Triển Vọng Từ Chương Trình đồng Xử Lý Chất Thải Làm Nguyên, Nhiên ...
Có thể bạn quan tâm
Công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm chỉ đạo, coi đó là một trong 3 trụ cột phát triển bền vững với quan điểm gắn tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra nhiệm vụ về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, trong đó khẳng định: “khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn”.
Quan điểm kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững một lần nữa được khẳng định tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050.
Thực hiện chủ trương trên, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Công ty trong tham gia giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội, cùng với Tổng Công ty VICEM, VICEM Bút Sơn chủ trương triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất xi măng với Chương trình đồng xử lý chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng (điển hình như rác thải rắn công nghiệp thông thường, rác thải nguy hại, chất thải nhựa, rác thải sinh hoạt, bùn thải nạo vét sông hồ, tro xỷ ngành nhiệt điệt, xỷ luyện kim…) làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như than đá, đá vôi, đất sét.
Giải pháp bền vững để xử lý chất thải không thể tái chế
Đồng xử lý chất thải trong lò xi măng là một lựa chọn ưu thế so với xây dựng mới các nhà máy chuyên dụng đốt rác khi các nhà máy xi măng đã có sẵn ưu thế về thiết bị đốt (lò nung, tháp trao đổi nhiệt,..), các thiết bị bảo vệ môi trường (lọc bụi túi, lọc bụi điện, ống khói,..) nên chỉ cần một lượng vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng các lò đốt rác, thì các lò quay xi măng có thể đáp ứng các yêu cầu của việc đồng xử lý chất thải.
Đây là giải pháp hiện đang được toàn thế giới công nhận là một trong những giải pháp bền vững nhất để xử lý chất thải không thể tái chế, được nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững, Công ước Basel, Hiệp hội Xi măng châu Âu… công nhận là công nghệ xử lý chất thải an toàn, thân thiện với môi trường và khuyến khích áp dụng.
Để thực hiện Chương trình, VICEM Bút Sơn thực hiện đồng bộ các công tác từ khảo sát các nguồn chất thải (bùn thải, rác thải) tại thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận Công ty (cự ly tới nhà máy
Từ khóa » Xi Măng Tái Chế được Ko
-
Vật Liệu Nào Sau đây Không Thể Tái Chế? - Luật Hoàng Phi
-
Có Thể Tái Chế Bê Tông?
-
Tái Chế Bê Tông Liệu Có Khả Thi?
-
Biến Rác Thải Thành Xi Măng Có Tái Chế Được Không, Câu 39: Vật ...
-
9 Vật Liệu Xây Dựng Tái Chế Hoàn Toàn Từ Chất Thải - Xi Măng Việt Nam
-
Tại Sao Không Tái Chế Bê Tông? - .vn
-
Vật Liệu Nào Sau đây Không Thể Tái Chế
-
Xử Lý Chất Thải Không Thể Tái Chế Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn Trong ...
-
Bê Tông “xanh” Tái Chế Sử Dụng Chất Thải Xây Dựng Và CO2 Bị Thu Giữ
-
Vật Liệu Nào Sau đây Không Thể Tái Chế?A. Thuỷ Tỉnh.B. Thép Xây ...
-
Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Sản Xuất Xi Măng - Hànộimới
-
Tăng Trưởng Xanh - Hành Trình Mới ở Xi Măng Lam Thạch
-
Bê Tông Tái Chế Cường độ Cao
-
Tạo Ra Loại Xi Măng Bền Vững Giúp Giảm Khí Thải Carbon