Nhiều Mẹ Không Biết Cách Cho Con Bú - VnExpress Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu này dựa trên số liệu khảo sát năm 2012. Khoảng 1.200 bà mẹ, tuổi 18-40, có con 0-4 tuổi, tại 8 tỉnh, thành là Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng, TP HCM, Nghệ An, Đồng Nai, Cần Thơ và Tiền Giang đã tham gia nghiên cứu.
Kết quả cho thấy, 88% biết rõ về lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ, thế nhưng, giữa hiểu biết và thực hành còn khoảng cách.
Gần 70% các bà mẹ biết khuyến cáo của ngành y tế cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% các bé trong nghiên cứu trên được bú mẹ đến thời điểm này. Một phần nguyên nhân là do thời gian và hoàn cảnh làm việc của bà mẹ. Nhóm các bà mẹ không đi làm có tỷ lệ cho con bú đến 2 tuổi cao nhất, trong khi nhóm các bà mẹ làm công nhân, nhân viên lại là thấp nhất vì phải quay trở lại công việc.
Bên cạnh đó, cũng theo nghiên cứu, đa phần bà mẹ lý giải việc ngừng cho con bú là vì ít sữa, sữa chất lượng thấp. Biện pháp mà các bà mẹ áp dụng giúp tăng sữa là các cách truyền thống, phổ biến nhất là ăn chân giò.
Trong khi đó, biện pháp rất tốt để tăng sữa được ngành y tế khuyến cáo là cho bé bú nhiều lần trong ngày và bú đúng cách thì tỷ lệ áp dụng lại thấp. Chỉ có 27% các bà mẹ cho con bú nhiều lần trong ngày để giúp tăng sữa, phó giáo sư Nguyễn Hữu Minh, Giám đốc Viện Gia đình và Giới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết.
Giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam nhấn mạnh: "Không có người mẹ nào là không có sữa. Từ tháng thai kỳ thứ 8 trở đi cơ thể người mẹ đã bắt đầu có sữa, vấn đề là sữa có tiết hay không. Chuyện này phụ thuộc vào động tác bú sữa của bé, trẻ có mút, có bú thì sữa mới phóng được".
Cũng theo bà, trong 6 tháng đầu trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn, thậm chí một chút nước tráng miệng cũng không cần. Trẻ khát thì cho bú mẹ, vì nếu cho uống nước thì bé sẽ thích nước hơn sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú đúng phương pháp, người mẹ được ăn uống tốt, tinh thần thoải mái sẽ tạo điều kiện cho mẹ đủ sữa nuôi con.
Sau đẻ trong vòng nửa giờ người mẹ nên cho con bú ngay, bú càng sớm càng tốt. Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm và trẻ được bú sữa non. Tuỳ theo nhu cầu của trẻ mà có thể cho bú 8-10 lần trong ngày, không nhất thiết phải theo đúng giờ giấc.
Một số lưu ý cho trẻ bú đúng cách, có hiệu quả:
- Tư thế:
Tuỳ điều kiện mẹ có thể cho con bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo trẻ và mẹ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn. Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng. Cơ thể bé sát với cơ thể mẹ, mặt đối diện với vú và môi đối diện với núm vú, có thể cần phải đỡ mông nếu là trẻ sơ sinh.
- Ngậm bắt vú:
Miệng trẻ mở rộng, má căng phồng, cằm tỳ vào mẹ, quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới. Khi trẻ bú không nghe thấy tiếng tóp tép. Cho trẻ bú kiệt một bên rồi chuyển sang bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo.
- Hậu quả ngậm bắt vú sai
Có thể dẫn đến đau và tổn thương ở núm vú, có thể nứt núm vú. Trẻ bú không hiệu quả làm sữa ứ đọng gây cương tắc vú, đồng thời vú sẽ tạo ít sữa. Ngoài ra, trẻ có thể hay khóc đòi bú hoặc từ chối bú mẹ, trẻ tăng cân kém.
Phương Trang
- Đừng để trẻ bú mẹ bị mất nước
- 90% nhân viên y tế không tin nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất
- Làm gì khi trẻ lười bú mẹ?
Từ khóa » Cho Bú 1 Bên
-
Những Vấn đề Có Thể Gặp Khi Cho Con Bú Quá Nhiều Một Bên - Vinmec
-
Vì Sao Bé Chỉ Bú 1 Bên? - Vinmec
-
Bé Bú Một Bên Phải Làm Sao? Mách Bạn Cách Xử Lý Nhanh, Gọn
-
Cho Bé Bú 1 Bên Có ảnh Hưởng Xấu đến Mẹ Không?
-
Tiết Lộ Nguyên Nhân Khiến Bé Chỉ Bú Một Bên Các Mẹ Cần Biết
-
Không Nên Cho Trẻ Bú Một Bên - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bé Bỏ Bú 1 Bên - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ: Khi Bé Chỉ Bú Một Bên? - MarryBaby
-
Bé Bú 1 Bên Sữa Chảy Một Bên Có Sao Không? Các Mẹ Nên Làm Gì?
-
Trẻ Sơ Sinh Bỏ Bú 1 Bên Và Chỉ Bú 1 Bên Liệu Ngực Mẹ Có Bị Lệch?
-
Cho Bé Bú Một Bên Hay Hai Bên Vú? - Bé Yêu
-
Bé Bú Một Bên Ngực
-
Gỡ Rối Cho Mẹ Sữa: Cách Kích Sữa 1 Bên Và Chuyện Ngực Nhỏ, Ngực To