Quy Trình Thi Công Bê Tông đầm Lăn Chi Tiết, đầy đủ

Tin tức

Home » Chia Sẻ Kiến Thức » Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thiết Kế Kiến Trúc Quy trình thi công bê tông đầm lăn chi tiết, đầy đủ
  • 28/09/2021
  • Tác giả author-avatar KS Đức Doãn

Với những ưu điểm vượt trội về đặc tính cơ học, bê tông đầm lăn ngày càng được sử dụng phổ biến ở những công trình đập bê tông có trọng lực lớn hay những công trình giao thông, mặt đường, sân bãi. Vậy bê tông đầm lăn là gì? quy trình thi công bê tông đầm lăn như thế nào, có khác với thi công bê tông thông thường không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể giải đáp những thắc mắc của bạn nhé.

Nội dung bài viết hiện 1 Bê tông đầm lăn là gì? 2 Những ưu điểm nổi bật và hạn chế khi thi công bê tông đầm lăn 2.1 Những ưu điểm của bê tông đầm lăn 2.2 Những hạn chế của bê tông đầm lăn 3 Quy trình thi công bê tông đầm lăn chi tiết, đầy đủ 3.1 Bước 1: chuẩn bị trước khi thi công bê tông đầm lăn 3.2 Bước 2: vận chuyển bê tông 3.3 Bước 3: công tác rải và san bê tông đầm lăn 3.4 Bước 4: công tác đầm RCC 3.5 Bước 5: bảo dưỡng bê tông đầm lăn 4 Các công trình sử dụng bê tông đầm lăn 4.1 Công trình thủy điện Sơn La 4.2 Công trình hồ chứa nước Đồng Mít

Bê tông đầm lăn là gì?

Khác với những bê tông thông thường khác, bê tông đầm lăn được tạo ra bằng cách đầm chặt các thiết bị rung trước khi đưa vào trong lòng khối đổ, sau đó được đầm chặt bằng thiết bị rung lèn từ bên ngoài.

Những ưu điểm nổi bật và hạn chế khi thi công bê tông đầm lăn

Những ưu điểm của bê tông đầm lăn

Việc lựa chọn thi công bê tông đầm lăn ở những công trình có trọng lực thường đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với những loại bê tông thường dùng trước đây bởi:

  • Thời gian thi công nhanh: do dùng băng tải để vận chuyển bê tông, san gạt bằng máy ủi, đầm lèn bằng máy lu rung và không mất thời gian chờ khối bê tông sau khi đổ hạ nhiệt nên việc tiến hành thi công diễn ra nhanh chóng.

  • Giá thành thấp: do giảm được chi phí coppha, công tác vận chuyển, đổ và đầm bê tông nên bê tông đầm lăn rẻ hơn so với thi công bê tông truyền thống từ 25% đến 40%.

  • Chi phí cho các kết cấu phụ trợ giảm: chi phí làm cửa tràn của đập bê tông đầm lăn rẻ hơn so với đập đắp. Bên cạnh đó, chiều dài của kênh xả nước được làm từ bê tông đầm lăn ngắn hơn so với kênh xả nước của đập truyền thống, chính vì vậy mà chi phí làm bản đấy và chi phí xử lý nền đập giảm.

  • Chi phí biện pháp thi công giảm: đường kính cống dẫn dòng nhỏ, chiều cao đê quai thấp và được thiết kế để đáp ứng lưu lượng xả nước lớn nhất theo mùa thay vì lưu lượng lớn nhất theo năm nên bê tông đầm lăn có thể giảm chi phí dẫn dòng trong thời gian xây dựng và giảm các thiệt hại, rủi ro có thể xảy ra khi nước lũ tràn qua đê quai.

Những hạn chế của bê tông đầm lăn

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì bê tông đầm lăn vẫn còn những hạn chế sau:

  • Chất lượng của bê tông phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Do đó, bê tông đầm lăn nên thi công vào những ngày thời tiết đẹp, không mưa và trước khi tiến hành thi công cần phải xác định được thời tiết ở vùng đó như thế nào tránh trường hợp thời tiết xấu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng.

  • Thời gian ninh kết của bê tông đầm lăn đạt cường độ thiết kế dài.

