Benchbook Online >> 1.2.3. Áp Dụng Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

  • Thẩm phán cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có yêu cầu và có căn cứ) hoặc không có yêu cầu của đương sự nhưng theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Thẩm quyền quyết định, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS (đơn yêu cầu phải theo đúng quy định tại Điều 117 BLTTDS):- Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 BLTTDS, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.- Nếu tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 BLTTDS, nếu không chấp nhận Hội đồng xét xử không phải ra quyết định, chỉ thông báo công khai tại phiên toà nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên toà.
  • Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 BLTTDS, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
  • Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 BLTTDS trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Việc thay đổi, áp dụng bổ sung hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 117 và Điều 121, Điều 122 BLTTDS.

Từ khóa » Khẩn Cấp Tạm Thời