Bé Lười ăn Cháo Phải Làm Sao? - NutriBaby
Có thể bạn quan tâm
Thay vì cho bé xem ti vi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi để bé ăn được nhiều cháo hơn, mẹ nên có những cách làm khoa học để khắc phục chứng lười ăn ở trẻ.
Trẻ lười ăn hay còn gọi là biếng ăn là nỗi khổ của rất nhiều bà mẹ, thông thường ở giai đoạn 1 tuổi trở đi các bé bắt đầu chuyển sang ăn cháo để tăng cân và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Vậy nhưng không ít mẹ bỉm sữa than thở rằng: “con em dạo này lười ăn quá, bé nhà em biếng ăn thì phải làm sao, bé lười ăn cháo phải làm sao”. Đây là câu hỏi và cũng là nỗi khổ của rất nhiề bà mẹ có con nhỏ. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ tìm cách giúp con ăn được nhiều cháo hơn chỉ với 6 mẹo đơn giản các mẹ tham khảo nhé!
1. Để con được đói
Trẻ thèm ăn là một phản xạ tự nhiên của một đứa trẻ bình thường. Khi mới sinh ra trẻ đã thèm bú, thèm ăn. Vậy tại sao khi được 1 tuổi trở đi thậm chí tới lúc lớn hơn, học mẫu giáo 3-4 tuổi rồi vào ớp 1 bé lại sợ ăn. Đơn giản là khi bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm, ăn bột, cháo hoặc cơm thì các mẹ bắt đầu áp đặt số lượng và khẩu phần ăn cho các bé. Thói quen của các mẹ là bắt “nhồi nhét”dẫn tới phản xạ sợ ăn ngay từ ban đầu cho trẻ dần dần hình thành thói quen lười ăn, sợ ăn.
Chán ăn cháo là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ khi qua cột mốc thôi nôi
Do đó để bé không rơi ào cảm giác sợ ăn, các mẹ cần tránh nhồi nhét thái quá. Tuy nhiên mẹ cũng phải thật khéo léo dỗ dành, kiên trì cho trẻ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tăng cân. Hãy tạo cho trẻ cơ hội thèm ăn, càng ép trẻ càng dễ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy mẹ phải đảm bảo rằng bé thực sự đói thì mới cho bé ăn. Để mỗi bữa ăn không còn là cuộc chiến với nước mắt của bé và sự bực bội cho mẹ, mẹ chú ý sắp xếp bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt gây cảm giác no “giả tạo” cho trẻ. Không ít mẹ bỉm sữa thấy bé đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho bé uống thay nước lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Vì thế tốt nhất tối đa chỉ nên cho bé ăn vặt 1 lần/1 ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính. Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo trước giờ ăn.
2. Khuyến khích và khen ngợi
Khi thấy bé lười ăn cháo, bố mẹ thường có tâm lý xót ruột nên tìm đủ mọi cách để dụ con ăn được “thêm tí nào hay tí đó” như cho con xem hoạt hình, nhạc thiếu nhi, đi ăn rong, thậm chí là nhồi nhét. Tuy nhiên cách này nhiều mẹ áp dụng nhưng lại phản khoa học và kết quả là khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh sự chống đối và không hứng thú với bữa ăn. Vì thế bố mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn và khuyến khích con ăn, hãy dừng bữa khi bé không muốn ăn thêm. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no thì hãy tôn trọng quyết định của trẻ.
Mọi trẻ em đều thích được khen, chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ như: “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá!'.Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới bé, khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và được khen. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho. Mỗi lần bé ăn ngoan, hãy cung cấp cho bé một phần thưởng, có thể chỉ là một câu động viên, khen ngợi, một miếng dán bé ngoan... Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép.
3. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Khi trẻ lười ăn cháo, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát cháo, thời gian thường kéo dài. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán. Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé. Việc kéo dài bữa ăn không có lợi vì thức ăn sẽ nguội, tanh có thể gây tâm lý sợ ăn cho bé.
Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc trẻ em ăn vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng nữa. Các nhà nghiên cứu thấy rằng: Bắt buộc trẻ thường không có hiệu quả mà còn làm tổn thương tình cảm mẹ con và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của các bé. Điều quan trọng là khuyến khích bé thèm ăn chứ không phải bắt bé ăn đủ số lượng và nên cho bé ăn vào những thời điểm cố định trong ngày.
