Bên Vay Chây ì, Công Ty Tài Chính “cầu Cứu” Luật Sư để đòi Lại Tiền
Có thể bạn quan tâm
- Xử lý thế nào khi người vay tiền tấn công chủ nợ?
Nhiều doanh nghiệp nhờ luật sư hỗ trợ đòi lại tiền
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng đội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội thời gian qua liên tiếp nhận được “cầu cứu” của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng khi người vay cố tình chây ì, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Theo Luật sư Tiền, khi đến hạn thanh toán hoặc được bên công ty cho vay nhắc nợ, nhiều cá nhân, tổ chức đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Thậm chí nhiều trường hợp, do hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ dịch COVID-19, người vay chủ động tìm đến sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng để xin giảm lãi, gia hạn… và đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ.
Tuy nhiên, không ít trường hợp, người đi vay không có thái độ thiện chí hợp tác, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Nhiều đối tượng còn lợi dụng thủ tục nhanh chóng, tiện lợi từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tín dụng để vay sau đó “bùng nợ”, không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với công ty.
Luật sư Tiền cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết do công ty tài chính, tín dụng chủ quan không rà soát kĩ danh sách khách vay. Nhân viên công ty tài chính không điều tra về thông tin khách hàng (kiểm tra số điện thoại và địa chỉ liên hệ của khách hàng, người thân khách hàng, lịch sử vay nợ của khách…) để đánh giá khả năng thanh toán khi đến hạn.
Do vậy, đến hạn thanh toán, nhân viên gọi điện cho cả khách nợ và người thân nhưng đều nhận được kết quả là nhầm số, số máy bận, số máy tạm khóa, thuê bao không liên lạc được… Thông báo thu hồi nợ thì không gửi được về nhà của khách nợ vì không đúng địa chỉ.
“Người vay cố tình chây ì, lợi dụng quy trình khởi kiện rắc rối để né tránh các khoản nợ phải trả. Với tâm lý không muốn mất tiền, người vay cố tình chặn máy của nhân viên thu hồi nợ, không nhận thông báo thanh toán từ công ty tài chính, từ chối mọi sự tác động khác từ phía nhân viên thu hồi nợ mặc dù có khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khách nợ có hiểu biết về quy định pháp luật, nhận thức được quy trình khởi kiện sẽ tốn thời gian và tiền bạc của công ty tài chính nên cố tình không trả nợ”, Luật sư Tiền chia sẻ.
Trong quá trình hoạt động tư vấn pháp luật, Luật sư Trần Xuân Tiền đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều người dân và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm nhiều công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Ngay trong thời điểm này, vị Luật sư cũng đang nhận được sự ủy quyền của hai công ty tài chính uy tín và lâu đời đã được nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
“Những công ty tài chính ủy quyền cho văn phòng để giải quyết những vụ việc quá nợ của khách hàng. Có những khách hàng ký hợp đồng vay tài sản với các công ty này nhưng đến thời điểm tất toán hợp đồng họ vẫn không thanh toán hết khoản nợ. Đối mặt với những trường hợp khó, các luật sư phải sử dụng phương pháp đàm phán, hòa giải mềm dẻo linh hoạt giúp người vay giải quyết khoản nợ một cách sớm nhất và các công ty tài chính lấy lại được số tiền cho vay”, Luật sư Tiền chia sẻ.
Phải trả giá đắt nếu cố tình bùng nợ
Trên thực tế, nhiều trường hợp người vay tiền của các công ty tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp, thủ đoạn khác nhau để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Không những vậy, các đối tượng này còn móc nối với những con nợ khác, cùng tìm cách trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính. Trên những trang mạng xã hội, hàng loạt hội nhóm với số lượng thành viên lớn được lập ra để các thành viên chia sẻ công khai cách thức quỵt nợ, bùng tiền của “nhà cái”.
“Lợi dụng sự lỏng lẻo trong việc xét duyệt hồ sơ vay của những tổ chức tín dụng, khách nợ bày nhau sử dụng hồ sơ, giấy tờ cá nhân giả, tài khoản xã hội ảo và sim rác để đăng ký vay tiền. Họ thậm chí còn thuê người đóng giả người thân khi có nhân viên gọi điện để kiểm tra chéo thông tin hoặc nhắc nợ. Nếu trót lọt thì không sao, nhưng trong một số trường hợp, người vay có thể gặp phải tình trạng bị “rút hầu bao” mà vẫn không thoát được khoản nợ. Ngoài ra, việc này có thể sẽ dẫn đến nhiều tệ nạn khác như dịch vụ nhận giúp bùng tiền, làm giả giấy tờ, buôn bán sim rác, bán danh bạ giả…”, Luật sư Tiền phân tích.
