Bến Tre Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch đặc Trưng để Thu Hút Du Khách
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch để có sản phẩm du lịch thật sự độc đáo, hấp dẫn của riêng mình. Đó là mục tiêu trong việc liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong cụm duyên hải phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Long An với chủ đề: "Năm địa phương một điểm đến".
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa vào lợi thế riêng
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, trong điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2020; vấn đề thị trường và sản phẩm du lịch được đặc biệt chú trọng và nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng. Trong đó, một trong những định hướng chính được đưa ra là phát triển các sản phẩm đặc trưng. Theo đó, căn cứ vào tiềm năng, tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan, sản phẩm du lịch hiện có của tỉnh bao gồm: Du lịch sông nước miệt vườn (gồm 08 xã ven sông Tiền; tuyến du lịch Nam thành phố Bến Tre và huyện Chợ Lách), du lịch văn hóa- lịch sử gắn với làng nghề; du lịch homestay; du lịch nghỉ dưỡng (Forever Green Resort); tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú); sân chim Vàm Hồ; du lịch sinh thái cộng đồng Hưng Phong, Thạnh Phong- Thạnh Hải; tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Bến Tre hướng về vùng đất "Đồng Khởi" anh hùng (các di tích văn hóa- lịch sử, lễ hội, các làng nghề truyền thống).
Ông Trần Duy Phương- Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre cho biết: "Sau khi tìm hiểu nghiên cứu thị trường du lịch Bến Tre gồm có thị trường khách quốc tế và khách nội địa, sản phẩm du lịch đặc trưng được đưa ra để phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Do vậy, đối với thị trường khách quốc tế thì các sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch khám phá du lịch sông nước miệt vườn (Bến Tre là một trong năm tỉnh đại diện vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long), tham gia chương trình "Tát mương bắt cá", đi xe đạp, xe ngựa ngắm cảnh làng quê xứ dừa, …
Chèo xuồng trong rạch dừa nước với thiên nhiên sông nước hữu tình luôn hấp dẫn du khách quốc tế (Ảnh: XTDL)
Từ những định hướng chiến lược phát triển du lịch theo mục tiêu đó, ngành du lịch Bến Tre đã có những bước chuyển rõ nét. Số lượng khách và doanh thu du lịch không ngừng tăng nhanh. Năm 2014, Bến Tre có 393.700 lượt khách quốc tế, 510.300 lượt khách nội địa, doanh thu đạt 562 tỉ đồng. Năm 2015, Bến Tre phấn đấu thu hút 440 ngàn lượt khách quốc tế và 560 ngàn lượt khách nội địa, doanh thu du lịch ước đạt 700 tỉ đồng và đến năm 2020, thu hút 1,6 triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế, doanh thu đạt 1.900 tỉ đồng.
Cần có chiến lược phát triển cụ thể
Xác định được thế mạnh, tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với du lịch làng nghề, du lịch homestay, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cộng đồng để tạo nên sự hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Du lịch Bến Tre đang chú trọng đến một số vấn đề như: Chiến lược xúc tiến và quảng bá thương hiệu du lịch Bến Tre, logo du lịch Bến Tre, đầu tư cơ sở hạ tầng cho từng loại sản phẩm du lịch đặc trưng đã được xác định, chiến lược phân phúc thị trường theo các yếu tố dân số, xã hội học và hình thức đi du lịch của du khách. Đối với du khách quốc tế thích khám phá, trải nghiệm thực tế cần tạo cảnh quan sinh thái hấp dẫn, mang đậm dấu ấn sông nước miệt vườn, tái hiện hình ảnh chợ quê, giúp du khách trải nghiệm "Một ngày làm nông dân", đối với du khách nội địa thích tổ chức dã ngoại, thể thao và giao lưu tập thể cần tạo môi trường du lịch sinh động, không gian thoáng mát, hướng dẫn tham quan một số di tích văn hóa- lịch sử mang đậm truyền thống cách mạng nhằm giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước, tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó nhau.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, chiến lược cạnh tranh thị trường là một trong những vấn đề mấu chốt để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm tăng sức cạnh tranh đối với những sản phẩm du lịch của các vùng, các tỉnh thành khác và cũng như để bổ trợ cho những sản phẩm du lịch đặc trưng. Bến Tre sẽ tạo ra một hình ảnh du lịch riêng, ấn tượng tạo điểm nhấn đặc biệt cho du khách, kết hợp với các tỉnh trong cụm liên kết phát triển du lịch hình thành nên một chương trình du lịch liên hoàn.
Đa dạng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Những loại hình du lịch đặc trưng: Du lịch chuyên đề dừa, tham quan làng nghề sản xuất các sản phẩm dừa, trải nghiệm cuộc sống nông thôn xứ dừa, không gian dừa Nam Bộ, du lịch "Chia sẻ mầm yêu thương" do công ty Sen Việt phối hợp với khu du lịch sinh thái Phú An Khang (Bình Phú, TP Bến Tre) tổ chức. Đây sẽ là loại hình du lịch mới hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách về với Bến Tre.
Công tác thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch Bến Tre cần được đẩy mạnh, thông tin được giới thiệu đầy đủ đến du khách, tham gia các cuộc hội thảo, triển lãm hội chợ xúc tiến Thương mại- Du lịch quốc tế và khu vực, đăng tải các brochure, bài viết giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh trên các phương tiện truyền thông nhằm giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.
Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 39/NQ-CP và Nghị quyết 46/NQ-CP về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân 6 nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Belarus. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 14/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Đây là những giải pháp căn cơ nhằm định hướng cho ngành du lịch phát triển đúng hướng,có trọng tâm, trọng điểm. Mặc khác, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đề án phát triển du lịch Bến Tre từ năm 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chỉ thị 09/CT-TU đã chỉ rõ: "Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp vào GDP của tỉnh hàng năm. Đặc biệt cụm liên kết phát triển du lịch phía Đông vùng ĐBSCL sẽ tạo nhiều điều kiện cho các tỉnh trong vùng liên kết lại với nhau để phát triển du lịch bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch của mình ở khu vực ĐBSCL.
Hoàng Việt
Từ khóa » đặc điểm Của Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái
-
Sản Phẩm Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm, Ví Dụ Cụ Thể
-
Đặc điểm Của Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái - Tài Liệu Text - 123doc
-
[DOC] Những Sản Phẩm Trong Du Lịch Sinh Thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Đặc điểm, đặc Trưng Và Vai Trò - Blog Thú Vị
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Đặc điểm, đặc Trưng Và Vai Trò
-
Sản Phẩm Du Lịch Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Và Phân Loại?
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Đặc điểm, đặc Trưng Và Vai Trò - Hỏi Gì 247
-
Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái đặc Trưng Tại Vườn Quốc Gia ...
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? - Luận Văn 99
-
Nêu Các Tính Chất đặc Trưng Của Sản Phẩm DLST? So ... - Rùa Ngố
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Cơ Sở Lý Luận Về Du Lịch Sinh Thái ở Việt Nam
-
Sản Phẩm Du Lịch Khác Biệt Là Yếu Tố Thu Hút Khách Tại Khu Du Lịch ...
-
Du Lịch Sinh Thái Cộng đồng Gắn Kết Với Sản Phẩm OCOP - Bài 1