Cho Trẻ ăn Dặm Sớm Có Tốt Không? Cách Cho Trẻ 2,3,4 Tháng Tuổi ăn ...

1. Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không?

Trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe không tốt cho sự phát triển dài lâu của bé. Trẻ có độ tuổi quá nhỏ như 3 tháng tuổi thì không nên cho bé tập ăn dặm. Trẻ 4 - 6 tháng tuổi thì bố mẹ có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Độ tuổi tốt nhất tập cho bé ăn dặm vẫn là 6 tháng tuổi.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, nhưng cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn. Vậy, từ mấy tháng tuổi mới tập cho bé ăn dặm thì được cho là quá muộn?

Em bé đang ngồi trong ghế ăn, cầm thìa, trước mặt có bát ăn.

Kể từ tháng thứ 7 và thứ 8, trẻ bắt đầu nhận biết nhiều hơn và thể hiện sự yêu – ghét rõ ràng. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc trẻ rất thích sữa mẹ và “ghiền” vú mẹ. Ở độ tuổi này trở lên, bố mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm là muộn. Do đó, bố mẹ cần lưu ý để không bỏ qua giai đoạn tập ăn dặm cho bé tốt nhất nhé!

2. Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Khi mới lần đầu làm cha làm mẹ, không ít bố mẹ bối rối với hàng trăm vấn đề mới nảy sinh. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ như việc ăn uống. Bố mẹ cần biết từ mấy tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để tập cho bé ăn dặm là tốt nhất. Bố mẹ có thể đã tham khảo nhiều nguồn thông tin chính thống và không chính thống. Các tranh cãi trái chiều về thời điểm tốt nhất nên cho bé ăn dặm.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ biếng ăn nhanh bắt kịp đà tăng trưởng

Lý do nên tập cho trẻ ăn dặm?

Khi trẻ lớn hơn, trẻ bắt đầu cần ăn dặm để có đủ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển. Đây cũng chính là lúc bố mẹ nên cân nhắc về việc cho trẻ ăn dặm sớm. Trong khoảng sáu tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sử dụng sắt và các chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng lấy các chất dinh dưỡng trong thành sữa mẹ hoặc sữa bột. Tuy nhiên, khi trẻ nhà bạn lớn hơn, lượng dự trữ dinh dưỡng của bé giảm dần. Và đến khoảng sáu tháng, trẻ không thể nhận được lượng sắt cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột dành cho trẻ sơ sinh. Vì thế, tập cho trẻ ăn dặm là điều cần thiết để giúp trẻ bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng này và giúp trẻ làm quen với thức ăn mới. Nhờ đó, răng hàm của bé có thể phát triển và đồng thời xây dựng các kỹ năng khác mà trẻ sẽ cần sau này để phát triển ngôn ngữ.

Nên tập cho bé ăn dặm từ mấy tháng tuổi?

Em bé đang ăn từ thìa.

Từ mấy tháng tuổi thì nên cho bé ăn dặm là tốt nhất và khoa học nhất? Trên thực tế, từ tháng 6 trở đi, bạn mới nên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Hoặc, khi thấy trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên có những biểu hiện sau đây là lúc bố mẹ biết đã đến lúc bé đã sẵn sàng được cho ăn dặm:

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường

  • Thường khóc đêm và đòi bú nhiều

  • Mút tay

  • Nhìn người lớn ăn trẻ đòi và tỏ ra thòm thèm

  • Trẻ tỏ ra hứng thú khi được bố mẹ mớm thức ăn cho

Nên cho bé ăn mở hàng ngày nào?

Nhiều bà mẹ vẫn băn khoăn không biết nên lựa chọn ngày nào cho bé ăn mở hàng đầu tiên trong quá trình cho trẻ ăn dặm sớm. Cleanipedia tổng hợp một số kinh nghiệm chọn ngày tốt cho bé ăn mở hàng:

  • Nên chọn ngày sau khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, bởi đây là thời gian thích hợp nhất cho bé ăn mở hàng. Không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

  • Nên chọn ngày khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm: Bé không từ chối thức ăn, bé sẵn sàng tập nhai bất kỳ thứ gì mẹ đưa vào, bé đã có thể tự ngồi dậy mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Khi cơ thể của bé đã thực sự sẵn sàng, đây chính là lúc mẹ có thể chọn ngày ăn mở hàng cho bé.

  • Khi bé bắt đầu háo hức vào những bữa ăn gia đình, quá trình tập cho con ăn dặm rất quan trọng, bởi nếu không cẩn thận, sai lầm của mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng thắc mắc rằng cho bé 4 tháng tuổi tập ăn dặm được chưa hay có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Có nên cho bé 4 tháng tuổi tập ăn dặm không?