  • Yêu cầu cao trong việc giám sát các công đoạn thi công bê tông đầm lăn.

  • Thi công RCC bị phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp phụ gia.

Quy trình thi công bê tông đầm lăn chi tiết, đầy đủ

Thi công bê tông đầm lăn ở nhà máy thủy điện

Thi công bê tông đầm lăn ở nhà máy thủy điện

Bước 1: chuẩn bị trước khi thi công bê tông đầm lăn

  • Chuẩn bị các thiết bị phục vụ cho công tác thi công như máy ủi, xẻng, trang cào, máy đầm rung loại lớn, nhỏ, máy đầm cóc, máy cắt.

  • Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông đầm lăn cần được rửa sạch sẽ trước khi đi vào trạm trộn và các thiết bị phục vụ quá trình thi công cũng cần được làm sạch.

  • Vào những ngày nhiệt độ thời tiết cao cần chuẩn bị hệ thống phun sương để giữ ẩm cho lớp bê tông.

  • Chuẩn bị bạt che để giúp lớp bê tông không bị mất nước hoặc bị rửa trôi khi trời mưa.

  • Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và chia theo ca, được bố trí ở các vị trí như rửa xe, trộn, vận chuyển, xử lý lớp bê tông đầm lăn, rải, san và đầm bê tông.

Bước 2: vận chuyển bê tông

Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông trước khi chạy vào khối đổ phải rửa sạch bánh xe để đề phòng xe mang chất bẩn vào trong khối đổ. Khi di chuyển xe ô tô cần tránh những thao tác như phanh gấp, rẽ (cua) gấp để không làm hỏng chất lượng bề mặt lớp bê tông. Thùng xe tự đổ được rửa sạch sẽ, trang bị che nắng, che mưa để giảm thiểu ảnh hưởng của nắng gió đối với chất lượng vữa bê tông.

Bước 3: công tác rải và san bê tông đầm lăn

  • Bê tông sau khi vận chuyển đến cần được làm sạch rồi tiến hành đổ và san theo từng dải, hết dải này đến dải khác và thi công theo một hướng nhất định.

  • Trong quá trình đổ phải đổ liên tục, không được dừng 1 thời gian để tránh hiện tượng phân tầng. Nếu hỗn hợp bê tông có hiện tượng đông tụ khi chưa đổ cần phải bỏ đi hoặc tìm cách xử lý.

  • Chiều dày san 1 lớp khoảng 35cm, sau khi đầm chặt chiều dày còn 30 cm.

  • Những nơi không san được bằng cơ giới thì phải san bằng thủ công.

Bước 4: công tác đầm RCC

  • Sau khi rải và san hỗn hợp RCC xong cần tiến hành đầm ngay lập tức tránh trường hợp bê tông bị đông lại sẽ không thể thi công được và ảnh hưởng chất lượng công trình.

  • Phương pháp để đầm chính là đầm tiến, lùi, hướng đầm theo hướng tim đập và tốc độ đầm khoảng 1.5km/h.

  • Trong 2 lần đầm đầu tiên đầm tĩnh (không rung) sau đó đầm 6 lượt rung và cuối cùng là 2 lượt tĩnh.

Bước 5: bảo dưỡng bê tông đầm lăn

  • Thiết kế, xây dựng hệ thống ống bơm nước từ dưới sông lên bồn chứa và hệ thống ống tự chảy xuống khối đổ để đảm bảo luôn đủ nước cho quá trình bảo dưỡng RCC. Ngoài ra, khi nhiệt độ cao cần sử dụng thêm biện pháp phun sương và bao tải dưỡng hộ.

  • Sau khi bê tông RCC vừa ninh kết, bắt đầu dưỡng hộ giữ ẩm để bề mặt bề tông không bị khô trắng. Đối với khe thi công nằm ngang và khe lạnh, việc tưới nước dưỡng hộ cần duy trì cho đến khi bắt đầu đổ bê tông RCC lớp trên.

Các công trình sử dụng bê tông đầm lăn

Công trình thủy điện Sơn La

Nhà máy thủy điện Sơn La

Nhà máy thủy điện Sơn La

Tính đến thời điểm hiện tại, công trình thủy điện Sơn La không chỉ là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình này được khởi công xây dựng vào 02/12/2005 và khánh thành vào 23/12/2012, chỉ xây trong vòng có 7 năm nhờ áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn.

