Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ - Benh Vien 108
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Bệnh đái tháo đường thai kỳ 03:16 PM 24/04/2018 Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai, không loại trừ khả năng có ĐTĐ từ trước mà chưa được chẩn đoán. Ngày nay, ĐTĐ thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, ĐTĐ type 2 ở người trẻ và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ. 1. Thời điểm nào cần tầm soát ĐTĐ thai kỳ? Đối với những thai phụ có yếu tố nguy có cao: Tuổi > 35, béo phì, có tiền sử bị ĐTĐ thai kỳ, sinh con to > 4kg, buồng trứng đa nang, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, có tiền sử gia đình bị ĐTĐ, đường niệu (+) thì nên được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh ĐTĐ thai kỳ từ lần khám thai đầu tiên. Nếu xét nghiệm ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như người bình thường (bỏ tiêu chẩn về HbA1C). Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán ĐTĐ thực sự (bền vữngt) đối với thai phụ có ĐTĐ thai kỳ sau khi sinh từ 4 – 12 tuần (áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như người bình thường). Ở phụ nữ có ĐTĐ thai kỳ nên xét nghiệm để phát hiện sự tiến triển của ĐTĐ hay tiền ĐTĐ ít nhất mỗi 3 năm/lần. 2. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ như thế nào? Có hai phương pháp chẩn đoán: Phương pháp 1: Một bước: Dùng nghiệm pháp dung nạp 75g đường glucose uống. Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng khi thai phụ đã nhịn ăn được 8 giờ. Đo nồng độ đường huyết tại các thời điểm lúc đói (trước uống đường), và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau uống đường. Kết quả chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có 2/3 mẫu máu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Đường máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/l (92 mg/dl) Đường máu ở thời điểm 1 giờ ≥ 10 mmol/l (180 mg/dl) Đường máu ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl) Phương pháp 2: Hai bước - Bước 1: Uống 50g glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ sau uống đường, nếu kết quả thu được ≥ 7,2 mmol/l thì làm tiếp bước thứ 2. - Bước 2: Bệnh nhân nhịn đói 8 giờ, uống 100g glucose pha trong 250-300ml nước. Đo mức glucose huyết tại các thời điểm: Lúc đói, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau uống đường. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có 2/4 mẫu máu thỏa mãn các yêu cầu sau: 3. Thai nhi của các thai phụ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ gì? 3.1. Các dị tật bẩm sinh Nếu người mẹ không được kiểm soát tốt đường huyết thì thai nhi có nguy cơ cao bị mắc các dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ này là 6-12% ở các bà mẹ không được kiểm soát đường huyết tốt. Các dị tật có thể gặp phải: Dị tật ở hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)…. 3.2. Thai to trên 4000g hoặc thai kém phát triển 3.3. Đa ối 3.4. Xảy thai hoặc thai chết lưu 4. Điều trị ĐTĐ thai kỳ như thế nào? 4.1. Mục tiêu kiểm soát đường huyết - Các bệnh nhân này phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. - Đường huyết lúc đói < 5,8 mmo/l, đường huyết 1 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2 mmol/l. Không nên để mức đường huyết lúc đói thấp < 3,4 mmol/l. 4.2. Dinh dưỡng điều trị - Tổng số năng lượng mỗi ngày dành cho bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ được tính dựa trên cân nặng lý tưởng. Tổng số năng lượng mỗi ngày là 30 Kcal/kg. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ: 0,45kg/mỗi tháng trong quý đầu, 0,2 - 0,35 kg/mỗi tuần trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ. - Tổng số năng lượng trong cả ngày nên chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn quá nhiều carbon hydrat vào bữa sáng. 4.3. Điều trị bằng thuốc; - Cho đến nay Insulin human là thuốc duy nhất được FDA công nhận cho điều trị ĐTĐ thai kỳ. - Các bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ cần đo đường huyết 4- 6 lần/ngày (vào trước bữa ăn, 2h sau ăn và trước khi đi ngủ). Cần liên hệ với bác sỹ ngay khi đường huyết cao hoặc thấp hơn bình thường. Tóm lại, những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao cần được tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên, những thai phụ chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó cần được tầm soát ĐTĐ thai kỳ từ tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Những bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ cần đươc kiểm soát đường huyết chặt chẽ và theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi để phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng để có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả. BS. Đặng Thị Huệ Khoa Quốc tế - Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Chẩn đoán Tiểu đường Thai Kỳ
-
Các Xét Nghiệm Cần Làm để Chẩn đoán đái Tháo đường Thai Kỳ
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ Thường được Chẩn đoán Trong Giai đoạn Nào ...
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
-
Góc Tư Vấn: Tiểu đường Thai Kỳ Có Chỉ Số Glucose Là Bao Nhiêu?
-
Đái Tháo đường Trong Thai Kỳ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cập Nhật Chẩn đoán đái Tháo đường Thai Kỳ 2019
-
Cập Nhật Chẩn đoán Và điều Trị đái Tháo đường Thai Kì
-
[PDF] HƯỚNG DẪN QUỐC GIA DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT ĐÁI THÁO ...
-
[PDF] ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ: CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
-
Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ - Mẹ Bầu Nào Cũng Cần Nắm Rõ - Procare
-
Nghiệm Pháp Dung Nạp đường Huyết Chẩn đoán đái Tháo đường ...
-
Xét Nghiệm Tiểu đường Thai Kỳ Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ - Chẩn đoán Và điều Trị Sớm để Ngừa Biến ...