Bé 4 tháng tuổi hoặc hơn có thể tập cho ăn dặm rồi. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích điều này vì có thể hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để ăn dặm. Cách tốt nhất là đối với bé ở độ tuổi này, bố mẹ nên hỏi sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để có câu trả lời tốt nhất cho bé nhà mình. Ở mức 4 tháng tuổi, bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều mà chỉ cho bé ăn để làm quen với thức ăn mới.

Lúc này, thành phần chính trong thức ăn của bé 4 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ hoặc sữa bình, ăn dặm chỉ nên là phụ. Bố mẹ nên lưu ý điều này, tránh để hệ tiêu hóa của bé bị quá tải khi cho trẻ ăn dặm sớm nhé. 

3. Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đã bắt đầu biểu lộ những cảm xúc một cách rõ rệt, bắt đầu có nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh, tìm tòi khám phá qua những cử động hằng ngày.

Vì vậy trong giai đoạn này, bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ để giúp cơ thể trao đổi chất giúp  phát triển cả trí não lẫn thể chất. Đó là lý do mẹ có thể tìm hiểu thêm về cách cho trẻ ăn dặm sớm đấy. 

Để biết chế độ dinh dưỡng nuôi con đúng cách, mẹ có thể tham khảo thêm Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách từ A đến Z hoặc Hướng Dẫn Cách Cho Bé Ăn Dặm Lần Đầu Tiên & 30 Thực Đơn Cho Bé Ăn Dặm và đa dạng thực đơn cho bé mẹ nhé!

Tốc độ phát triển của trẻ

Về chiều cao:

  • Chiều cao trung bình của bé trai 3 tháng tuổi là 61,4 cm.

  • Chiều cao trung bình của bé gái 3 tháng tuổi là 59,8 cm.

Về cân nặng:

  • Cân nặng trung bình của bé trai 3 tháng tuổi là 6,4 kg.

  • Cân nặng trung bình của bé gái 3 tháng tuổi là 5,8 kg.

Em bé đang được cho ăn.

Nếu bé yêu có chiều cao và cân nặng nằm trong hoặc vượt trội hơn các thông số trên thì mẹ có thể yên tâm vì bé yêu nhà bạn đang phát triển rất tốt trong giai đoạn 3 tháng tuổi. Nhưng nếu bé yêu có chỉ số chiều cao và cân nặng thấp hơn các thông số trên thì chắc chắn tốc độ phát triển thể chất của bé khá kém. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp mẹ quyết định có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không. 

Dưỡng chất cần thiết cho bé 3 tháng tuổi

Cleanipedia xin chia sẻ đến các mẹ thông tin về hệ dưỡng chất thiết yếu bổ sung hằng ngày cho bé 3 tháng tuổi, là nguồn kiến thức quan trọng để mẹ hiểu về dinh dưỡng khi cho trẻ ăn dặm sớm: 

  • ARA (Arachidonic acid):  Đây là một loại axit béo không sản sinh cholesterol và rất tốt cho trí não và thị giác. Hàm lượng bổ sung cho bé khoảng 4,4g/ ngày.

  • Calcium: Canxi giúp nuôi dưỡng xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, thần kinh. Hàm lượng bổ sung cho bé khoảng 250mg/ ngày.

  • I-ốt: Hỗ trợ tổng hợp các hormone ở tuyến giáp cũng như giúp điều tiết sự tăng trưởng tế bào ảnh hưởng đến não, cơ bắp, tim thận và tuyến yên. Hàm lượng bổ sung cần thiết cho bé khoảng 110mcg/ ngày.

  • Sắt: là thành phần quan trọng giúp tổng hợp tế bào hồng cầu trong máu nhằm vận chuyển oxy cho các mô,  cơ quan và não bộ của trẻ. Hàm lượng bổ sung cần thiết khoảng 0,7mg/ ngày và không được vượt quá 40mg/ ngày.

  • Protein: Giúp hình thành, duy trì và phục hồi các mô tế bào, đồng thời giúp sản sinh các hormone, enzyme và kháng thể hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của bé. Cơ thể bé yêu cần khoảng 9,1g protein mỗi ngày.

  • Vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, K: Giúp đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ tái tạo và phục hồi da, tóc, móng khỏe mạnh. 

  • Kẽm: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành mọi vết thương. Ngoài ra, giúp cân bằng sự hình thành máu, xương và các mô. Kẽm cũng rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hàm lượng cần bổ sung khoảng 2mg/ ngày và không được vượt quá 4mg/ ngày.

