Du Lịch Sinh Thái Cộng đồng Gắn Kết Với Sản Phẩm OCOP - Bài 1
Có thể bạn quan tâm
Nội dung này được nhóm phóng viên TTXVN phản ánh qua hai bài viết chủ đề: Du lịch sinh thái cộng đồng gắn kết với sản phẩm OCOP - nhìn từ Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Bài 1: Hướng đi nhiều triển vọng
Loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, trong những năm gần đây Cà Mau đã trở thành điểm đến mang lại nhiều cảm xúc cho du khách bởi phong cảnh hữu tình, trải nghiệm thú vị cùng sự hội tụ của những đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa. Trong đó, nhiều sản phẩm đã được "gắn sao" của chương trình OCOP và hơn thế, đã thực sự "gắn sao" trong lòng du khách - người tiêu dùng.
Thế mạnh nổi trội
Từ vị trí địa lý đặc thù, có tới 3 mặt giáp biển, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt, có khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar (vùng đất ngập nước) thế giới cùng những nét văn hóa của người dân vùng đồng bằng châu thổ, Cà Mau xác định một trong những thế mạnh đối với hoạt động du lịch của tỉnh là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng, Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP. Đặc trưng về địa lý, nguồn tài nguyên từ rừng, biển với vùng đất bồi hàng năm lấn theo ra biển từ 80-100 m, chiều dài bờ biển 254 km, khu rừng tràm, rừng đước mang đậm nét đặc trưng của đất rừng phương Nam, nhiều loài thủy sản, nhiều loài thực vật được hình thành từ các hệ sinh thái là ưu thế để tỉnh hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 23 điểm du lịch cộng đồng, trong đó các điểm du lịch tập trung vào khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm, gắn với các tuyến du lịch chính như: du lịch xuyên rừng Mũi Cà Mau, khám phá rừng đước, bãi bồi lấn biển, khám phá Vườn Quốc gia U Minh Hạ, nơi có hệ sinh thái rừng tràm trên lớp than bùn, đến tham quan Di tích lịch sử văn hóa Hòn Đá Bạc hay trải nghiệm du lịch sinh thái trên tuyến sông Trẹm, các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề trải rộng...
Tại các điểm du lịch, việc tìm hiểu cách thức cách sản xuất, chế biến, thưởng thức các sản vật, đặc sản của những người dân vùng cực Nam trên đất liền Tổ quốc cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong hoạt động trải nghiệm cho du khách. Cà Mau có các nghề truyền thống muối ba khía, gác kèo ong được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Cũng chính từ những nghề truyền thống đó đã hình thành rất nhiều sản vật, đặc sản được công nhận là sản phẩm OCOP, là niềm tự hào của người dân Cà Mau giới thiệu đến du khách như sản phẩm ba khía muối, mật ong rừng, khô cá bổi, khô cá kèo, các loại phồng tôm, tôm khô, cua sinh thái, gạo sinh thái, dưa bồn bồn hay các sản phẩm từ trái nhàu, trái giác, từ cây đước, cây tràm...
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau thông tin, sau 3 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đến nay Cà Mau có 77 sản phẩm của 44 chủ thể được công nhận là sản phẩm OCOP. Về số lượng sản phẩm OCOP, hiện Cà Mau xếp thứ 27/63 tỉnh, thành trong cả nước và xếp thứ 4/13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh cũng đã xây dựng nhiều điểm dừng chân, 12 điểm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, quà lưu niệm, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm và mua sắm đặc sản của du khách khi đến Cà Mau. Kết nối chuỗi giá trị
Đề cập về chuỗi giá trị, sự gắn kết giữa OCOP và du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các địa phương, đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho rằng, đây là hướng phát triển rất phù hợp nhằm phát huy lợi thế, nét văn hóa đặc sắc từ mỗi địa phương. Việc kết nối làm tăng sức hút cho các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, kéo dài thời gian trải nghiệm, gia tăng mức chi tiêu, mua sắm của du khách; thông qua hoạt động du lịch sẽ tăng sức lan tỏa, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP. Tức du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng muốn phát triển hiệu quả cần phải có những sản phẩm đặc trưng. Trong khi đó, chương trình OCOP muốn phát triển, ngày càng vươn xa, tạo sự lan tỏa, quảng bá sâu rộng đến người tiêu dùng rất cần phải gắn kết với hoạt động du lịch. Đây chính là mối liên kết tạo chuỗi giá trị khó có thể trách rời.
Từ khóa » đặc điểm Của Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái
-
Sản Phẩm Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm, Ví Dụ Cụ Thể
-
Đặc điểm Của Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái - Tài Liệu Text - 123doc
-
[DOC] Những Sản Phẩm Trong Du Lịch Sinh Thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Đặc điểm, đặc Trưng Và Vai Trò - Blog Thú Vị
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Đặc điểm, đặc Trưng Và Vai Trò
-
Sản Phẩm Du Lịch Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Và Phân Loại?
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Đặc điểm, đặc Trưng Và Vai Trò - Hỏi Gì 247
-
Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái đặc Trưng Tại Vườn Quốc Gia ...
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? - Luận Văn 99
-
Nêu Các Tính Chất đặc Trưng Của Sản Phẩm DLST? So ... - Rùa Ngố
-
Du Lịch Sinh Thái Là Gì? Cơ Sở Lý Luận Về Du Lịch Sinh Thái ở Việt Nam
-
Sản Phẩm Du Lịch Khác Biệt Là Yếu Tố Thu Hút Khách Tại Khu Du Lịch ...
-
Bến Tre Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch đặc Trưng để Thu Hút Du Khách