Bệnh Care ở Chó: Chữa Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Bệnh Care ở chó (sài sốt chó) còn được biết đến với tên khoa học là Fibris Catarrhalis Infectionsa Canium. Đây không phải là một bệnh thường gặp nhưng lại mang đến những nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe của cún cưng. Bệnh Care được gây ra bởi một loại virus đặc thù có tên là Canine Distemper, thuộc nhóm Paramyxo. Điểm đáng chú ý là virus này có cấu trúc RNA nằm trong nhiễm sắc chất và nhân tế bào, tạo ra một thể đặc trưng được gọi là thể Lents. Với sự lây lan mạnh mẽ của nó, việc nắm vững kiến thức và biện pháp phòng ngừa trở nên vô cùng quan trọng.
MỤC LỤC ẩn 1. Bệnh care ở chó là gì? 1.1. Bệnh care ở chó có chữa được không? 1.2. Bệnh care ở chó có lây sang người không? 1.3. Bệnh care ở chó có lây sang mèo không? 2. Độ tuổi chó bị Care thường gặp 3. Triệu chứng dấu hiệu bệnh Care ở chó 3.1. Biểu hiện lâm sàng 3.2. Các triệu chứng chính 3.3. Giai đoạn cuối 3.4. Phân biệt với các bệnh khác 4. Di chứng của bệnh care ở chó 5. Phác đồ cách trị bệnh Care ở chó tại nhà 5.1. Quy trình điều trị 5.2. Dùng thuốc chống Virus và kháng viêm 5.3. Kháng vi khuẩn 5.4. Điều trị triệu chứng 5.5. Tăng cường miễn dịch 5.6. Kinh nghiệm dân gian 6. Cách phòng tránh bệnh Care ở chó 6.1. Miễn dịch truyền từ chó mẹ sang con 6.2. Tiêm phòng bệnh Vaccine đầy đủ 6.3. Kiểm soát môi trường sốngHãy cùng Pet Mart đi sâu vào khám phá và tìm hiểu rõ hơn về bệnh Care ở chó. Bài viết không chỉ giúp bạn bảo vệ thú cưng mà còn giúp cộng đồng người nuôi chó trở nên thông thái hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho những người bạn nhỏ của mình.
Bệnh care ở chó là gì?
Bệnh Care có thể lây từ chó mắc bệnh sang chó khỏe mạnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch thể như nước mũi, nước mắt, và nước bọt. Virus có thể xâm nhập cơ thể chó qua đường hô hấp, tiêu hóa, hoặc thậm chí qua da. Virus Care có mặt trong máu, tạng và các chất bài tiết khác của chó. Nước tiểu của chó mắc bệnh thường chứa virus, cũng như các bộ phận khác như óc, lách, và tuỷ xương.
Thời kỳ nung ủ của bệnh kéo dài từ 3-6 ngày và có thể đạt đỉnh ở 17-21 ngày. Virus Care sau khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc sẽ lan rộng, gây ra các triệu chứng như sốt, bại huyết và các biến chứng do vi khuẩn kế phát.
Virus Care có độ bền yếu ở môi trường ngoại vi, bị tiêu diệt sau vài giờ ở điều kiện tiêu chuẩn và nhanh chóng bị tiêu diệt dưới tác động của nhiệt và chất khử trùng. Ở 550c/1h + 600c/30 phút +100 trong vòng 35 ngày. Trong xác chết lên men thối nó chỉ sống được 38h. Các chất sát trùng thông thường NaOH, Focmon có thể tiêu diệt được virus bệnh Care ở chó dễ dàng.
Bệnh care ở chó có chữa được không?
Hiện nay không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh này, nhưng việc điều trị hỗ trợ có thể giúp làm giảm triệu chứng và tăng cơ hội sống sót cho chó. Nếu nghi ngờ chó của bạn mắc bệnh Care, bạn nên đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức. Sự can thiệp sớm và điều trị hỗ trợ có thể cải thiện cơ hội sống sót cho chó.
Bệnh care ở chó có lây sang người không?
Bệnh Care ở chó (còn gọi là bệnh sài sốt chó hoặc bệnh Distemper) gây ra không lây sang người. Virus Canine Distemper chỉ ảnh hưởng đến một số loài động vật, chủ yếu là chó và một số loài động vật hoang dã như chồn, sói, sư tử, và hải cẩu. Người không bị ảnh hưởng bởi virus này.