Em bé cười với đôi mắt xanh và đang ngậm tay.

4. Chế độ dinh dưỡng cho bé 4 tháng tuổi như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ ăn dặm sớm, bạn cần quan tâm về độ tuổi. Trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì bố mẹ lại càng phải chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ. Vậy, chế độ và cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ 4 tháng tuổi bú sữa mẹ hoặc ăn dặm như thế nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu:

- Thức ăn chính: sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Thức ăn bổ sung: nước ấm, nước lạnh, nước hoa quả (nước cam, nước cà chua, nước táo gai,…), nước rau, dầu gan cá, (tỷ lệ vitamin A, vitamin D là 3: 1).

- Bữa ăn: 4 giờ một lần.

- Giờ cho ăn:

+ Buổi sáng:

Cho trẻ bú mẹ lúc 6 giờ trong 10-15 phút, hoặc 180 ml sữa công thức;

Uống 90 ml nước rau pha loãng lúc 8 giờ;

Lúc 12 giờ, cho uống 90 ml nước cam tươi pha loãng hoặc nước cà chua và một ít trái cây xay nhuyễn.

+ Buổi chiều:

Cho trẻ bú mẹ lúc 14 giờ trong 10 - 15 phút, hoặc 180 ml sữa công thức;

Đến 15h cho uống 80 ml nước rau loãng và một ít rau tươi xay nhuyễn;

Cho uống 90ml nước ấm (hoặc nước lạnh) lúc 16 giờ, cộng với lượng đường thích hợp;

Cho trẻ bú lúc 18 giờ 10-15 phút, hoặc 180 ml sữa công thức.

+ Vào ban đêm:

Cho trẻ bú lúc 22 giờ trong 10-15 phút, hoặc 180 ml sữa công thức;

Cho trẻ bú 10-15 phút lúc 2 giờ sáng, hoặc 180 ml sữa công thức.

Ở độ tuổi 4 tháng, nguồn dinh dưỡng của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bố mẹ nên chú ý điều này để tập cho bé bú sữa hoặc ăn dặm đúng cách và hợp lý nhé. Tránh trường hợp tập cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng của trẻ.

>>> Xem thêm: Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? Lịch ăn dặm theo từng tháng tuổi

Bé 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi có ăn bột được không?

Tình trạng mẹ ít sữa hay tắc sữa sớm sẽ khiến mẹ có tâm lý lo lắng. Hoặc nhiều mẹ thấy con chậm tăng cân nên sốt ruột và muốn tập cho con ăn dặm sớm. Nhưng bé mới 3- 4 tháng tuổi bố mẹ có nên cho bé ăn dặm không? Trẻ 3-4 tháng tuổi ăn được gì?

Em bé đang ăn với sự giúp đỡ của một người lớn.

Câu trả lời là trẻ 2 tháng và 3 tháng tuổi chỉ nên sử dụng sữa là thực phẩm chính và không nên ăn nước cháo hoặc bột ăn dặm. Đối với trẻ từ 4-6 tháng tuổi, mặc dù bố mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm ở độ tuổi này nhưng phải thật thận trọng và hết sức lưu ý đến hệ tiêu hóa của trẻ. Như vậy có nghĩa là bố mẹ không nên cho bé ăn dặm lúc chỉ mới 2-3-4 tháng tuổi.

Do đó, việc tìm một loại bột ăn dặm cho bé 2 tháng tuổi và bột ăn dặm cho bé 3 tháng, 4 tháng tuổi là không nên. Việc cho trẻ ăn dặm sớm quá mức khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện có thể dẫn đến những nguy cơ nhất định.

Những hậu quả khi cho bé 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi ăn bột sớm:

  • Nguy cơ suy dinh dưỡng khi ăn dặm vì không hấp thụ được chất dinh dưỡng

  • Rối loạn tiêu hóa

  • Tổn thương dạ dày

  • Béo phì do ăn quá đà

  • Gây hại chức năng cơ thể – hại thận

  • Dễ bị sặc nghẹn, viêm nhiễm đường hô hấp.

Vậy, trẻ mấy tháng ăn dặm và có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Câu trả lời là độ tuổi tập cho bé ăn dặm tốt nhất là 6 tháng tuổi. Đối với những trẻ có dấu hiệu sẵn sàng tập ăn dặm sớm hoặc các trường hợp bố mẹ không thể cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa bình thì mới nên cho bé tập ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Những trường hợp như vậy, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn với một khối lượng thức ăn rất ít và tập cho bé làm quen thức ăn mới. Đối với bé chỉ mới có 3 tháng tuổi, bố mẹ không nên vội vàng cho bé tập ăn dặm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng và còn rất yếu, có thể gây nên những hậu quả về sau.

