Bệnh Block Nhánh - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Block nhánh là một bệnh không có những triệu chứng cụ thể nên rất khó để nhận biết, đồng thời chưa có cách điều trị đặc hiệu. Bệnh gây ra những biến chứng liên quan đến các bệnh về tim mạch.
1. Block nhánh là bệnh gì
2. Triệu chứng của bệnh block nhánh
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Nguyên nhân gây ra block nhánhn
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh block nhánh
4. Biến chứng của bệnh block nhánh
5. Điều trị
- Chuẩn bị trước khi đi khám
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
6. Bác sĩ điều trị
7. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh Block nhánh là gì?
Block nhánh là tình trạng trì hoãn hoặc gián đoạn đường dẫn truyền xung điện đi qua cơ tim để tạo nhịp tim. Sự trì hoãn hoặc gián đoạn có thể xảy ra trên đường dẫn truyền đi từ trái sang phải giữa hai thất của tim. Block nhánh thỉnh thoảng làm cho tim bơm máu không hiệu quả vào hệ thống tuần hoàn cơ thể.
Không có điều trị đặc hiệu cho block nhánh. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây ra block nhánh như là bệnh tim cần phải được điều trị.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh Block nhánh
Hầu hết, block nhánh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh nhân có thể có một số biểu hiện sức khỏe bất thường nhưng không hề biết có block nhánh.
Một số bệnh nhân có triệu chứng, bao gồm:
- Ngất
- Choáng váng
- Đau ngực
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bệnh nhân có ngất, đi khám ngay để loại trừ nguyên nhân nguy hiểm gây ra triệu chứng ngất.
Nếu có bệnh tim, hoặc bác sĩ chẩn đoán có block nhánh, tham khảo ý kiến bác sĩ về bệnh.
Bệnh nhân nên có một thẻ khám bệnh cảnh báo về bệnh của bản thân, phòng khi trong trường hợp khẩn cấp, mà không có mặt bác sĩ điều trị riêng của bệnh nhân tại đó.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
3. Nguyên nhân gây ra bệnh Block nhánh
Thông thường dòng xung điện đi qua cơ tim giúp tim tạo ra nhịp. Dòng xung điện đi theo đường dẫn truyền gồm có bó nhánh phải và bó nhánh trái. Nếu một hoặc cả hai nhánh có vấn đề, ví dụ ngưng tim, điều này làm gián đoạn đường dẫn truyền xung điện và gây ra rối loạn nhịp tim.
Nguyên nhân của block nhánh phụ thuộc vào nhánh trái hay nhánh phải bị ảnh hưởng. Nguyên nhân đặc hiệu có thể bao gồm:
Block nhánh trái
- Bệnh tim
- Viêm cơ tim
- Cao huyết áp
- Suy tim sung huyết
Block nhánh phải
- Bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ)
- Viêm cơ tim
- Cao huyết áp
- Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi)
- Nhồi máu cơ tim
Block nhánh trái và phải
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Block nhánh
Yếu tố nguy cơ của block nhánh bao gồm:
- Tuổi tác: thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn người trung niên.
- Trải qua một số vấn đề sức khỏe bất thường: người có cao huyết áp hoặc bệnh tim dễ bị block nhánh hơn người bình thường.
4. Tác hại và biến chứng của bệnh Block nhánh
Bệnh Block nhánh thường không gây ra các triệu chứng nên nhiều người thường xem nhẹ căn bệnh này. Bệnh Block nhánh nếu không được chữa trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như các bệnh về tim. Biến chứng chủ yếu của block nhánh là làm cho nhịp tim chậm, có thể có ngất, hoặc gây thiếu máu não.
Bệnh nhân có cơn ngưng tim kèm theo block nhánh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao hơn bệnh nhân có ngưng tim nhưng không kèm block nhánh.
Vì block nhánh có ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim, gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác các bệnh tim khác, đặc biệt là ngưng tim, do đó dẫn tới trì hoãn trong điều trị các triệu chứng bệnh tim khác.
5. Các phương pháp điều trị bệnh Block nhánh
Chuẩn bị trước khi đi khám
Lần đầu tiên bệnh nhân đi khám bác sĩ tim mạch, bệnh nhân nên chuẩn bị:
- Hiểu rõ được một số nguyên tắc trước khám: cấm thức uống có caffeine trước khi kiểm tra chức năng tim.
- Ghi ra giấy bất kỳ triệu chứng đã trải qua: kể cả những triệu chứng không liên quan tới lí do gặp bác sĩ.
- Ghi lại thông tin cá nhân cần thiết: những vấn đề căng thẳng gần đây hay những thay đổi trong cuộc sống.
- Ghi lại danh sách thuốc, vitamin và thuốc bổ đang dùng, nên ghi liều lượng dùng.
- Nhờ người thân hay bạn bè đi cùng: có thể bệnh nhân không nhớ hết thông tin cần cung cấp, người thân hay bạn bè sẽ giúp nhớ lại những thông tin bệnh nhân quên.