Bệnh care ở chó có lây sang mèo không?
Chó bị Care không lây từ chó sang mèo. Tuy nhiên, mèo cũng có một bệnh tương tự gọi là bệnh Distemper mèo (hay còn gọi là bệnh dại mèo), do một virus khác gây ra. Dù tên gọi có sự giống nhau, nhưng 2 loại virus này là hoàn toàn khác biệt và không lây truyền giữa chó và mèo. Vì vậy, nếu bạn đang nuôi cả chó và mèo trong nhà, việc chó mắc bệnh Care (Distemper) sẽ không ảnh hưởng đến mèo của bạn.
Độ tuổi chó bị Care thường gặp
- Mọi giống chó cảnh đều có thể mắc phải bệnh Care, nhưng nguy cơ cao nhất thường gặp ở chó trong khoảng độ tuổi từ 2-12 tháng.
- Chó con ở độ tuổi 3-4 tháng có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao, lên tới 90-100%.
- Chó trưởng thành có thể mang virus mà không xuất hiện triệu chứng bệnh lý. Nhưng mức độ nguy hiểm thấp do chó trưởng thành đã có sức đề kháng tốt.
- Chó nhập từ Trung Quốc hoặc chó đẻ tại Việt Nam mà không rõ nguồn gốc hoặc không xác minh được đã tiêm phòng hay chưa thường có nguy cơ cao mắc bệnh Care.
Triệu chứng dấu hiệu bệnh Care ở chó
Bệnh Care ở chó là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Để chẩn đoán chính xác và kịp thời, việc nhận biết đúng các triệu chứng của bệnh Care ở chó là vô cùng quan trọng. Khi nghi ngờ chó của mình mắc bệnh, nên đưa đến gặp bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời. Những triệu chứng bệnh Care ở chó thường gặp như:
Biểu hiện lâm sàng
- Đối với chó con: các biểu hiện bệnh Care ở chó thường rõ ràng và đặc trưng, giúp chẩn đoán dễ dàng. Lịch sử tiêm phòng cũng giúp định hình khả năng mắc bệnh. Chó con không được tiêm phòng đúng lúc (3-6 tháng tuổi) có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Đối với chó trưởng thành và chó già: các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phế quản hay khí quản truyền nhiễm.
Các triệu chứng chính
- Triệu chứng tiêu hóa: Gồm viêm dạ dày-ruột, nôn mửa, chó bị tiêu chảy phân lỏng. Niêm mạc ruột và máu, và chó thường khát nước mạnh.
- Triệu chứng hô hấp: Bao gồm viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi. Chó khó thở, có nước mũi, thậm chí nước mũi có thể lẫn máu.
- Triệu chứng trên da và lông: Phần da bụng, trong đùi, bẹn, mi mắt có thể xuất hiện mụn đỏ hoặc vàng. Gang bàn chân có thể tăng sinh sau 3 tuần. Có thể xuất hiện mụn đỏ hoặc vàng trên da. Gang bàn chân có thể tăng sinh sau 3 tuần. Chó thường cảm thấy buồn bả, ủ rũ và có thể trở nên hung dữ.
- Triệu chứng thần kinh: Chó bệnh Care thường cảm thấy buồn bả, ủ rũ hoặc trở nên hung dữ. Triệu chứng có thể tiến triển thành co giật, run rẩy và cuối cùng dẫn đến bại liệt. Thể thần kinh phân làm 4 loại:
- Miệng há – đớp, đầu và một chân. Giật 2 chân hoặc cả 4 chân giật có quy luật.
- Vận động không phương hướng.
- Động kinh, không tự chủ được miệng cắn bất kỳ vật gì gần miệng. Miệng chảy nước bọt màu trắng, có khi có lẫn máu. Tự động tiểu, đại tiện, co giật liên hồi không nghỉ, chạy lung tung, vô thức. Cuối cùng toàn thân mất lực nằm một chỗ nghỉ.
- Thân sau không động đậy được hoặc liệt.
