THU HỒI NỢ – NHỮNG PHẢN ỨNG CỦA KHÁCH NỢ VÀ CÁCH ...

Th6 10 2021 Tắt

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường không tránh khỏi tình trạng đối tác “trả chậm” trong thanh toán. Đôi khi những khoản nợ chậm thanh toán này kéo dài, bị chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi khiến việc thu hồi nợ trở nên khó khăn, gây nên áp lực tài chính cho doanh nghiệp.

Khách nợ có thể đưa ra hàng trăm lý do nhằm trì hoãn các khoản nợ này, hoặc thậm chí né tránh khi người phụ trách thu hồi nợ đến đòi nợ.

Do vậy, để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác thu hồi nợ, người phụ trách thu hồi nợ cần dự liệu được các phản ứng của khách nợ có thể xảy ra để có cách xử lý hiệu quả nhất.

thu hồi nợ - những phản ứng của khách nợ và cách xử lý

1. Khách nợ từ chối làm việc

Thái độ lẩn tránh, không muốn gặp chủ nợ là trường hợp thường thấy trong tâm lý của các khách nợ.

Khách nợ có thể đưa ra hàng trăm nghìn lý do khác nhau để từ chối cuộc hẹn, không nghe điện thoại, không trả lời văn bản. Khi chúng ta gặp được khách nợ trực tiếp thì đang phải giải quyết nhiều công việc (ký hồ sơ, giấy tờ, nghe điện thoại, trao đổi công việc với nhân viên .v.v.) hoặc phải đang tiếp khách.

Cách xử lý:

Trường hợp này, hãy cố gắng chủ động xác lập một buổi hẹn làm việc. Buổi trao đổi có thể qua online hoặc gặp trực tiếp. Trong trường hợp khách nợ không trả lời các yêu cầu hẹn làm việc, thì chúng ta có thể tự xác lập một thời gian và địa điểm gặp khách nợ làm việc, thông qua email hoặc tin nhắn điện thoại. Các buổi gặp làm việc là khởi đầu cần thiết cho quá trình xử lý nợ hiệu quả.

2. Khách nợ dọa tố cáo hành vi đòi nợ của người phụ trách thu hồi nợ

Trước tiên, cần mềm mỏng, nhẹ nhàng giải thích cho khách nợ trong quá trình ứng xử, giao tiếp. Có thể xin lỗi nếu có lời nói hoặc cư xử chưa chuẩn mực.

Sau đó, nói rõ cho khách nợ biết rằng việc mình đến làm việc là nhằm tìm phương án giải quyết khoản nợ và giúp cho khách nợ có hướng giải quyết được khoản nợ, tránh để kéo dài và phát sinh các hệ quả không cần thiết trong tương lai.

3. Khách nợ có thái độ côn đồ, dùng vũ lực (xã hội đen)

Trên thực tế, một số trường hợp khách nợ không có thiện chí trả nợ và muốn quỵt nợ. Họ thể hiện bằng thái độ côn đồ, chửi bới, đe dọa, thậm chí dùng vũ lực, thuê xã hội đen dọa dẫm người phụ trách thu hồi nợ.

Nếu người thu hồi nợ sợ hãi thì khách nợ đã đạt được mục đích, khoản nợ có thể không thu hồi được.

Cách xử lý:

Trước hết, người phụ trách thu hồi nợ cần thể hiện thái độ tự tin, không sợ sệt với những hành vi đó. Tuy nhiên, người xử lý nợ không nên có các lời nói hoặc hành động thách thức trong những trường hợp như vậy. Nếu có thể, thì người xử lý nợ nên rút về, vì thường trong những tình huống như vậy thì cũng không thể xử lý nợ hiệu quả. Sau đó dùng các phương án xử lý khác để triển khai.

Trong một số trường hợp, có thể gọi cho công an tại khu vực để đến giám sát và khống chế (khi cần thiết) các hành vi quá khích của khách nợ.

4. Khách nợ thiện chí trả nợ nhưng khó khăn về tài chính

Đây là trường hợp thường xảy ra nhất.

