Bé Bú Một Bên Ngực
Có thể bạn quan tâm
Ghi nhớ
- Bé có thể thích bú một bên ngực hơn bên còn lại, điều này hoàn toàn bình thường.
- Một bên ngực vẫn đủ cho bé bú.
- Ngực to ngực nhỏ không ảnh hưởng đến kích thước ngực sau khi cai sữa.
Bé chỉ bú một bên ngực. (Ảnh minh họa)
Lý do bé chỉ bú một bên ngực
1. Cấu trúc giải phẫu khác nhau giữa 2 bên ngực
Ti to hơn bên kia, bé khó ngậm -> bé yêu thích cái ti nhỏ vừa miệng bé hơn.
Ti thụt hơn bên kia khiến bé khó ngậm hơn.
Kích thước/hình thái của ngực như thế nào đó khiến bé có thể khó chịu khi bú bên đó, bé cũng sẽ đòi bú có một bên mà bé thấy dễ chịu. Những mẹ mới sinh vào ngày 3 - 5, có tình trạng cương sữa, quầng vú căng lên, khiến bé cũng khó ngậm sâu. Có điều lúc này có thể bé sẽ không chịu ti cả 2 ngực.
Số tia sữa một bên nhiều hơn, một bên ít hơn -> bé có thể thích bên nhiều tia sữa hơn hay ít tia sữa hơn, tùy từng bé. Có thể mẹ đang tắc tia, số tia sữa bên ít sẽ bị ít đi, bé không thích.
2. Sở thích của bé
Hầu hết mỗi bé đều yêu thích một bên ngực của mẹ hơn bên kia, bé thấy bú dễ chịu hơn, thoải mái hơn, thế là bú nhiều và thường xuyên ở một bên ngực mẹ hơn.
3. Sở thích của mẹ
Một số mẹ, dù cố ý hay không cố ý, cảm thấy cho bú một bên ngực thoải mái hơn, bên còn lại thì thấy khó khăn hơn, nên cuối cùng, con lại quen bú một bên hơn. Lý do thường gặp là mẹ thuận tay phải/tay trái hơn.
4. Do phẫu thuật
Có thể mẹ đã từng phẫu thuật một bên ngực, và cảm thấy ngực này không thoải mái, hay ngực bị giảm sản lưỡng sữa (do bị cắt bỏ mất nhu mô tuyến vú chẳng hạn), mẹ sẽ cho bú bên ngực kia nhiều hơn
Cách khắc phục
Nếu bé mới sinh từ chối bú một bên, mẹ hãy tìm hiểu lý do:
- Nếu do ti thụt: xem bài** Ti thụt – Ti dẹt******
- Nếu đầu ti quá to: Xem bài Hướng dẫn mẹ cách cho con bú khi đầu ti quá to****
- Nếu sữa xuống quá mạnh hay quá yếu: Xem bài ******Làm gì khi sữa xuống quá mạnh?
- Nếu sản lượng sữa quá ít: Kích sữa nhiều lên, kèm với việc kiên trì tập bú mẹ (không ép quá đáng làm bé sợ, cho ăn đúng nhu cầu khi có dấu hiệu đói, không canh giờ). Lưu ý là vài ngày đầu tiên dù ngực mềm nhưng không có nghĩa là không có sữa. Mẹ đọc bài ******Tìm hiểu căn bản về bú mẹ - Những ngày đầu sau sinh
- Nếu bé đột ngột** **từ chối bú một bên: sẽ phải có lý do khiến bé ngưng đột ngột một bên. Mẹ có thể tham khảo các nguyên nhân như: bé có bị viêm tai giữa bên đó không? bé có tổn thương gì 1/2 bên bé nằm không, ví dụ như chích ngừa? mẹ có viêm vú bên đó không (viêm vú làm sữa có vị mặn)?
Nếu không tìm được nguyên nhân, mẹ hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Một số cách làm tăng lượng sữa bên ngực ít sữa
Cho bé bắt đầu cữ bú từ bên ngực nhỏ, vì bé thường sẽ hợp tác tích cực hơn, bú mạnh mẽ hơn vào đầu cữ bú.
Trong một cữ bú, cho bé bú bên ngực ít sữa nhiều hơn gấp đôi so với bên kia. Mẹ có thể bắt đầu cho bú ngực nhỏ -> bú ngực lớn -> quay lại bú ngực nhỏ.
Sau khi bé bú, mẹ sẽ hút thêm bên ngực nhỏ 5 - 10 phút, nếu bé có bú. Nếu bé không bú được, mẹ sẽ hút bên ngực nhỏ như hút một cữ sữa bình thường.
Giữa hai cữ bú của bé, mẹ sẽ hút bên ngực nhỏ thêm một cữ nữa.