Giai đoạn cuối
Bệnh care ở chó giai đoạn cuối tỷ lệ tử vong là rất cao với những triệu chứng sau:
- Rối loạn thần kinh: Co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân hay bóng đái. Chó có thể đi loạng choạng, đứng lên và ngã liên tục. Xuất hiện run rẩy, méo mặt, mắt to mắt nhỏ. Có thể ủ rũ, buồn rầu hoặc trở nên hung dữ và khó kiểm soát. Co giật liên hồi, vô thức và không thể tự kiểm soát miệng, cắn bất cứ vật gì gần miệng. Miệng chảy nước bọt màu trắng, thậm chí có thể lẫn máu. Mất kiểm soát việc tiểu tiện và đại tiện.
- Sức khỏe giảm sút nhanh: Tình trạng ủ rũ, mệt mỏi và sức kháng cự yếu. Chó có thể bỏ ăn hoàn toàn và từ chối nước. Sự mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy kéo dài và/hoặc ói mửa. Nhiệt độ cơ thể giảm, loạn nhịp tim. Dấu hiệu mắt trũng, da nhăn nheo, và bụng hóp vào.
- Da và niêm mạc: Niêm mạc mắt có thể viêm nặng, mắt có thể trở nên đục và chó có thể mù. Vết thương không lành, biểu hiện nổi mụn và vẩy trên da.
- Hô hấp: Khó thở, thở nhanh và khò khè. Chảy nước mũi, có thể lẫn với máu. Ho liên tục, đôi khi kèm theo dịch từ phổi.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy nặng kèm theo máu. Nôn mửa liên tục. Chó có thể không tự chủ được khi đi tiểu và đại tiện.
Phân biệt với các bệnh khác
- Bệnh cảm mạo: Có các triệu chứng giống nhau ở giai đoạn đầu.
- Viêm phổi: Chó bị viêm phổi thường mắc phải khi thời tiết thay đổi. Điều trị bằng kháng sinh có thể giúp chó phục hồi trong vòng 5-7 ngày.
- Bệnh Parvo: Có một số triệu chứng giống nhau như tiêu chảy, nhưng có sự khác biệt ở màu và độ đặc của phân.
- Bệnh dại: Có các biểu hiện rõ ràng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh chó dại.
- Bệnh viêm gan do virus ở chó: Phân thành khuôn nhưng phân sống. Bụng chướng to do gan sưng, báng nước. Niên mạc mắt viêm nặng hơn Care, trong giống như cùi nhãn.
Di chứng của bệnh care ở chó
Bệnh Care ở chó là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gây ra các biểu hiện lâm sàng nặng nề và nguy cơ tử vong cao. Mặc dù nhiều chó có thể phục hồi sau khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh này vẫn có thể để lại một số di chứng đáng quan ngại. Một số di chứng thường gặp sau khi chó bị bệnh Care bao gồm:
- Thần kinh: Các biểu hiện như đi loạng choạng, đứng lên ngã xuống, run rẩy. Tình trạng ủ rũ, buồn bả hoặc hung dữ. Trong một số trường hợp nặng, chó có thể mắc các tình trạng bại liệt hoặc co giật.
- Lông và da: Vết thương khó lành, không tạo thành sẹo. Mụn hoặc các vết viêm nhiễm có thể xuất hiện ở những vùng da mỏng hoặc ít lông.
- Hệ tiêu hóa: Khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài. Chó có thể trở nên kén chọn với thức ăn.
- Hô hấp: Các vấn đề liên quan đến hô hấp như khó thở, ho hoặc chảy nước mắt có thể kéo dài sau khi bệnh đã được chữa trị.
- Sinh sản: Con đực bị viêm niêm mạc túi dương vật. Con cái có chửa có thể dẫn đến sảy thai.
Phác đồ cách trị bệnh Care ở chó tại nhà
Bệnh sài sốt ở chó, thường được biết đến với tên gọi “bệnh Care”, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho chó vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Rất khuyến khích bạn đưa chó đến gặp bác sĩ thú y thay vì tự điều trị tại nhà khi nghi ngờ chó bị bệnh Care. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp sự hỗ trợ chăm sóc, đề xuất liệu pháp điều trị, và tư vấn cách giữ cho các chó khác an toàn.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức, dưới đây là một số biện pháp tạm thời:
- Cách ly chó: Để tránh lây nhiễm cho chó khác, hãy cách ly chó trong một khu vực riêng biệt.
