[Giải đáp] Thủy đậu Có Bị Lại Lần 2 Không? Thủy đậu Lần 2 Có Gì Nguy ...

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng và phát triển thành dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và để lại biến chứng nếu không chữa trị đúng cách. Do đó, “thủy đậu có bị lại lần 2 không? thủy đậu lần 2 có gì nguy hiểm?”” là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân từng mắc quan tâm. Bài viết sau đâu sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

thủy đậu có bị lại lần 2 không.

I. Thủy đậu có bị lại lần 2 không?

Hầu như những người từng bị thuỷ đậu sẽ có khả năng miễn dịch với virus này suốt đời. Bởi sau khi nhiễm virus, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus trong lần xâm nhập tiếp theo. Miễn dịch của cơ thể với virus thuỷ đậu rất mạnh nên mắc bệnh lần hai rất hiếm thấy.

virus gây bệnh thủy đậu

Virus Varicella zoster là thủ phạm gây bệnh thủy đậu

Dù xác suất tái nhiễm rất nhỏ nhưng bệnh thủy đậu có bị lại lần 2 trong các trường hợp sau:

  • Thuỷ đậu lần 1 xuất hiện khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Thuỷ đậu lần 1 rất nhẹ.
  • Người có hệ miễn dịch đang suy yếu. Ví dụ: trẻ em và người lớn bị ức chế miễn dịch trong cấy ghép tạng hay ung thư, bệnh nhân AIDS hay viêm gan B giai đoạn cuối,…
  • Một số trường hợp “bị thuỷ đậu rồi bị lại ”  do chẩn đoán sai: bệnh nhân chưa từng nhiễm virus thuỷ đậu nhưng bị chẩn đoán sai. Nguyên nhân do nhầm lẫn với các bệnh có biểu hiện tương tự như: sởi, tay chân miệng, đậu mùa,…

Ngoài ra, virus thuỷ đậu trong lần nhiễm đầu tiên có thể khu trú trong hạch thần kinh bệnh nhân. Sau nhiều năm, virus có thể gây bệnh zona với các triệu chứng tương tự thuỷ đậu.

II. Thủy đậu bị lại lần 2 có nguy hiểm không?

Thuỷ đậu lần 2 hiếm gặp và chủ yếu ở người lớn đang có hệ thống miễn dịch suy yếu. Tương tự lần nhiễm đầu tiên, bệnh nhân sẽ sốt, nổi phát ban và mụn nước rồi hồi phục dần. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và vệ sinh mụn nước cẩn thận, bệnh nhân dễ gặp các biến chứng sau:

  • Nhiễm khuẩn da, hạch mềm và máu: thường do liên cầu, tụ cầu.
  • Viêm não, viêm màng não.
  • Hội chứng Reye.
  • Hội chứng shock độc.
  • Viêm phổi.

Các biến chứng này kết hợp với bệnh lý nền (ung thư, HIV/AIDS, viêm gan B,…) dễ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng.

III. Cách phòng ngừa thủy đậu lần 2

thủy đậu có bị lần 2

Đối với trường hợp mắc thuỷ đậu dưới 6 tháng tuổi hay lần nhiễm bệnh rất nhẹ, cách phòng ngừa đặc hiệu là tiêm vacxin. Vacxin thuỷ đậu sẽ tạo miễn dịch mạnh, kích thích cơ thể sinh kháng thể đủ để chống lại virus trong lần xâm nhập tiếp theo.

Đối với trường hợp hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh không đặc hiệu sau:

  • Tiêm globulin miễn dịch: phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu. Liều dùng: 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần. Liều tiêm dao động trong khoảng 2-10 ml.
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay khi tiếp xúc gần với người bị thủy đậu. Bạn cũng không nên dùng chung đồ với người mắc bệnh.
  • Tăng sức sức đề kháng: chú ý chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên. Người bệnh cần bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus.

