Benchbook Online >> 3.1.4. Xác định Thẩm Quyền Giám đốc Thẩm

Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTHS (các điều 279, 281)
  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Thẩm quyền giám đốc thẩm và thành phần Hội đồng giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 279 và Điều 281 BLTTHS.
    • Cần lưu ý quy định mới tại khoản 4 Điều 279 BLTTHS “Những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này (Điều 279 BLTTHS) thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc toàn bộ vụ án”.
    • Ví dụ: bản án sơ thẩm của Toà án huyện X đã xét xử đối với năm bị cáo. Chỉ có hai bị cáo kháng cáo và Toà án nhân dân tỉnh T quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với họ. Trong trường hợp này bản án sơ thẩm của Toà án huyện X đã có hiệu lực pháp luật đối với ba bị cáo không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật đối với hai bị cáo kháng cáo kể từ ngày tuyên án. Phát hiện cả hai bản án đều có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS và Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTHS thì thẩm quyền giám đốc thẩm đối với phần bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật thuộc Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh T. Theo quy định tại khoản 2 Điều 279 BLTTHS thì thẩm quyền giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm thuộc Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 279 BLTTHS thì trong trường hợp này Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.

    Từ khóa » Giám đốc Thẩm Luật Hình Sự