- Duy trì sự sạch sẽ: Lau chùi và vệ sinh khu vực cách ly thường xuyên. Sử dụng chất khử trùng để lau chùi khu vực chó tiếp xúc.
- Cung cấp nước sạch: Đảm bảo chó luôn có nước sạch để uống.
- Cho ăn đúng cách: Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Có thể tham khảo ý kiến từ các diễn đàn chăm sóc chó hoặc sách về chăm sóc chó để biết thêm chi tiết.
- Hỗ trợ triệu chứng: Cung cấp các loại thuốc giảm đau và hạ sốt (như paracetamol dành cho chó) sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia. Không bao giờ tự ý cho chó dùng thuốc dành cho người mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Quy trình điều trị
- Cách ly chó bệnh ra khỏi môi trường chung để tránh lây nhiễm cho chó khác.
- Giữ chó trong môi trường sạch sẽ, ấm áp.
- Thường xuyên lau sạch nước mắt và nước mũi.
Dùng thuốc chống Virus và kháng viêm
- Ribavirin: Tiêm dưới da ở vùng da ở cổ, 2ml mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.
- Cefoperazone: Thuốc kháng sinh thế hệ 3. Tiêm dưới da sau khi pha với 4ml nước diệt khuẩn cho 1g thuốc, một nửa mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.
Kháng vi khuẩn
- Lựa chọn từ các thuốc như: Vime-Tobra, Amoxi 15% LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%.
- Sử dụng kết hợp với Vitamin C, B. complex fortified và các thuốc bổ dưỡng khác.
- Truyền dịch Glucose 5% để bổ sung nước và chất điện giải.
- Đồng thời phòng ngừa phụ nhiễm vi khuẩn, thường với Bordetella bronchiseptica. Phòng ngừa bằng liệu trình kháng khuẩn phổ rộng và thuốc long đờm hoặc khí dung hóa. Lựa chọn kháng vi khuẩn đầu tiên tốt cho viêm phổi/ phế quản bao gồm Ampicillin, Tetracycline, và Chloramphenicol.
Điều trị triệu chứng
- Chống nôn và bổ sung điện giải: Tiêm thuốc chống nôn và dùng dung dịch Lactated Ringer. Nên được đưa vào đường tĩnh mạch hay dưới da. Phụ thuộc vào tình trạng mất nước của chó bệnh. Hoặc dùng Conyzoides lỏng (không dùng Conyzoides dạng nước, vì quá đắng, chó không kích ứng tiêu hóa), dùng một lượng nhỏ là đủ, dùng 2 lần/ngày.
- Chống rối loạn thần kinh: Sử dụng Dexamethasone kiểm soát co giật được tốt nhất (2,2 mg/kg, tiêm mạch máu). Hoặc Diazepam tiêm tĩnh mạch (0,5 đến 2 mg/kg, đặt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch chậm).
- Điều trị ho và hen suyễn: Sử dụng thuốc trung y dạng siro. Cho uống 3 lần/ngày.
- Chống nôn thức ăn: Nếu chó không có cảm giác ngon miệng thì nấu chó cho ăn. Cháo bao gồm rau trộn, thịt băm nhỏ. Tốt nhất là không nên cho gan vào. Sau đó đổ vào miệng chó. Nếu không cách nào ăn vào hoặc vừa ăn vào liền nôn ra nên truyền dịch Inosine kết hợp với 10% glucose và vitamin C.
Tăng cường miễn dịch
- Sử dụng huyết thanh, Immunoglobulin, Thymosin.
- Viên nang hoặc thuốc viên có thể được sử dụng kết hợp. Dùng nước ấm hòa tan. Nếu dùng thuốc viên, một gói phân thành hai lần uống, dùng nước hòa tan.
Kinh nghiệm dân gian
Cây cỏ hôi được sử dụng làm cách chăm sóc chó bị Care từ dân gian rất hiệu quả. Cây có tên khoa học là Chromolaena Odorata. Cây thuộc Họ Cúc Asteraceae. Hay còn được gọi là cây phân xanh, phân hôi,bông bay, cây cứt lợn, cộng sản, bớp bớp, cỏ lào, yên bạch… Tùy theo từng vùng miền mà có những tên gọi khác nhau. Theo Đông y có thể gọi tên Phi Cơ Thảo hoặc Hương Trạch Lan.