Nếu bên to bị căng sữa quá, mẹ hãy hút sữa bớt cho dễ chịu, tránh tắc sữa, không hút cạn (vì hút cạn làm sữa bên nhiều càng nhiều hơn).
Lúc nào hai ngực của mẹ cũng có sự chênh lệch về kích cỡ. Nếu chênh lệch quá nhiều, ảnh hưởng đến việc ăn mặc của mẹ, mẹ có thể dùng miếng lót độn ngực. Đây là cách xử lý khi ngực đang làm nhiệm vụ cho bé bú. Sau khi cai sữa, hai ngực sẽ vẫn gân như bằng nhau, chênh lêch không nhiều và thật ra người ngoài nhìn vào cũng không thấy được sự chênh lệch này. Trong mắt của bản thân người mẹ bao giờ nhìn ngực mình cũng “trầm trọng” hơn nhiều hơn trong mắt của người xung quanh.
Thuyết phục bé bú bên nhỏ
Cho bé ngậm bên ti bé thích, khi mẹ thấy ngực xuống sữa (cảm giác tê rần ở hai ngực, nếu k có cảm giác này, mẹ có thể thấy ngực bên kia bắt đầu nhỏ sữa), lúc này mẹ sẽ chuyển bé bú bên kia mà không thay đổi tư thế bú của bé.
Ví dụ:
Nguyên tắc quan trọng: kiên nhẫn và bình tĩnh. Theo thời gian, bé sẽ quen dần với ti mà trước đây bé không chịu. Trong trường hợp bé chưa chịu ti hay ti rất ít bên ngực nào, mẹ cần vắt hay hút thường xuyên (8 – 10 lần/1 ngày) để duy trì sữa cho bên đó.
Nên hút sữa khi nào?
Mẹ có thể hút song song với lúc bé đang bú mẹ, vì mẹ có thể tranh thủ được phản xạ xuống sữa tự nhiên. Nếu không làm được điều này, mẹ sẽ hút sữa bên bé không ti sau khi bé bú bên yêu thích của bé.
Xem bài Phản xạ xuống sữa
Có thể nuôi bé bằng một bên ngực không?
Nếu đến cuối cùng, mẹ vẫn không thể tập cho bé bú cả hai bên, bé hoàn toàn chê một bên ti, vậy bé có thể được nuôi lớn với chỉ một bên ngực?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể! Mẹ hãy yên tâm rằng, trên thế giới cũng có nhiều mẹ gặp trường hợp này, và cũng nhiều mẹ gần như chỉ cho bú có một bên ngực, bé vẫn phát triển tốt! Điển hình là những mẹ có bé sinh đôi, thì trung bình mỗi bé sẽ được nuôi bởi một bên ngực.
Muốn có thể đủ sản lượng sữa cho bé, mẹ vẫn phải tuân theo những nguyên tắc thông thường khi muốn đủ sữa cho con:
Để biết bé bú một bên ngực có đủ hay không, mẹ hãy chú ý đến các dấu hiệu bú đủ của bé. Xem bài: Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ.
**Xem thêm: **
>>> Tư thế cho bé bú đúng cách
>>> Khớp ngậm đúng khi bú
BS Lê Ngọc Anh Thy
Chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC
Từ khóa » Cho Bú 1 Bên
-
Những Vấn đề Có Thể Gặp Khi Cho Con Bú Quá Nhiều Một Bên - Vinmec
-
Vì Sao Bé Chỉ Bú 1 Bên? - Vinmec
-
Bé Bú Một Bên Phải Làm Sao? Mách Bạn Cách Xử Lý Nhanh, Gọn
-
Cho Bé Bú 1 Bên Có ảnh Hưởng Xấu đến Mẹ Không?
-
Tiết Lộ Nguyên Nhân Khiến Bé Chỉ Bú Một Bên Các Mẹ Cần Biết
-
Không Nên Cho Trẻ Bú Một Bên - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé Bỏ Bú 1 Bên - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ: Khi Bé Chỉ Bú Một Bên? - MarryBaby
-
Bé Bú 1 Bên Sữa Chảy Một Bên Có Sao Không? Các Mẹ Nên Làm Gì?
-
Trẻ Sơ Sinh Bỏ Bú 1 Bên Và Chỉ Bú 1 Bên Liệu Ngực Mẹ Có Bị Lệch?
-
Cho Bé Bú Một Bên Hay Hai Bên Vú? - Bé Yêu
-
Gỡ Rối Cho Mẹ Sữa: Cách Kích Sữa 1 Bên Và Chuyện Ngực Nhỏ, Ngực To
-
Nhiều Mẹ Không Biết Cách Cho Con Bú - VnExpress Đời Sống