng chia sẻ rằng: Bé nhà mình hồi được 2 tháng mình đóng tã dán nhiều cho con cũng vệ sinh sạch sẽ mà không hiểu sao con vẫn bị hăm, cả vùng da từ hậu môn cho tới phần kín chỉ ngày trước ngày sau đã mẩm đỏ ửng, nổi nốt lúc đó mình hoảng quá, con hình như đau nên cứ khóc, bú kém. May mà được mấy chị đồng nghiệp mách là dùng nước chè rửa vệ sinh cho bé, rồi lau khô và mua kem hăm Bepanthen về bôi cho con. Mình làm 2 hôm thấy hiệu quả đáng kể mọi người ạ, sau khoảng 1 tuần là con gần như hết hẳn. Thế là từ đợt đó cứ mỗi lúc bé bị hăm do đóng tã hay do đi ngoài là mình cứ làm cách này thôi.

Tin liên quan :

  1. 5 mẫu kem trị hăm trẻ em hiệu quả trong mùa đông
  2. 6 chiêu đánh bay hăm tã hiệu quả trong mùa đông

>>> Tham khảo các loại kem hăm được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng nhất hiện nay:

  • Kem chống và trị hăm Chicco 100ml Kem chống và trị hăm Chicco 100ml 299.000₫ Xếp hạng: 97.000000% of 100 (100) 53 Mua ngay
  • Kem chống và trị hăm Sudocrem 60g Kem chống và trị hăm Sudocrem 60g 115.000₫ Xếp hạng: 98.000000% of 100 (44) 130 Mua ngay
  • Kem chống và trị hăm Bepanthen Balm 30gr Kem chống và trị hăm Bepanthen Balm 30gr 89.000₫ Xếp hạng: 95.000000% of 100 (118) 127 Mua ngay
  • Kem bôi da trẻ em Ích Nhi 20g Mới Kem bôi da trẻ em Ích Nhi 20g 35.000₫ Xếp hạng: 0.000000% of 100 (0) 6 Mua ngay

Từ khóa » Hăm Tã ở Trẻ Sơ Sinh