Khách nợ cũng là doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác và khách hàng làm ăn. Họ luôn muốn giữ những mối quan hệ tốt đẹp với chúng ta. Do vấn đề khó khăn về tài chính nên không thể thanh toán được các khoản nợ cho chủ nợ.

Cách xử lý:

Trong trường hợp này, người phụ trách thu hồi nợ có thể vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách nợ.

  • Chấp nhận cho khách nợ trả theo nhiều đợt ngắn hạn sẽ tăng khả năng thu hồi khoản nợ hơn, nhưng phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng, và có các điều kiện nếu việc trả nợ không được thực hiện đúng như thỏa thuận.
  • Nên cân nhắc thanh toán bằng hàng hóa:
  • Trong trường hợp cần thiết, có thể cho khách nợ thanh toán bằng hàng hóa của họ. Bằng cách tạo điều kiện cho khách nợ, chúng ta sẽ nhận được sự hợp tác của khách nợ nhiều hơn.
  • Khi tình hình kinh doanh của khách nợ tiến triển, khách nợ sẽ gắn bó với doanh nghiệp của chủ nợ hơn.
  • Hỗ trợ khách nợ trong việc xử lý và thu hồi các khoản nợ từ các chủ thể khác.

Đây cũng được coi là một cách đòi nợ hiệu quả.

5. Khách nợ không hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ

Khách nợ có thể chưa hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ như cam kết, do vậy họ có thể chậm thanh toán các khoản nợ.

Nhưng trong nhiều trường hợp, khách nợ phàn nàn như một cái cớ để hoãn lại việc thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp.

Cách xử lý:

Trong trường hợp này, người phụ trách thu hồi nợ nên xử lý thật khéo léo và phù hợp:

  • Không nên bác bỏ ngay ý kiến phàn nàn hay phản ứng gay gắt lại với khách nợ.
  • Trước hết, người phụ trách thu hồi nợ cần lắng nghe khách nợ trình bày về chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp. Sau đó xem xét mọi vấn đề khách hàng phản ánh.
  • Nếu sự không hài lòng đó thực sự xuất phát từ chính hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp thì cần đưa ra lời xin lỗi hoặc cam kết để xoa dịu sự giận dữ của khách nợ.
  • Có thể giảm giá hàng hóa, dịch vụ khi thực sự có lỗi trong việc cung cấp hàng hóa hoặc có thể giảm bớt đến mức hợp lý các khoản nợ sao cho phù hợp với chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, doanh nghiệp vừa đảm bảo khách nợ sẽ thanh toán các khoản nợ, vừa giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng.

Hiện nay, đối với nhiều doanh nghiệp có các khoản nợ phức tạp, hoạt động thu hồi nợ quá nhiều, hoặc không có nhiều thời gian để làm công việc đó, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ kế toán ít ỏi, công việc đòi nợ cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty luật là một cách đòi nợ hiệu quả, đáng để các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn.

Việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê không ảnh hưởng gì tới dịch vụ pháp lý của công ty luật, trong đó bao gồm cả việc đại diện cho doanh nghiệp làm việc với khách nợ và tham gia tố tụng để yêu cầu khách nợ thanh toán khoản nợ. Mặt khác, tâm lý e ngại kiện tụng nên khi có sự tham gia của luật sư trong quá trình tố tụng thì bên nợ thường không chây ì, trốn tránh nghĩa vụ được nữa và khả năng thu hồi được khoản nợ thành công sẽ cao hơn.

Xương Rồng là công ty luật đã có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến xử lý nợ khó đòi. Hiện Xương Rồng có văn phòng ở các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Nai và có luật sư hoạt động khắp các tỉnh thành trên cả nước, để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc một cách nhanh chóng nhất.

Để được tư vấn nhanh nhất về thu hồi nợ, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ theo số hotline của công ty Luật Xương Rồng  0974966622, email: info@xuongrong.com.vn.

Total Page Visits: 1345 - Today Page Visits: 3

Từ khóa » Khách Hàng Quỵt Nợ Phải Làm Sao