Bệnh Bại Liệt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đe dọa tới tính mạng do vi rút gây ra. Tuy nhiên, do được đưa vào tiêm chủng mở rộng từ những năm 1950 nên đã hạn chế được tình hình này.
Bệnh bại liệt là gì?
Bệnh bại liệt là do vi rút bại liệt gây ra. Đây là loại vi rút dễ lây lan giữa những người không tiêm vắc xin. Ở dạng nghiêm trọng nhất, bại liệt có thể tấn công tủy sống và não gây liệt.
Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bại liệt, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Triệu chứng bị nhiễm vi rút bại liệt
Hầu hết những người nhiễm vi rút bại liệt đều không có triệu chứng. Khoảng 25% người sẽ có triệu chứng giống cúm như:
- Điều chưa biết về vắc xin phòng bệnh bại liệt
- Phân biệt triệu chứng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) với Covid-19
- Mối nguy hiểm từ bệnh uốn ván khi không được tiêm phòng sớm
- Các nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị
- Tại sao trẻ nhiễm Adenovirus có nguy cơ nhập viện cao?
- Đau họng
- Mệt mỏi
- Bụng khó chịu
- Sốt
- Đau đầu
- Lưng hoặc cổ đau hoặc cảm giác cứng khớp
- Yếu cơ
- Đau bụng
- Nôn mửa
Các triệu chứng này thường sẽ biến mất trong khoảng 10 ngày.
Một số ít người nhiễm vi rút bại liệt nặng hơn thì sau khi gặp phải các triệu chứng nhẹ ở trên sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng:
- Mất phản xạ
- Đau hoặc yếu cơ nghiêm trọng
- Chân tay mềm
- Cảm giác kim châm ở chân
- Tay, chân bị liệt hoặc cả hai
- Viêm màng não (nhiễm trùng trong não, tủy sống hoặc cả hai)
Bệnh bại liệt có thể đe dọa tới tính mạng nếu các cơ dùng để thở yếu đến mức không còn hoạt động.
Nhiều năm sau khi bị bại liệt, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Đây được gọi là “hội chứng sau bại liệt”, cụ thể như:
- Gặp vấn đề về thở và nuốt
- Mất cơ
- Rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ
- Gặp sự cố khi xử lý nhiệt độ thấp
Bệnh bại liệt khác với bệnh viêm tủy cấp tính (AFM), một tình trạng hiếm gặp nhưng cũng nghiêm trọng khi tấn công hệ thần kinh và khiến cơ bắp yếu đi. Một số người gọi AFM là căn bệnh giống như bại liệt nhưng không phải là do một loại vi rút gây ra.
Nguyên nhân gây bại liệt và các yếu tố nguy cơ
Bệnh bại liệt do vi rút gây ra nên chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với vi rút bại liệt mới có thể nhiễm bệnh. Nguyên nhân có thể do lây truyền giữa người với người khi tiếp xúc với đối tượng có vi rút. Nếu bị nhiễm vi rút, thì chúng sẽ sống trong cổ họng và ruột của người bệnh.
Quá trình lây nhiễm bệnh
Vi rút khi đã ở trong cơ thể người sẽ xâm nhập vào sâu bên trong. Người ta thường bị nhiễm vi rút bại liệt khi:
- Tiếp xúc với phân của người bị bệnh bại liệt. Đó có thể do đưa một vật có dính phân lên miệng hoặc bị dính phân trên tay và đưa tay vào miệng. Thức ăn hoặc nước nhiễm phân nhiễm bệnh cũng làm lây lan bệnh bại liệt.
- Hít phải giọt nhỏ do người bệnh bại liệt ho hoặc hắt hơi cũng dễ lây truyền bệnh. Tuy nhiên cách lây truyền này ít phổ biến hơn.
Ngay cả người không có triệu chứng bại liệt nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác nếu vi rút bại liệt có sẵn trong cơ thể.
Dù bệnh bại liệt chủ yếu ảnh hưởng tới trẻ dưới 5 tuổi, nhưng người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu như chưa từng tiêm vắc xin ngừa bại liệt.
Phương pháp điều trị bại liệt
Nếu bị nhiễm vi rút bại liệt, bác sĩ sẽ tập trung đảm bảo cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và cố gắng ngăn ngừa biến chứng. Một số cách điều trị như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Dùng máy thở
- Vật lý trị liệu để giúp cơ bắp hoạt động
- Nghỉ ngơi tại giường và truyền nước khi xuất hiện các triệu chứng giống như cúm
- Dùng thuốc chống co thắt để thư giãn cơ bắp
- Dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Dùng đệm sưởi ấm nếu bị đau nhức và co thắt cơ
- Phục hồi chức năng phổi để trị các biến chứng phổi
- Áp dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như: xe lăn, xe điện, gậy.
Phòng chống bệnh bại liệt
Không có cách chữa khỏi bệnh bại liệt nên tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất.
Trước khi được đưa vào tiêm chủng mở rộng từ năm 1950, vi rút bại liệt đã làm cho hàng nghìn người bị liệt mỗi năm. Sau khi vắc xin được đưa vào tiêm chủng đã hạn chế được tối đa số trường hợp mắc bệnh.
Có hai loại vắc xin:
- Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV): Thường sẽ được nhận dưới dạng tiêm vào bắp chân hoặc cánh tay.
- Vắc xin bại liệt đường uống (OPV): Là loại vắc xin cũ hơn nhưng vẫn được áp dụng trên toàn thế giới.
Thường trẻ em hiện nay được tiêm 4 liều vắc xin IPV, mỗi liều ở các độ tuổi:
- 2 tháng
- 3 tháng
- 4 tháng
- Sau 12 tháng và trước 24 tháng
Kể từ năm 1988, số ca bại liệt trên thế giới đã giảm tới 99%. Hoa Kỳ không có trường hợp mắc bệnh kể từ năm 1979. Năm 2018, thống kê trên toàn thế giới chỉ còn 33 trường hợp bị bại liệt. Vì thế, cách tốt nhất để xóa sổ bệnh bại liệt trên toàn cầu là bảo đảm tất cả trẻ em đều được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Đào Tâm
Tin liên quan
Phân biệt triệu chứng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) với Covid-19
Mối nguy hiểm từ bệnh uốn ván khi không được tiêm phòng sớm
Các nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị
Từ khóa » Cách Phòng Tránh Bệnh Bại Liệt
-
Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nhận Biết Triệu Chứng Bệnh Bại Liệt để Phòng Tránh Hiệu Quả - VNVC
-
Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Bại Liệt - YouTube
-
Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bỏ Túi Mọi Thông Tin Cần Ghi Nhớ Nhất Về Bệnh Bại Liệt | Medlatec
-
Bệnh Bại Liệt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỆNH BẠI LIỆT - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Bại Liệt, Những điều Cần Biết Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
-
Bệnh Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bại Liệt
-
Phòng Ngừa Bệnh Bại Liệt: Uống đủ 03 Liều Vắc Xin Bại Liệt (OPV) Trẻ ...
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Bại Liệt
-
Người Lớn Có Cần Chủng Ngừa Bệnh Bại Liệt? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Bệnh Hội Chứng Sau Bại Liệt - Vinmec
-
Bệnh Bại Liệt Và Cách Phòng Chống - CDC Quảng Ninh