Bê Tông đầm Lăn Là Gì? - Phúc Thái

Bê tông đầm lăn là gì?

Bê tông đầm lăn hay bê tông lu lèn là một loại bê tông không có độ sụt, được đầm chặt bằng phương pháp lu và có thể được thi công giống như thi công đường giao thông và đập đất đá truyền thống. Bê tông đầm lăn được sử dụng chủ yếu để xây dựng các kho bãi, các bãi đỗ xe, đường trong các khu công nghiệp, đường giao thông, các đập chắn nước cho công trình thủy lợi, thủy điện.

Phương pháp thi công bê tông đầm lăn là san rải từng lớp mỏng sau đó dùng đầm lu rung để đầm chặt. Nhờ đó, so với bê tông thường thì các đặc tính, tiêu hao vật liệu, hiệu suất thi công và tính năng vật liệu của loại bê tông này sẽ ưu việt hơn hẳn.

Ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn

Ưu điểm

Thời gian thi công của công trình nhanh

Thời gian thi công của công trình nhanh là bởi chúng ta có thể dùng băng tải để vận chuyển bê tông rồi dùng máy ủi để san gạt và máy lu rung để đầm chặt nên thời gian chờ khối đổ hạ nhiệt sẽ ngắn hơn. Do đó, nếu công trình đập càng cao thì hiệu quả kinh tế của đập bê tông đầm lăn sẽ càng lớn.

Giá thành thi công thấp hơn

Các công trình thi công đã sử dụng đập bê tông đầm lăn cho thấy, giá thành đập bê tông đầm lăn sẽ rẻ hơn so với giá thành của đập bê thi công bằng công nghệ truyền thống. Vì việc thi công bằng bê tông đầm lăn sẽ giảm được chi phí cốp pha, giảm được chi phi cho công tác vận chuyển, đổ đầm bê tông.

Giảm chi phí kết cấu phụ trợ

Khi làm đập bê tông đầm lăn, chiều dài xả nước của loại bê tông này sẽ ngắn hơn so với kênh xả nước của đập đắp. Nhờ đó mà chi phí làm bản đáy, chi phí xử lý nền đập sẽ được cắt giảm đi rất nhiều.

Cắt giảm chi phí các biện pháp thi công

Cụ thể là khi thi công đập bê tông đầm lăn thì chi phí dẫn dòng trong thời gian xây dựng sẽ được cắt giảm đi rất nhiều. Đồng thời có thể hạn chế được các thiệt hại, rủi ro khi nước lũ tràn qua đê quai.

Nhược điểm

Chất lượng của bê tông đầm lăn sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khu vực đổ bê tông, nên trong điều kiện thời tiết xấu thì việc sản xuất bê tông đầm lăn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Bê tông đầm lăn phải được ninh kết với cường độ thiết kế dài

Việc giám sát các công đoạn vận chuyển, san ủi, đầm phải được yêu cầu giám sát ột cách khắt khe và phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp phụ gia.

Vật liệu chế tạo bê tông đầm lăn

Vật liệu sử dụng để chế tạo bê tông đầm lăn cũng giống như vật liệu chế tạo bê tông truyền thống, các thành phần chế tạo bê tông đầm lăn bao gồm: xi măng, phụ gia hóa học, phụ gia khoáng, cốt liệu thô, cốt liệu mịn và nước.

Tuy nhiên, do loại bê tông này không có độ sụt nên lượng xi măng sử dụng cũng ít. Do đó mà thành phần các vật liệu của bê tông đầm lăn cũng sẽ khác nhiều so với bê tông thông thường, trong đó cấp phối hạt cấp liệu và hàm lượng hạt mịn là yếu tố quan trọng nhất trong việc định lượng thành phần cấp phối và quyết định được tính chất của hỗn hợp bê tông.

Hạt mịn là loại vật liệu có kích thước hạt nhỏ hơn 75mm, tùy thuộc vào khối lượng chất kết dính và kích thước lớn nhất của cốt liệu được sử dụng, yêu cầu hàm lượng mịn có thể chiếm đến 10% của khối lượng cốt liệu trong bê tông đầm lăn. Các loại hạt mịn thường dùng là: poozolan, tro bay, xỉ lò cao, silica fume,... được gọi chung là các phụ gia khoáng.

Việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn phụ gia khoáng sẽ là vấn đề rất cần thiết, bởi nó có thể liên quan trực tiếp đến địa điểm xây dựng công trình, yêu cầu và chất lượng bê tông, khả năng cung cấp và giá thành của công trình xây dựng.

Bài viết trên chúng tôi đã cho các bạn biết bê tông đầm lăn là gì, ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bê tông đầm lăn.

Từ khóa » đập Bê Tông đầm Lăn