Tiến độ đặt ra khi thi công nhà máy thủy điện khoảng 100 nghìn m3 bê tông/tháng, liên tục trong vòng 30 tháng. Nhờ lựa chọn biện pháp thi công bê tông đầm lăn đã rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí tối đa cho dự án và đảm bảo chất lượng công trình.

Lớp RCC đầu tiên được thi công vào 11/01/2008 và kết thúc vào 25/08/2010 với tổng khối lượng đạt gần 2.7 triệu m3 và khối lượng thi công bình quân đạt 100.000m3/tháng.

Công trình hồ chứa nước Đồng Mít

Công trình hồ chứa nước Đồng Mít

Công trình hồ chứa nước Đồng Mít

Dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Đồng Mít được khởi công xây dựng vào 02/2019 với khối lượng bê tông đầm lăn hơn 310 ngàn m3, bê tông thường 87.2 ngàn m3 và đào đắp đất đá 937.7 ngàn m3.

Nhờ áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn mà trong vòng 25 tháng, công trình hồ chứa nước Đồng Mít đã hoàn thành hơn 350.000m3 bê tông đầm lăn theo thiết kế tại công trường. Hơn nữa, trong thời gian này hồ chứa nước đã hoàn thành lắp xong phần cơ khí cống dẫn nước và dẫn dòng, chế tạo xong cửa van cung cùng các thiết bị, lắp đặt thiết bị quan trắc theo tiến độ lên đập.

Tính đến 15/08/2021, công trình đã hoàn thiện được khoảng 90% khối lượng công việc. Trong đó, thi công hoàn thành đầm lăn từ đoạn 9 đến đoạn 18 với chiều cao thiết kế 104.55m ở bên bờ phải và hoàn thành từ đoạn 1 đến đoạn 6 ở bên bờ trái của đập chính.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thi công bê tông đầm lăn. Hy vọng, bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại bê tông này và có cách sử dụng phù hợp.

Đánh giá bài viết!

Bài viết cùng chuyên mục

  • Cẩm nang xây chung cư mini 7 tầng: Tối đa lợi nhuận, tối thiểu chi phí
  • Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 ở nông thôn hết bao nhiêu?
  • [Hỏi – Đáp] Xây nhà 2 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền kèm bảng giá chi tiết
  • Quy định phòng cháy chữa cháy chung cư mini, nhà cho thuê [Mới nhất]
  • Xây chung cư mini 70m2: Bí quyết thu lợi hàng trăm triệu mỗi năm
  • Dự toán giá xây nhà 3 tầng chuẩn xác từ A-Z kèm bảng giá 
  • Đầu tư chung cư mini 60m2: Chi phí và lợi nhuận tiềm năng
  • 5 mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở phổ biến hiện nay
  • Xem tuổi xây nhà năm 2025 tốt nhất, tuổi nào nên tránh
  • 20+ Biệt Thự Nhà Vườn 2000m2 Đẳng Cấp Cho Giới Thượng Lưu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Close
Hỗ trợ trực tuyến

TƯ VẤN : 09672.123.88

Công trình mới
  • Công trình anh Thắng - Hà Nam CÔNG TRÌNH: ANH THẮNG - HÀ NAM
  • Công trình anh Tiến - Hoài Đức CÔNG TRÌNH: ANH TIẾN - HOÀI ĐỨC
  • Công trình anh Hiệp - Long Biên CÔNG TRÌNH: ANH HIỆP - LONG BIÊN
  • Công trình anh Hanh - Quốc Oai CÔNG TRÌNH: ANH HANH - QUỐC OAI
  • Công trình anh Hiển - Hà Tĩnh CÔNG TRÌNH: ANH HIỂN - HÀ TĨNH
  • Công trình anh Bằng - Móng Cái CÔNG TRÌNH: ANH BẰNG - MÓNG CÁI

Đăng Ký Tư Vấn Mẫu Nhà

Close Facebook YouTube WhatsApp WhatsApp TikTok Sidebar Tìm kiếm nội dung... Start typing to see posts you are looking for.
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
  • Chat Zalo
  • Messenger

Từ khóa » đập Bê Tông đầm Lăn