Bé Mới Sinh Ra đã Bị Thủy đậu - SO Y TE
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn MENU
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Lãnh đạo ngành
- Sơ đồ tổ chức
- Chức năng - Nhiệm vụ
- Đơn vị trực thuộc Sở Y tế
- Phòng Y tế huyện - thành - thị
- Thành tựu - Thành tích
- Qui chế làm việc
- Địa chỉ Email
- Danh bạ điện thoại
- Lịch sử hình thành
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức
- Tin tức hoạt động
- Khám chữa bệnh
- Thông tin cần biết
- Truyền thông GDSK
- Dân số KHHGD
- Dược
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Y học cổ truyền
- Y tế dự phòng
- Thông báo
- Phóng sự
- Ngày pháp luật
- Đào tạo tuyển dụng
- Thủ tục hành chính
- Sản xuất, kinh doanh Trang thiết bị - Mỹ phẩm
- Y - Khám chữa bệnh
- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Dược- Mỹ phẩm
- Giám định y khoa
- Tài chính Y tế
- Tổ chức, Cán bộ
- Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
- Y tế dự phòng - HIV
- Thông tin tuyên truyền CCHC
- Quản lý nhà nước về y tế
- Công khai minh bạch
- Công khai tài chính
- Công khai đào tạo
- Công tác Tổ chức
- Thanh tra
- Tiếp công dân
- Phòng chống tham nhũng
- Xử lý đơn
- Thanh tra, kiểm tra
- Liên hệ
- Hỏi đáp
Bé con chị Nguyễn Thị Ngọc H., nhà ở xã Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang mới sinh được 9 ngày thì bị nỗi bóng nước khắp người nên gia đình đưa vào bệnh viện. Mẹ bé kể sau khi sanh em bé vài ngày thì mẹ bị bệnh thuỷ đậu, sợ lây cho em bé nên mẹ mang khẩu trang khi cho con bú, nhưng sau đó thì bé cũng bị bệnh và nổi bóng nước khắp người nhiều, lan nhanh hơn cả mẹ.
Mẹ lo lắng không biết tại sao con mình vẫn bị lây và có nguy hiễm không? Bác sĩ khám chó bé, rồi chẩn đoán bé H bị bệnh thuỷ đậu bội nhiễm phổi nên phải điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ giải thích: “Bệnh thủy đậu đa số tự lành sau một tuần, riêng bé H còn quá nhỏ, lại bị nhiễm trùng cơ hội nữa nên phải điều trị tích cực nhiều ngày hơn. Chị mang khẩu trang chỉ tránh cho cháu lây qua đường hô hấp, chứ không tránh được lây qua đường tiếp xúc với bóng nước trên da của mẹ khi chị cho con bú, nên cháu bị lây. Bây giờ cả hai mẹ con đều bệnh nên không cần phải cách ly nữa, cứ cho bú bình thường”.Về chuyên môn bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella – Zoster gây ra. Bệnh dễ bị lây nhiễm và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh. Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước đã bị vỡ ra, hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh. Phần lớn bị lây ở giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2- 3 ngày, sau đó kéo dài 2 – 3 tuần. Trong trường hợp bà mẹ của bé H, để tránh lây cho con, ngoài mang khẩu trang, bà mẹ phải tránh tiếp xúc trực tiếp với bé, không ôm ấp, dỗ dành, không cho bú trực tiếp, mà nên vắt sữa ra ly rồi nhờ người khác mang đến cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ, hạn chế nói chuyện với bé để phòng dịch tiết từ đường hô hấp mẹ bắn ra. Vi rút thuỷ đậu không truyền qua sữa mẹ, khác với vi rút viêm gan hay HIV là truyền qua sữa mẹ, do đó mẹ bị thủy đậu vẫn cho bé bú sữa mẹ bình thường, sữa mẹ là an toàn, nhưng phải bú gián tiếp bằng cách vắt sữa ra rồi đút cho con bú bằng muỗng. Tuy nhiên khi cả hai mẹ con đều bị thuỷ đậu thì không cần phải cách ly, vì mỗi người chỉ bị bệnh thuỷ đậu một lần duy nhất trong đời mà thôi.