5. Liều lượng ăn dặm cho trẻ sơ sinh

Khi cho bé bắt đầu ăn dặm hoặc cho trẻ ăn dặm sớm, bạn đều cần xem xét về liều lượng bột ăn dặm cho bé.

Đối với từng tháng tuổi, các bé có liều lượng ăn dặm và cách thức ăn dặm khác nhau. Đặc biệt, đối với các trẻ càng nhỏ như 4-5 tháng tuổi, bố mẹ lại phải càng chú ý cách cho bé ăn dặm sao cho đúng cách. Vậy, giai đoạn 4 -5 tháng tuổi và các giai đoạn dưới 24 tháng tuổi khác nên cho bé ăn dặm gì? Liều lượng mà chúng tôi khuyên bạn cho trẻ ăn dặm như sau:

  • 4-5 tháng: 1 ngày – 1 bữa bột ăn dặm pha lỏng

  • 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 – 200 ml

  • 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml

  • 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml

  • 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml

  • 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình

Lưu ý rằng liều lượng cho ăn trên dành cho trẻ khỏe mạnh và không gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng. Đối với trường hợp các bé gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bố mẹ cần căn cứ vào tình hình sức khỏe của bé và các khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng và chọn ra thực đơn cho bé ăn dặm thích hợp. Đặc biệt, với trẻ nhỏ như từ 4 tháng tuổi thì bố mẹ lại cần lưu ý hơn để cho bé ăn dặm khoa học và đúng cách. Như vậy là bạn đã biết được có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không rồi đúng chứ?

Em bé đang ngồi trên ghế ăn và mỉm cười với đĩa thức ăn trước mặt, có một người lớn đang cho em bé ăn.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn bột ăn dặm

Sau đây là một số lưu ý để cho bé ăn dặm đúng cách, nhất là các bé mới 4 tháng tuổi thì bố mẹ càng phải thận trọng vì cho trẻ ăn dặm sớm tiềm ẩn rất nhiều vấn đề:

  • Bột ăn dặm chỉ đặc hơn sữa một tí, khi bé ăn tốt mẹ mới pha đặc dần.

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn vào khoảng thời gian nhất định.

  • Ngoài bột, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn mềm khác để kích thích vị giác.

  • Bổ sung nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ nên cho bé ăn bột ngọt. Sau đó chuyển sang bột mặn với đầy đủ các giá trị dinh dưỡng như đạm, rau, và dầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, bạn không cần thêm bất kỳ gia vị gì vào bột hoặc cháo của bé đâu nhé.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cho bé ăn dặm bột ngọt và bột mặn, cháo ăn dặm

Chuẩn bị vật dụng khi cho trẻ ăn dặm sớm 

Khi tập cho trẻ ăn dặm, để đảm bảo an toàn vệ sinh và khiến trẻ thích thú, mẹ cần chuẩn bị những vật dụng sau đây:

  • Bát ăn dặm: Bạn nên chuẩn bị riêng cho bé để bé từ từ nhận thức đây là bát của mình và hiểu được đến giờ ăn.

  • Yếm ăn dặm: Các loại sẽ hạn chế thức ăn rơi dính vào quần áo và giữ quần áo sạch sẽ hơn.

  • Nước rửa bình sữa: với công thức được thiết kế riêng chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ vừa làm sạch bình sữa, vừa tránh các chất độc hại trong các loại nước tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể trẻ.

6. Những loại bột ăn dặm theo từng tháng tuổi

Khi cho bé ăn dặm, bố mẹ sẽ thắc mắc rằng bé 4, 5, 6 hoặc 7 tháng tuổi thì nên cho bé ăn dặm loại bột gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay:

Bột ăn dặm cho bé 4 tháng 

Sau khi tìm hiểu về cách cho trẻ ăn dặm 4 tháng tuổi, bạn cần tìm hiểu những loại thực phẩm phù hợp cho con. Có nhiều cách để biết nên cho bé từ 4 tháng tuổi ăn dặm gì như tìm kiếm nguồn thông tin trên mạng, hỏi các chuyên gia dinh dưỡng hoặc hỏi xin kinh nghiệm từ những người đi trước. Tuy nhiên, quá nhiều thông tin khiến không ít bố mẹ bối rối. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài loại bột thích hợp mà bố mẹ có thể tham khảo khi cho trẻ ăn dặm sớm:  Những loại bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi bao gồm các loại bột ăn dặm vị ngọt như:

  • Hipp bao gồm các vị: bột dinh dưỡng sữa ăn dặm khởi đầu, bột dinh dưỡng táo tây, sữa kiều mạch, sữa chuối đào, sữa đào mơ.

