Phòng Ngừa Bệnh Bại Liệt: Uống đủ 03 Liều Vắc Xin Bại Liệt (OPV) Trẻ ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền qua đường tiêu hoá do vi rút Polio, có thể lây lan thành dịch. Biểu hiện bệnh là hội chứng liệt mềm cấp, vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến tấn công hạch bạch huyết, xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động vỏ não. Con người là nguồn chứa duy nhất của vi rút bại liệt, lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường phân – miệng. Vi rút bại liệt từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào cơ thể người phát triển trong đường tiêu hóa của người, đào thải qua phân ra ngoài môi trường sống và tiếp tục gây bệnh cho người khác. Người bệnh có khả năng đào thải vi rút từ 10 ngày trước và 14 ngày sau khi khởi phát. Người lành mang vi rút cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh bí ẩn và kéo dài trong cộng đồng khó phát hiện và phòng ngừa. Vì người là nguồn chứa vi rút bại liệt duy nhất nên việc tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất.
Triệu chứng bệnh bại liệt:
- Thể liệt mềm cấp điển hình: chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
- Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy.
- Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể phục hồi trong vài ngày.
- Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, thể nhẹ có thể biến chuyển sang nặng.
Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng bệnh bại liệt:
Vắc xin bại liệt đường uống OPV: Vắc xin sống giảm độc lực dạng uống (OPV) chứa vi rút bại liệt sống đã làm suy yếu, có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch, miễn dịch này giúp cho cơ thể phòng vệ không cho vi rút xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin bại liệt dạng uống này nằm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và trẻ được uống khi 2,3, và 4 tháng tuổi (uống 03 liều OPV)
Vắc xin bại liệt đường tiêm IPV: Vắc xin bất hoạt dạng tiêm (IPV) chứa vi rút bại liệt được làm chết (sau khi xử lý bất hoạt) có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh. Tiêm vắc xin IPV được đưa vào chiến dịch tiêm nhắc lại cho trẻ.
Vắc xin phòng bệnh bại liệt phối hợp: Tại các điểm tiêm phòng dịch vụ, các loại vắc xin phối hợp có thành phần ngừa bại liệt bao gồm: Vắc xin 6 in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và 6 in1 Hexaxim (Pháp) ngừa được 6 bệnh bao gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra. Vắc xin 5 in1 Pentaxim (Pháp) ngừa được 5 bệnh bao gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh gây do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib). Vắc xin Tetraxim (Pháp) ngừa được 4 bệnh bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Đối tượng nào cần tiêm phòng bại liệt?
Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm vi rút bại liệt là những người chưa được tiêm phòng vắc xin bại liệt. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 7 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh bại liệt.
Hiện nay, lịch uống và tiêm vắc xin bại liệt của chương trình TCMR là uống 3 liều vắc xin bại liệt (OPV) vào thời điểm trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi, khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV).
Đối với tiêm phòng dịch vụ, các mũi tiêm có thành phần bại liệt bao gồm:
Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và 6in1 Hexaxim (Pháp), vắc xin 5in1 Pentaxim (Pháp) tiêm 3 mũi chính từ 2, 3, 4 tháng tuổi. Mũi 4 tiêm nhắc lại khi trẻ 16 đến 18 tháng tuổi.
Vắc xin phòng 4 bệnh Tetraxim (Pháp) nên được bắt đầu từ tháng thứ 2. Hai mũi tiếp theo tiêm cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng. Mũi nhắc lại được tiêm vào năm thứ 2.
Những phản ứng phụ sau khi uống/tiêm vắc xin bại liệt?
Cũng như những loại vắc xin khác, vắc xin bại liệt qua đường uống hoặc đường tiêm cũng có những tác dụng không mong muốn như: sưng, đau tại vị trí tiêm, sốt, quấy khóc sau khi uống vắc xin. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vắc xin. Tuỳ vào cơ địa của từng trẻ, có trẻ không sốt, có trẻ sốt sau vài ngày, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin bại liệt:
- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
- Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…).
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).
Không nên trì hoãn tiêm chủng nếu chỉ mắc các bệnh đường hô hấp hoặc cấp tính nhẹ mà không sốt, vì chỉ khi tiêm phòng đúng liều đúng lịch, vắc xin mới đạt được hiệu phòng bệnh tốt nhất.
Theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm phòng vắc xin bại liệt: Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng tới sức khoẻ, đa số các phản ứng thường gặp như đau, xuất hiện quầng đỏ, sưng tại nơi tiêm, sốt nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, để đề phòng những phản ứng không mong muốn, Quyết định 2535/QĐ- BYT của Bộ Y tế đã hướng dẫn chi tiết cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng: Người được tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em thì ba mẹ, người thân nên theo dõi và chăm sóc trẻ, lưu ý các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm:
- Toàn trạng;
- Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ;
- Dấu hiệu về nhịp thở;
- Nhiệt độ, phát ban;
- Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)
- Trẻ em sau khi tiêm chủng cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
- Người được tiêm chủng cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng của người được tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở…
Để đảm bảo miễn dịch đầy đủ để phòng bệnh bại liệt ngoài việc uống đủ 03 liều vắc xin bại liệt OPV trẻ cần được tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt IPV, nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch vào lúc 5 tháng tuổi thì cần được tiêm càng sớm càng tốt sau đó. Phòng bệnh bại liệt bằng uống vắc xin bại liệt (OPV), tiêm vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV). Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các bậc cha/mẹ đưa trẻ đến tiêm vắc xin bại liệt uống (OPV) đủ 03 liều thì cần sử dụng thêm 1 liều IPV tiêm trong lịch tiêm chủng thường xuyên, hoặc ở các đợt chiến dịch tiêm bổ sung./.
Bác sĩ. PHƯỚC NHƯỜNG
Từ khóa » Cách Phòng Tránh Bệnh Bại Liệt
-
Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nhận Biết Triệu Chứng Bệnh Bại Liệt để Phòng Tránh Hiệu Quả - VNVC
-
Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Bại Liệt - YouTube
-
Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bỏ Túi Mọi Thông Tin Cần Ghi Nhớ Nhất Về Bệnh Bại Liệt | Medlatec
-
Bệnh Bại Liệt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỆNH BẠI LIỆT - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Bại Liệt, Những điều Cần Biết Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
-
Bệnh Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bại Liệt
-
Bệnh Bại Liệt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Bại Liệt
-
Người Lớn Có Cần Chủng Ngừa Bệnh Bại Liệt? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Bệnh Hội Chứng Sau Bại Liệt - Vinmec
-
Bệnh Bại Liệt Và Cách Phòng Chống - CDC Quảng Ninh