Đề phòng bệnh thuỷ đậu cho trẻ sơ sinh, quan trọng nhất là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng. Mẹ được chích ngừa sẽ phòng bệnh cho mẹ và phòng bệnh cho cả con mình, vì kháng thể chống vi rút thuỷ đậu của mẹ sẽ theo đường máu vào nhau thai và cả theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời. Bà mẹ mang thai mà mắc bệnh thuỷ đậu rất nguy hiểm cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vi rút sẽ qua nhau thai rồi gây rối loạn sự phát triển của thai nhi như: Thai chậm phát triển, dị dạng, đa dị tật ở tim, mắt, đầu nhỏ, bại não, sẩy thai …Nếu mẹ mắc bệnh lúc gần sinh thì bé sinh ra có thể sẽ bị thuỷ đậu toàn thân, như nổi bóng nước khắp người, bội nhiễm ở phổi, não, màng não, nặng nhất có thể tử vong. BS NGUYỄN THÀNH ÚC - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Ăn ngon sống khoẻ cùng mồng tơi - 27/03/2015 Triển khai tiêm vắc-xin tiêm chủng mở rộng tại các điểm tiêm dịch vụ: Giải pháp tốt cho trẻ - 13/03/2015 Bài thuốc phòng và chữa bệnh sởi - 09/02/2015 An toàn tiêm chủng - Thực trạng và các giải pháp đã thực hiện tại Tiền Giang - 06/02/2015 Chớ coi thường nhiễm khuẩn sau sinh - 25/12/2014 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Thông báo Cập nhật thông tin đối với cơ sở đã thực hiện công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động Triển khai thực hiện Quyết định 2933/QĐ-BYT V/v triển khai Kế hoạch số 1404/KH-BYT ngày 29/10/2024 của Bộ Y tế. KẾ HOẠCH thẩm định hành nghề khám bệnh chữa bệnh tháng 11 năm 2024 V/v góp ý dự thảo Quyết định ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức Sở Y tế Xem thêm >> Liên kết website Cổng thông tin Tỉnh Bệnh viện Mắt Tiền Giang Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang Bệnh Viện ĐKKV Cai Lậy Bộ Y Tế VNPT Tiền Giang Cty CP Dược Phẩm TIPHARCO Thông Tin Y học Việt Nam Sở Y Tế TPHCM TTYT Chợ Gạo Cổng thông tin điện tử Pháp ĐiểnĐang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |
Trang chủ | Tin tức | Thủ tục hành chính | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2013 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG Đơn vị chủ quản : Sở Y Tế Tỉnh Tiền Giang Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Dương - Trưởng ban biên tập Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Tiền Giang Địa chỉ: Số 373 đường Hùng Vương - Đạo Thạnh - Tp.Mỹ Tho- Tiền Giang Điện thoại: 02733. 872350 - Fax: 02733. 878106 - Email: syt.bbtwebsite@tiengiang.gov.vn Số điện thoại đường dây nóng: 0964 941 212 |
Từ khóa » đã Bị Thủy đậu Rồi Có Bị Lại Không
-
Bệnh Thủy đậu đã Bị Rồi Có Bị Lại Không - Vinmec
-
Bệnh Thủy đậu Có Thể Tái Phát Không? - Vinmec
-
Chuyên Gia Giải đáp: Bệnh Thủy đậu đã Bị Rồi Có Bị Lại Không?
-
[Giải đáp] Thủy đậu Có Bị Lại Lần 2 Không? Thủy đậu Lần 2 Có Gì Nguy ...
-
Bị Thủy đậu Rồi Có Bị Lây Nữa Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khỏi Bệnh Thủy đậu - VNVC
-
Nguy Cơ Tái Phát Của Bệnh Thủy đậu, Có Hay Không? - Hello Bacsi
-
Bệnh Thuỷ đậu: Sự Chủ Quan Và Những Hậu Quả Lâu Dài Về Sau
-
Bệnh Thủy đậu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Bệnh Zona
-
Tiêm Thuỷ đậu Rồi Vẫn Mắc Bệnh: Lỗi Do đâu?
-
Thủy đậu - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Thủy đậu: Triệu Chứng, Biến Chứng, Cách điều Trị Và Một Số Lưu ý
-
Bệnh đậu Mùa Khỉ: Có Giống Thủy đậu Không, Vắc Xin Hiệu Quả đến ...