Bê Tông Tái Chế Cường độ Cao

Đại học Giao thông Vận tảiSản phẩm Khoa học công nghệ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu các sản phẩm KHCN của CBGV Trường
    • Sản phẩm tiêu biểu
  • Bài báo QT có uy tín
  • Sản phẩm đăng ký SHTT
  • Sản phẩm UD&CGCN
  • Dự án KHCN tiêu biểu
  • Hội chợ - triển lãm KHCN
  • Media
    • Ảnh sản phẩm KHCN
    • Video sản phẩm KHCN
    • Clip phóng sự về KHCN
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu các sản phẩm KHCN của CBGV Trường
    • Sản phẩm tiêu biểu
  • Bài báo QT có uy tín
  • Sản phẩm đăng ký SHTT
  • Sản phẩm UD&CGCN
  • Dự án KHCN tiêu biểu
  • Hội chợ - triển lãm KHCN
  • Media
    • Ảnh sản phẩm KHCN
    • Video sản phẩm KHCN
    • Clip phóng sự về KHCN

Bê tông tái chế cường độ cao Tải tờ rơi

Bê tông tái chế cường độ cao

Nhóm tác giả

  • PGS.TS Nguyễn Thanh Sang - Bộ môn: Vật liệu xây dựng
  • TS Thái Minh Quân - Bộ môn: Vật liệu xây dựng
  • ThS Lê Thu Trang - Bộ môn: Vật liệu xây dựng
  • ThS. Phạm Đình Huy Hoàng - Kỹ thuật viên

Giới thiệu về sản phẩm

Năm 2020, nhóm nghiên cứu của Trường ĐHGTVT đã kết hợp cùng công ty Toàn Cầu là đơn vị hiện đang tiếp nhận lượng lớn phế thải xây dựng trên địa bàn Hà Nội để thực hiện nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm bê tông tái chế cường độ cao với mục đích đăng khả năng áp dụng của loại bê tông này trong các công trình xây dựng. Nhóm nghiên cứu đang hợp tác với GS. Dosho - Đại học Meijo Nhật bản tiếp tục cho nghiên cứu cải tiến các tính năng của bê tông tái chế cường độ cao trong nhiều ứng dụng khác nhau. Bê tông tái chế với các hàm lượng cốt liệu tái chế khác nhau Bê tông tái chế với các hàm lượng cốt liệu tái chế khác nhau

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Tiết kiệm chi phí và lệ phí xử lý PTXD tại các bãi rác, vật liệu tái chế có giá thành thấp, khối lượng thể tích nhỏ nên giảm tải trọng bản thân cho kết cấu móng, giảm thiểu các chi phí vận chuyển và nhập vật liệu cho công trình... - Việc sử dụng bê tông tái chế sẽ giảm đáng kể lượng cát, sỏi, đá khai thác từ tự nhiên, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, không tác động đến môi trường sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường khu vực khai thác. Giảm lượng phế thải xây dựng tồn chứa, chôn lấp trong các bãi rác tiết kiệm diện tích đất cho các mục đích khác. Việc tái sử dụng tại chỗ sẽ giảm lượng bụi mịn phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển đặc biệt là bụi PM10.

Các thông số của sản phẩm

- Cường độ chịu nén : 50-65 MPa - Cường độ ép chẻ : 2,7-3,8 MPa - Mô đun đàn hồi tĩnh : 23-36 GPa - Độ mài mòn : <0,3g/cm2 - Độ hút nước : <6% - Độ thấm ion clo : Thấp - Độ co ngót khô : <0,07% - Khối lượng thể tích : 2,1-2,3g/cm3 - Không có khả năng tiềm tàng phản ứng kiềm cốt liệu. Bãi tập kết phế thải xây dựng cần được xử lý tại Hà Nội Bãi tập kết phế thải xây dựng cần được xử lý tại Hà Nội

Các ứng dụng của sản phẩm

Bê tông tái chế có thể thay thế bê tông cốt liệu tự nhiên để ứng dụng trong hầu hết các hạng mục công trình sử dụng bê tông xi măng. - Ứng dụng trong công trình giao thông: Làm lớp mặt đường bê tông xi măng độ bền cao; làm các cấu kiện đúc sẵn như dầm cầu, bó vỉa đường, gạch lát cảng, mặt đường lát... - Ứng dụng trong công trình dân dụng: Sử dụng cho các hạng mục dầm, cột, sàn... - Ứng dụng trong công trình thủy lợi: Chế tạo các cấu kiện mương đúc sẵn độ bền cao... Liên hệ ĐT: 0983316711 Email: nguyenthanhsang@utc.edu.vn. Địa chỉ: Phòng 305, nhà A9, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 03, Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Gọi cho chúng tôi

(024) 3834 7611

Gửi email cho chúng tôi

spkhcn@utc.edu.vn

Quan tâm chúng tôi

Fanpage

Từ khóa » Xi Măng Tái Chế được Ko