>>> Xem bài viết: Ngăn ngừa bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

IV. Zona – Biến chứng hậu thủy đậu do virus Varicella Zoster

Sau khi bị thủy đậu, virus Varicella Zoster có thể còn khu trú ở các hạch thần kinh ở trạng thái ngủ. Vài năm sau hay chục năm sau, virus này được kích hoạt lại và gây bệnh Zona. Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Varicella Zoster, gây ra bệnh Zona. Cho nên zona được gọi là biến chứng hậu thủy đậu có thể xảy ra.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân chính xác vì sao virus thủy đậu có thể tái hoạt động và gây bệnh. Một số yếu tố nguy cơ được đề ra như sau:

  • Hệ miễn dịch suy suy yếu: do tuổi tác, bệnh tật, dùng thuốc… khiến cơ thể không đủ khả năng kháng lại virus.
  • Ung thư, HIV/AIDS, viêm gan B…
  • Điều trị bằng tia xạ.
  • Stress, mệt mỏi.
  • Tổn thương da vùng nổi phát ban, mụn nước thủy đậu.

2. Triệu chứng điển hình của Zona

thủy đậu gây biến chứng zona

Khi mắc bệnh Zona, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tăng cảm giác trên da hay đau ở một phía của cơ thể: ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
  • Sau 1-3 ngày, dải ban đỏ nổi lên tại chỗ đau. Ban mọc thành 1 dải ở 1 bên cơ thể và chuyển thành mụn nước, sau đó phồng rộp rồi vỡ ra và đóng vảy sau 10-12 ngày. Sau khi da lành, bệnh nhân có thể vẫn còn cảm giác đau.
  • Nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau dọc theo dây thần kinh mà không nổi ban hay mụn nước.
  • Zona có thể tái phát nhiều lần.

3. Zona có lây không?

Virus Varicella Zoster ở trong các mụn nước có thể lây qua người chưa mắc thủy đậu, chưa tiêm vacxin phòng bệnh và gây bệnh thủy đậu. Nếu người tiếp xúc đã mắc thủy đậu hay có miễn dịch với virus thì sẽ không mắc bệnh. Sau khi mụn nước đóng vảy, virus không có khả năng lây truyền nữa.

4. Biến chứng của bệnh Zona

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Zona có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng:

  • Viêm giác mạc, đục giác mạc ở Zona mắt.
  • Viêm màng não.
  • Đau thần kinh zona kéo dài hàng tháng hàng năm.
  • Đối với đối tượng suy giảm miễn dịch,  bệnh Hodgkin hoặc u lympho ác tính không phải Hodgkin. Virus lan toả ngoài da, trong tạng, vào màng não và não, gây ra viêm màng não, viêm não, kèm theo viêm mạch máu u hạt và liệt nửa người đối bên, viêm gan.

5. Điều trị

Để điều trị bệnh Zona, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ:

  • Rắc bột trơ tại chỗ hoặc áp những mảnh gạc mềm ẩm.
  • Giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin.
  • Giảm đau: các thuốc giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol, nhóm non-steroid) không có đáp ứng, phải sử dụng acetaminophen, ibuprofen…
  • Vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để chống nhiễm trùng tại vị trí tổn thương.
  • Điều trị bằng thuốc Acyclovir trong trường hợp thủy đậu có nguy cơ biến chứng trong 24 giờ đầu.
  • Trường hợp viêm giác mạc do zona mắt: dùng thuốc nhỏ mắt corticoid và thuốc giãn đồng tử.

Như vậy, bệnh nhân bị thủy đậu có bị lại lần 2 trong một số trường hợp như trên. Điều trị thủy đậu và zona không khó nhưng bệnh nhân không được chủ quan. Nếu bệnh không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng rất nguy hiểm. Khi xuất hiện bất cứ biểu hiện nghi ngờ của thủy đậu và zona, bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị. Hy vọng bạn đã có những hiểu biết nhất định về thủy đậu lần 2 và zona. Nếu có thắc mắc về bệnh thủy đậu, hãy liên hệ số Hotline: 19009482 để được tư vấn kịp thời.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu – Bộ Y tế.

Từ khóa » đã Bị Thủy đậu Rồi Có Bị Lại Không