  • Heinz bao gồm các vị: súp lơ – phô mai, kem trái cây – sữa chua, yến mạch – táo, đào – mơ.

Bột ăn dặm cho bé 6 tháng trở lên

Một em bé đang được cho ăn bằng thìa từ một lọ thức ăn trẻ em.

Lúc này, bạn có thể thay thế bột ăn dặm vị ngọt sang mặn như thịt, cá, rau củ…

  • Bột ăn dặm Hipp cho bé 6 tháng tuổi bao gồm các vị: hoa quả sữa bắp, rau củ dinh dưỡng bí đỏ, …

  • Ridielac cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: gạo sữa, gạo trái cây, yến mạch sữa.

  • Bột ăn dặm Optimum Gold cho trẻ 6 tháng: gạo – cải xoăn – khoai lang giống Nhật.

Bột ăn dặm cho bé 7 tháng trở lên:

Khi đã hiểu có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không, bạn cũng cần biết ở khoảng thời gian từ 7 tháng trở lên, bé đã sẵn sàng được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để thúc đẩy sự phát triển. Ngoài ra, mẹ có thể tìm những loại bột có đầy đủ lượng đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để bé dung nạp.

Thêm vào đó, hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt; có thể kể đến như thịt bò, thịt heo, cá và gan.

  • Heinz cho bé 7 tháng tuổi bao gồm các vị: yến mạch – việt quất, yến mạch – chuối, mỳ ý phô mai, …

  • Ridielac cho bé 7 tháng tuổi bao gồm các vị: thịt heo – rau bó xôi, bò rau củ, gà rau củ, …

  • Optimum Gold cho bé 7 tháng tuổi bao gồm các vị: yến mạch – bí đỏ – măng tây.

  • Hipp cho trẻ 8 tháng: vị hoa quả nhiệt đới và sữa chua.

>>> Xem thêm: Top 10 bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay

7. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 4 tháng tuổi

Cách cho trẻ từ 4 tháng tuổi ăn dặm bằng nước cam tươi

Nguyên liệu: 1 quả cam tươi, lượng nước ấm thích hợp.

Cách làm: Rửa và cắt đôi quả cam, ép lấy nước bằng máy ép trái cây hoặc dụng cụ ép nước trái cây khác, và thêm một lượng tương đương hoặc nhiều hơn một chút nước ấm.

Mẹo dinh dưỡng: Cam có hàm lượng vitamin C cao hơn lê, táo và chuối. Cứ 100 gam cam ăn được, chúng chứa 0,6 gam protein dầu, 9 gam carbohydrate, 26 miligam canxi và 49 miligam vitamin C.

Cháo loãng cho trẻ ăn dặm sớm 

Nguyên liệu: gạo, nước, tỷ lệ gạo và nước là 1:10.

Cách làm:

(1) Gạo ngâm 30 phút (hoặc lâu hơn) cho vào nồi đun sôi, sau khi sôi thì chuyển lửa nhỏ rồi đun liu riu, sau 40 phút thì tắt bếp, đun tiếp 10 phút. .

(2) Gạo tẻ chắt ra, đổ ra bát, giã nhỏ thành cháo trắng.

(3) Loại cháo này rất hữu ích, có thể kết hợp nấu và ăn với nhiều loại thực phẩm.

Tô cháo cho trẻ em màu xanh dương với ống hút màu cam, bên cạnh có núm vú em bé và khối hình học màu sắc.

Cách cho trẻ ăn dặm sớm bằng cháo kê

Nguyên liệu: kê, nước, tỷ lệ là (1:10).

Cách làm: Hạt kê sau khi ngâm 30 phút cho vào nồi đun sôi, sau khi đun sôi thì tắt bếp, đun tiếp 10 phút là có thể dùng được.

Bí quyết dinh dưỡng: Cháo kê rất giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất như caroten, vitamin B1, B2, v.v. Hàm lượng đạm 8,9% và hàm lượng béo 3,0%, cao hơn gạo tẻ từ 1% -3%. Khi nấu cháo bằng hạt kê, lưu ý không được loãng quá.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ ăn dặm sớm không. Việc chuẩn bị và tập tành cho bé ăn dặm và bú sữa ở 2, 3, 4 tháng tuổi cũng là một giai đoạn khá vất vả nếu không biết cách. Vậy nên, bạn hãy cung cấp thật nhiều kiến thức về vấn đề này để đảm bảo sức khỏe cho bé một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Cleanipedia để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

>>> Xem thêm: 10 Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật tiết kiệm thời gian

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Con Bé ăn Cháo