Bên Vay Không Trả Nợ Có được Lấy Tài Sản Của Họ Hay Không?

Bên vay không trả tiền, siết nợ tài sản có được không? Luật sư tư vấn về nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo quy định của Bộ luật Dân sự và việc bên cho vay lấy tài sản của bên vay để siết nợ. Việc siết nợ tài sản của người vay có vi phạm pháp luật không? Nội dung tư vấn như sau:

Luật sư cho em hỏi. Cuối năm 20xx, Chồng em có cho người quen mượn 10 triệu đồng nhưng ko có ghi giấy nợ. Vì anh này thiếu nợ bọn giang hồ bị đánh nên chồng em thấy vậy nên mới lấy tiền hàng đưa cho anh ta mượn và anh ta hứa tháng sau sẽ trả lại. Nhưng qua 1 tháng thì không thấy anh ấy trả. Điện thoại lúc tắt nguồn lúc không nghe máy, nếu nghe máy thì anh ấy lại hẹn hết lần này tới lần khác. Gặp vợ anh ta hỏi thì chị ta nói không biết như muốn né tránh không muốn trả nợ cho vợ chồng em vậy.

Sau đó chồng em có gọi điện lại cho anh ấy thì a ấy kêu chưa có tiền, rồi chồng em mới nói nếu như không có tiền thì để lại 1 máy tiện để cấn nợ và anh ấy đồng ý. Đúng như anh ấy hẹn đến chồng em có gặp mặt trực tiếp vợ chồng anh ấy thì vợ chồng anh ấy hỏi tiền nhưng họ không nói chuyện đàng hoàng mà vẫy tay chào rồi lên xe máy đi. Lúc đó chồng em bức xúc quá nên có xuống kho nhà anh ấy đập ổ khóa để lấy máy tiện bỏ lên xe và chở lên trước nhà anh ta để chỉ để dằn mặt thôi chứ ko có ý chở đi tiêu thụ hay mang về nhà hết. Qua ba ngày thì anh ấy mang tiền qua trả cho chồng em. Và giờ thì vợ anh ta lại đi kiện chồng em ra tòa vì tội cố ý cưỡng đoạt tài sản của họ. Vậy cho em hỏi chồng em sẽ bị xử phạt như thế nào ạ. Có phải ở tù không ạ. Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất theo quy định của pháp luật dân sự việc vay tài sản là khoản tiền giữa vợ chồng bạn và người anh kia hoàn toàn là sự thỏa thuận, các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo như thỏa thuận từ trước, đây là hình thức vay tiền có thời hạn thì đến thời hạn đã định bên vay có nghĩa vụ trả nợ. Phía bên vay không trả nợ đúng hạn như vậy đã vi phạm nghĩa vụ và xâm phạm đến lợi ích của bên cho vay. Do vậy bên cho vay tức hai vợ chồng bạn có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục khởi kiện dân sự, gửi yêu cầu đến Tòa án để thực hiện việc khởi kiện yêu cầu phía bên vay thực hiện đúng nghĩa vụ.

Thứ hai, hành vi không đòi được nợ mà chồng bạn có xuống kho nhà đập ổ khóa để lấy 5 miếng gỗ bỏ lên xe và chở lên trước nhà bên vay như vậy là bất hợp pháp. Tuy nhiên tại điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội Cưỡng đoạt tài sản như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

...

Như vậy Đặc trưng cơ bản của tội này là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. Đồng thời để cấu thành tội danh này cần đáp ứng điều kiện về mục đích của hành vi, mục đích của việc uy hiếp tinh thần hay bằng những thủ đoạn khác để nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối chiếu với vụ việc của bạn vợ chồng bạn không rõ có hành vi đe dọa người này trước hay không nhưng sau khi có hành vi phá khóa lấy 5 tấm gỗ chở lên nhà người đang vay tiền và không nhằm mục đích chiếm đoạt phần tài sản này thì không cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản nhưng có thể cấu thành hoặc bị xử lý bởi tội phạm khác với hành vi tương ứng.

Từ khóa » Siết Nợ Hay Xiết Nợ