Sử dụng một vài lá cỏ hôi về rửa sạch, để ráo nước. Nên lấy phần ngọn non. Sau đó đem xay nhuyễn lấy nước trộn với lòng đỏ trứng gà. Sau đó cho chó con uống đều đặn ngày 2 lần. Nếu chó con không tự uống được, bạn có thể sử dụng xilanh để bơm trực tiếp vào miệng cho chúng. Kiên trì thực hiện trong vài ngày, chó sẽ giảm tình trạng tiêu chảy và dần hồi phục.
- Sử dụng lá cỏ hôi (Chromolaena Odorata) sau khi rửa sạch.
- Xay nhuyễn và trộn với lòng đỏ trứng gà.
- Uống 2 lần/ngày.
Cách phòng tránh bệnh Care ở chó
Bệnh Care ở chó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh là một bước quan trọng để bảo vệ chó của bạn. Hãy tuân thủ lịch tiêm phòng và duy trì một môi trường sạch sẽ để giữ cho chó của bạn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.
Miễn dịch truyền từ chó mẹ sang con
- Khi chó con mới sinh: chúng nhận được một lượng lớn kháng thể từ mẹ thông qua sữa non. Tuy nhiên, miễn dịch này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.
- Thống kê khoa học: 3% kháng thể truyền qua tử cung và 97% truyền qua sữa non. Miễn dịch này sẽ giảm mạnh sau 8,4 ngày và chó con chỉ còn bảo vệ trong khoảng 1-4 tuần nếu chưa tiếp tục tiêm phòng.
Tiêm phòng bệnh Vaccine đầy đủ
Để đảm bảo miễn dịch lâu dài, cần được tiêm phòng cho chó đúng lịch và đúng cách. Lưu ý:
- Chó con nên tiêm phòng lần đầu từ 8-16 tuần tuổi.
- Tiêm phòng nhắc lại hàng năm giúp tăng cường miễn dịch.
- Sử dụng vaccin chứa virus nhược độc cho sự bảo vệ tốt nhất.
- Thuốc tiêm vào mạch máu cần ít nhất 2 ngày trước khi phơi nhiễm; dưới da thì cần 5 ngày.
Kiểm soát môi trường sống
- Môi trường sống sạch sẽ giảm nguy cơ phơi nhiễm.
- Biện pháp: Vệ sinh chuồng trại và khu vực thả chó định kỳ. Hạn chế tiếp xúc giữa chó khỏe mạnh và chó bị nhiễm bệnh. Chó bị nhiễm bệnh cần được cách ly ngay lập tức.
Thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế lây truyền và biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho chó cưng và đồng thời tạo ra một môi trường sống lành mạnh, an toàn cho chúng. Nhớ rằng việc nắm vững kiến thức và áp dụng đúng đắn là chìa khóa để đối phó với “bệnh care ở chó”. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu và cập nhật thông tin, giúp “chó bị care” trở thành câu chuyện quá khứ. Hãy đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho những người bạn nhỏ bé, trung thành và yêu thương bạn không điều kiện.
4.7/5 - (12 bình chọn)Từ khóa » Ca Rê ở Chó
-
Bệnh Care ở Chó - Căn Bệnh Virus Nguy Hiểm Gây Chết Chó Hàng Loạt
-
Bệnh Care ở Chó: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Triệt để.
-
Chó Bị Care Có Sống Không? Trả Lời A-Z Câu Hỏi Về Bệnh Care - VuiPet
-
Bệnh Care Chó – Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh Care Ở Chó: Triệu Chứng Và Phương Pháp Chẩn Đoán
-
Bệnh Care ở Chó Có Lây Sang Người Không?
-
Bệnh Care ở Chó: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Care ở Chó (Bệnh Sài Sốt) - Thuốc Thú Y - Marphavet
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Ca-rê ở Chó - Royal Canin
-
[Mới Nhất] #5 Cách điều Trị Bệnh Care ở Chó Chi Tiết Từ A - Z - Kimi Pet
-
Chó Bị Care, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng, Điều Trị
-
Bệnh Care Ở Chó - Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Triệu Chứng
-
Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán Bệnh Care ở Chó (Febris Catarrhalis ...