Theo Luật sư Tiền, nếu chứng minh được những đối tượng vay này có ý định chiếm đoạt số tiền vay bằng cách sử dụng các thủ đoạn gian dối như cung cấp thông tin giả,.....thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt lên tới 20 năm tù hoặc chung thân, ngoài ra người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm, hoặc bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
“Ngược lại, đối với trường vay không chịu trả, có ý định bùng nợ, người này có thể bị phạt tù đến 20 năm theo quy định Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, Luật sư Tiền nói.
Thực tế, những hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực đối với cả người đi vay và các công ty hoạt động tín dụng là rất lớn. Do đó, theo Luật sư Tiền cần phải có các biện pháp mang tính đồng bộ để hạn chế thấp nhất rủi ro cho các bên.
Về phía người dân, khi tiến hành ký kết các hợp đồng vay, hợp đồng tín dụng, cần phải cân nhắc, thận trọng khi lựa chọn các công ty tài chính uy tín. Đặc biệt, hầu hết các trường hợp đều là vay tín chấp, không bảo lãnh, nên rủi ro rất cao, cho nên bên vay khi giao kết hợp đồng phải đọc kỹ các điều khoản, tránh rơi vào tình trạng “bút sa gà chết”.
Về phía các công ty tài chính, Luật sư Tiền đề nghị cần phải sàng lọc hồ sơ các đối tượng vay, tránh cho vay ồ ạt không kiểm soát, dẫn tới tình trạng người vay chây ỳ, không trả nợ.
“Để đảm bảo công bằng trong môi trường kinh doanh, Nhà nước ta cũng cần có các chính sách hỗ trợ, quan tâm đối với các tổ chức tài chính. Bởi hiện nay, trên thực tế người dân có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng nhiều hơn do sự nhanh chóng, tiện lợi. Mặt khác, do chính sách vay vốn tại các ngân hàng, tuy đã dễ dàng hơn rất nhiều so với thời điểm trước đây, nhưng vẫn còn khá rườm rà, phức tạp so với thủ tục vay vốn tại các tổ chức tài chính tư nhân.
Do đó, việc tăng cường quản lý của nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, đảm bảo công bằng giữa ngân hàng và tổ chức tài chính trong lĩnh vực vay vốn là hết sức cần thiết. Điều này cũng giảm thiểu rủi ro đối với các tổ chức tài chính, cũng như bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của 2 bên khi có tranh chấp phát sinh”, Luật sư Tiền nêu quan điểm.
- Người vay tiền qua các app phải có trách nhiệm trả nợ như thế nào?
Từ khóa » Khách Hàng Quỵt Nợ Phải Làm Sao
-
Những Phản ứng Của Khách Nợ Và Cách Xử Lý
-
THU HỒI NỢ – NHỮNG PHẢN ỨNG CỦA KHÁCH NỢ VÀ CÁCH ...
-
Ứng Xử Thế Nào Khi Gặp Phải Khách Hàng "Chí Phèo" Hay Bùng Nợ?
-
Khách Mua Hàng Rồi "bùng Tiền", Xử Lý Thế Nào? - LuatVietnam
-
12 Bí Quyết Thu Hồi Nợ - PACE
-
Phải Làm Gì Khi Kinh Doanh Nhưng Bị Khách Hàng Quỵt Tiền? - SBS
-
Khi Khách Hàng Không Thanh Toán Công Nợ Theo Hợp đồng Thì Xử Lý ...
-
Tổng Hợp Các Cách đòi Nợ Khéo Léo, Thông Minh Và Hiệu Quả
-
Khởi Kiện đòi Tiền Khách Hàng Mua Hàng Không Thanh Toán
-
10 Tình Huống Bán Hàng Thực Tế - Cempartner
-
Nợ Tiền Bao Nhiêu Thì Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự ?
-
Vay Tiền Không Trả Phạm Tội Gì ? Xử Lý Hành Vi Không Chịu Trả Nợ ?
-
Cách Cho Cá Nhân Vay Tiền Hợp Pháp Và ít Bị Quỵt Nợ
-
1001 Cách đòi Nợ Khéo Léo Và đem Lại Hiệu Quả Cao Nhất Hiện Nay