4. Đa dạng thực đơn
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo và đầu tư đúng mức. Mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian lên thực đơn cho trẻ biếng ăn và trình bày các món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Nhiều mẹ lo lắng vì con chán ăn cháo
Tùy theo độ tuổi, bạn có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.
5. Thiết lập quy tắc bàn ăn
Mẹ hãy ghi nhớ 3 không: không tivi - không đi rong - không đồ chơi. Nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Xem tivi hoặc chơi đồ chơi khiến trẻ phân tâm, không tập trung ăn uống, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. Vì thế mẹ phải tập dần để trẻ tập trung vào bữa ăn, ý thức là mình đang ăn thì hệ tiêu hóa mới tiết ra đầy đủ các dịch tiêu hóa, tạo sự ngon miệng cho trẻ khi ăn...
6. Bổ sung cốm NutriBaby cho bé
Nếu bản thân bé là một người kén ăn, và dù mẹ đã thực hiện 5 bước trên kia mà bữa ăn với bé vẫn thật khó khăn thì mẹ có thể tìm đến những thực phẩm, dưỡng chất kích thích vị giác cho trẻ. Mẹ hãy sử dụng đến phao cứu trợ của kẽm, Lysine và vitamin nhóm B để tạo cảm giác ngon miệng cho con. Đây là nhóm các vi chất giúp trẻ ăn ngon hơn, có nhiều trong các loại thực phẩm bổ sung được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như Cốm NutriBaby.
Cốm NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược tự nhiên được nhập khẩu từ Pháp và dây chuyền công nghệ khép kín chuẩn hóa Châu Âu NutriBaby là sản phẩm được hàng trăm nghìn mẹ Việt tin dùng để điều trị chứng biếng ăn ở trẻ, được PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nguyên phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên dùng. Với cơ chế tác động kép NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe, tăng cường chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng đồng thời nâng cao hệ miễn dịch để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời.
Trên đây là 6 mẹo giúp trẻ cảm thấy thích ăn và không sợ ăn cháo. Tin rằng với thông tin hữu ích bài viết cung cấp giúp ích cho các mẹ trên hành trình chăm con. Nếu bạn đang nuôi con nhỏ hãy vui lòng đọc thêm các bài viết mới vừa cập nhật để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm con mát tay.
Xem thêm
>>> Cẩm nang cho trẻ ăn dặm chuẩn từ A đến Z
>>> 6 cách trị ăn ngậm hiệu quả một phát ăn ngay
>>> Vì sao NutriBaby được hàng ngàn mẹ Việt truyền tai nhau trị biếng ăn cho trẻ
Từ khóa » Con Bé ăn Cháo
-
Em Bé ăn Cháo Rất Giỏi - YouTube
-
Bé Sumi Đi Ăn Cháo Quẩy Ở Quán Sau Khi Đi Bơi Về - YouTube
-
Khi Nào Nên Cho Bé ăn Cháo? | Vinmec
-
Cách Nấu Cháo Cho Bé 8 Tháng Tuổi Cho Bé Nhẹ Cân Và Các Lưu ý
-
13 Sai Lầm Khi Cho Bé ăn Bố Mẹ Cần Tránh
-
Cách Nấu Cháo Cho Bé ăn Dặm đủ Dinh Dưỡng Theo Từng Tháng Tuổi
-
Mẹ Phải Biết: Bảng Thời Gian Cho Bé ăn Dặm Trong Ngày - MarryBaby
-
[Tư Vấn] Khi Nào Cho Bé ăn Dặm đúng Khoa Học, Tốt Cho Sự Phát ...
-
Cho Trẻ ăn Dặm Sớm Có Tốt Không? Cách Cho Trẻ 2,3,4 Tháng Tuổi ăn ...
-
7 Sai Lầm Trong Cách Nấu Cháo Cho Bé ăn Dặm - Điện Máy XANH
-
Bé Tập Ăn Dặm, Nên Cho Bé Ăn Cháo Hay Ăn Bột? - KidsPlaza
-
Sai Lầm Bất Hủ Về ăn Dặm: Trẻ Phải ăn Dặm Nhiều Thì Mới Tăng Cân?
-
Nên Cho Bé Tập Ăn Cháo Khi Nào? - Moaz BéBé