- Ghi ra trước những câu hỏi cần hỏi bác sĩ.
Chẩn đoán
Một số test kiểm tra có thể được dùng để chẩn đoán block nhánh:
- Điện tâm đồ: bác sĩ dùng thiết bị để ghi lại điện tâm đồ của bệnh nhân nhờ vào các điện cực gắn vào người bệnh nhân. Bất thường trên điện tâm đồ sẽ cho biết có block nhánh hay không.
- Siêu âm tim: siêu âm tim được dùng để xác định vị trí bất thường của đường dẫn truyền, chỉ ra nguyên nhân của block nhánh. Siêu âm tim dùng sóng âm để tái tạo hình ảnh của tim, qua đó bác sĩ thấy được sự hoạt động của tim.
Siêu âm tim giúp bác sĩ thấy rõ cấu trúc tim, đo được độ dày của cơ tim, và đánh giá được chức năng van tim.
Điều trị
Đa số bệnh nhân có block nhánh thường không có triệu chứng và không cần điều trị.
Tuy nhiên, có một tình trạng tim mạch gián tiếp gây ra block nhánh cần được điều trị. Việc điều trị những tình trạng này bao gồm việc dùng thuốc để hạ huyết áp hoặc giảm bớt tình trạng suy tim hoặc nong mạch vành bằng bóng để thông mạch vành nuôi tim.
Ngoài ra, còn phụ thuộc vào triệu chứng và những vấn đề liên quan tới tim, bác sĩ sẽ đưa ra một số khuyến cáo:
Đặt máy tạo nhịp: đối với bệnh nhân có block nhánh và tiền sử có ngất, bác sĩ sẽ khuyến cáo đặt máy tạo nhịp. Máy tạo nhịp là thiết bị cấy ghép dưới da, đặt ở ngực trên và có hai dây điện cực cấy vào cơ tim bên phải. Máy tạo nhịp cung cấp xung điện khi cần để giữ nhịp tim bệnh nhân bình thường.
Tái đồng bộ tim: được biết với tên gọi là tạo nhịp hai thất, tương tự đặt máy tạo nhịp. Tuy nhiên, ngoài hai dây điện cực giống đặt máy tạo nhịp, còn có dây thứ ba cấy vào cơ tim bên trái để thiết bị đồng bộ nhịp tim hai bên.
Điều trị block nhánh bằng máy tạo nhịp
Lưu ý sau đặt máy tạo nhịp:
- Theo dõi định kỳ máy tạo nhịp: thời gian còn lại của pin, bác sĩ kiểm tra máy định kỳ để xác định điện cực còn đúng vị trí không.
- Dùng thuốc theo toa bác sĩ để tránh hoặc phòng ngừa các loạn nhịp khác.
- Tránh tác động của từ trường hoặc máy quét sân bay.
- Tránh làm nặng, tập thể dục quá sức hay leo cao.
- Luôn mang theo sổ kiểm tra máy khi tái khám.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Chưa có biện pháp phòng ngừa loạn nhịp. Nhưng thói quen sinh hoạt cũng góp phần làm chậm tiến triển của block nhánh:
- Cai thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Hạn chế chất béo: da, lòng, mỡ, ưu tiên dùng dầu thực vật.
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không lạm dụng thuốc bổ, thuốc giảm cân vì một số thuốc làm chậm nhịp tim gây ra block nhánh.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước sử dụng.
- Kiểm soát đường huyết, huyết áp, cân nặng.
- Tập thể dục theo tình trạng sức khỏe.
Khi bạn điều trị bệnh block nhánh tại Hello Doctor, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình. Liên lạc ngay với chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Block Nhánh Trái Trước
-
Điện Tâm đồ Chẩn đoán Block Nhánh Trái Trước (LAFB)
-
Điện Tâm đồ Chẩn đoán Block Nhánh Trái (LBBB)
-
Điện Tâm đồ Block Nhánh Và Phân Nhánh - Health Việt Nam
-
[PDF] RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN TRONG THẤT
-
Block Nhánh Và Block Phân Nhánh - Rối Loạn Tim Mạch - MSD Manuals
-
Tìm Hiểu Hiện Tượng Block Nhánh Trái ở Tim | Vinmec
-
Block Nhánh Trên điện Tâm đồ - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
ECG BLOCK DẪN TRUYỀN - SlideShare
-
Nhồi Máu Cơ Tim Kèm Block Nhánh Trái: Những điều Bác Sỹ Cần Biết
-
Block Nhánh Trái: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Block Phân Nhánh: Bệnh Lý Tim Mạch Thường Gặp Bạn Cần Biết
-
Nhồi Máu Cơ Tim Có Bloc Nhánh Trái Trên điện Tâm đồ
-
Nhồi Máu Cơ Tim Có Bloc Nhánh Trái Trên điện Tâm đồ | Tim Mạch Học