Thủ Tục áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật tố tụng hành chính 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Các biện pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ( Điều 68)
- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ( Điều 70)
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn; b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; d) Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện; đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể. 3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa. 4. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Khi tham gia tố tụng vụ án hành chính. Các đương sự có thể sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của luật này, khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục được. Đương sự có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn những hậu quả có thể xẩy ra đối với đương sự. Điều kiện, biện pháp, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều: 66, Điều 68, Điều 70 của Luật này. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự một cách tốt nhất, chúng tôi – Tư vấn luật Việt An, Công ty tư vấn luật chuyên pháp luật tố tụng hành chính sẽ giúp đương sự thực hiện các thủ tục liên quan đến áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Hành Chính.
Từ khóa » Khẩn Cấp Tạm Thời
-
Tổng Hợp 17 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự
-
Khái Niệm Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời? Đặc điểm, ý Nghĩa áp Dụng
-
17 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời - Luật An Phú
-
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP ...
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân Sự - Luật Hoàng Sa
-
Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Vào Ngày Nghỉ Có được Không?
-
Khi Nào được Yêu Cầu Tòa án áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời ...
-
Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân Sự Là Gì? Quy ...
-
Benchbook Online >> 3.4. Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
-
Benchbook Online >> 1.2.3. Áp Dụng Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
-
Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Quá Trình Giải Quyết Vụ ...
-
Thẩm Quyền Và điều Kiện áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời.